Tiền Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, là nơi nối liền các trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại và các khu công nghiệp lớn giữa thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh miền tây. Cho nên, hoạt động giao thông vận tải ở đây khá phát triển mạng lưới giao thông. Toàn tỉnh hiện có: 7.027 km giao thông đường bộ; trong đó, mạng lưới đường xã, giao thông nông thôn toàn tỉnh có 4.328 tuyến với tổng chiều dài 5.393 km chiếm 76,74% tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh. Mật độ mạng lưới đường đạt khoảng 2,81 km/km2 và 4,2km/1.000 dân. Về chất lượng đường, mặt đường bê tông nhựa chiếm 6,84%; đường bê tông xi măng chiếm 31,13%; láng nhựa chiếm 20,70%; mặt đường cấp phối chiếm tỷ lệ 20,07%; còn lại tỷ lệ đường đất là 21,26%1.
Những năm qua, trên cơ sở thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ về đấu tranh phòng ngừa tai nạn giao thông như: Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh Tiền Giang đã kết hợp cùng với các lực lượng nghiệp vụ khác tiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông nói chung, tai nạn giao thông xảy ra ở địa bàn nông thôn nói riêng và thu được nhiều kết quả nhất định. Bước đầu đã tạo ra được những chuyển biến đáng kể về nhận thức và ý thức đối với những người tham gia giao thông ở nông thôn.
Lực lượng CSGT Công an Tiền Giang đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các Ban ngành liên quan đề ra những chủ trương, biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa TNGT đường bộ trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn. Bước đầu đã huy động được sự ủng hộ, đồng tình của toàn xã hội, sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác phòng ngừa. Lực lượng CSGT đường bộ Công an Tiền Giang đã có bước trưởng thành đáng kể về lực lượng, chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ trong công tác phòng ngừa TNGT đường bộ. Đồng thời, không ngừng được hiện đại hóa cải tiến, đổi mới cho phù hợp với tình hình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn nông thôn tỉnh Tiền Giang trong thời gian gần đây vẫn diễn biến phức tạp đang là vấn đề khó khăn đặt ra đối với công tác phòng ngừa của các lực lượng chức năng. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 2.284 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 1.159 người, bị thương 2.112 người, thiệt hại tài sản khoảng 4,843 tỉ đồng. Trong đó TNGT đường bộ xảy ra trên các tuyến huyện lộ 282 vụ, chết 104 người bị thương 340 người. Tuyến đường giao thông nông thôn là 129 vụ, làm chết 48 người, bị thương 151 người, thiệt hại trên 100 tỉ đồng. Phương tiện chính gây TNGT trên các tuyến đường nông thôn là xe gắn máy, chiếm 78% tổng số vụ tai nạn, do ô tô chiếm 17%, còn lại là do các phương tiện khác như xe đạp, người đi bộ. Hình thức TNGT đường bộ chủ yếu trên các tuyến đường giao thông nông thôn là tai nạn giữa xe gắn máy với xe gắn máy, tiếp đó là xe gắn máy với ô tô, xe gắn máy với xe thô sơ, đây là các hình thức hay xảy ra nhất trên các tuyến đường giao thông nông thôn.Tỷ lệ tai nạn giữa hai phương tiện đi ngược chiều chiếm tỷ lệ là 81,5%. Tiếp đến là TNGT liên quan đến người đi bộ và do hai phương tiện đi cùng chiều 11,3%. Bên cạnh đó còn có TNGT xảy ra là do đâm vào vật cố định bên đường và tai nạn xảy ra tại các điểm giao cắt2.
Công tác phòng ngừa làm giảm tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở địa bàn nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông còn hạn chế, như:
- Công tác phối hợp trong phòng ngừa TNGT xảy ra ở địa bàn nông thôn: Cơ chế phối hợp và hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trực tiếp tham gia vào công tác phòng ngừa là chưa cao, nhất là sự phối hợp giữa lực lượng CSGT với lực lượng Công an cấp cơ sở, như quân số mỏng, trang thiết bị phương tiện ở cấp cơ sở còn hạn chế.
- Công tác điều tra cơ bản:Công tác điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa TNGT đường bộ trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn vẫn chưa được quan tâm, hồ sơ điều tra cơ bản chủ yếu vẫn là các tuyến lớn, trung tâm ở nội thành, các tuyến quốc lộ mà chưa mở rộng ra các tuyến ở địa bàn cơ sở. Từ năm 2012 đến năm 2016, lực lượng CSGT chỉ lập hồ sơ ĐTCB 48 tuyến đường liên xã thường xảy ra TNGT, trong đó có 18 tuyến đường và vị trí do cấp huyện đảm trách, 30 tuyến đường còn lại do cấp xã đảm trách dẫn đến chưa thu được kết quả trong phòng ngừa tai nạn.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông: Trong 5 năm qua, lực lượng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang đã tổ chức tuyên truyền được 757 cuộc tại các điểm trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp... trên địa bàn nông thôn với hơn 1.910 lượt người tham gia, dán 15 áp phích, lắp 43 pano, treo 31 băng rôn tuyên truyền. Tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh được 193 cuộc, kết hợp phát 1.250 tờ rơi, tờ bướm, 265 mũ bảo hiểm, 800 tài liệu về luật giao thông đường bộ. Qua đó cho thấy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông ở địa bàn nông thôn chưa được tiến hành một cách thường xuyên và sâu rộng, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa phong phú, sinh động. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về TTATGT chưa được quan tâm đúng mức, chỉ mới tập trung tuyên truyền cho các khu vực đông dân cư còn các thôn, vùng sâu, vùng xa chưa cử cán bộ đến tuyên truyền; việc tuyên truyền trên các đường liên thôn, liên xã vẫn chưa được thực hiện.
- Công tác TTKS và xử lý VPHC về TTATGT: Từ năm 2012 đến năm 2016, lực lượng CSGT đường bộ Công an Tiền Giang đã tổ chức 2.183 ca TTKS trên các tuyến giao thông thuộc địa bàn nông thôn, với 11.397 lượt CBCS tham gia, trong đó có 1.383 lượt tuần tra cơ động chiếm tỉ lệ 62,39% trên tổng số lượt và 800 kiểm tra tại chốt trạm chiếm tỉ lệ 37,6% trên tổng số lượt. Qua TTKS lực lượng CSGT toàn tỉnh đã xử phạt 23.710 vụ vi phạm hành chính về TTATGT. Tuy nhiên, Công tác TTKS và xử lý vi phạm về TTATGT chưa đáp ứng được yêu cầu, việc bỏ lọt các hành vi vi phạm TTATGT vẫn còn xảy ra, có rất nhiều hành vi vi phạm nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra TNGT như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ; không đội mũ bảo hiểm; xe mô tô chở quá số người quy định; điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng... vẫn chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Công tác điều tra giải quyết TNGT ở địa bàn nông thôn: Từ năm 2012 - 2016, lực lượng CSGT Công an Tiền Giang đã lập hồ sơ xử lý 581 vụ tai nạn giao thông; chuyển cho lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH 53 vụ, xử lý hành chính 392 vụ. Tuy nhiên, số vụ TNGT không rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao là 136 (chiếm 15,98%). Nhiều cán bộ Công an còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt các lực lượng Công an xã chưa được tập huấn hoặc chỉ tập huấn đào tạo qua các khóa ngắn hạn về nghiệp vụ nên dẫn đến nhiều vụ TNGT không cấp cứu kịp thời nạn nhân, công tác bảo vệ hiện trường còn quá yếu dẫn đến việc điều tra kéo dài gây khó khăn cho việc kết luận và xử lý vụ tai nạn.
Qua nghiên cứu thực tiễn công tác phòng ngừa TNGT ở địa bàn nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thấy nổi lên một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như sau:
- Nguyên nhân liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông: Địa hình nông thôn tỉnh Tiền Giang phần lớn là đồng bằng, thấp, dễ lún, kết cấu mặt đường dễ bị hư hỏng, xuống cấp, hàng năm lại có lụt kéo dài gây ngập đường giao thông. Kinh phí đầu tư lớn cho việc gia cố nền móng. Hơn nữa, các tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã thường xa, kinh phí đầu tư lớn nhưng lại phục vụ được số ít người dân. Việc huy động vốn làm đường giao thông nông thôn còn khó khăn, khả năng thu hồi chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, các tuyến đường thôn, xã không đủ khả năng để bảo dưỡng, sửa chữa. Hiện nay phần lớn các tuyến giao thông nông thôn được bê tông hoặc nhựa hóa, nhưng hệ thống cọc tiêu, biển báo, vạch báo hiệu, các điều kiện về công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông.
- Nguyên nhân liên quan đến người điều khiển phương tiện: Trước hết phải khẳng định rằng ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông ở nông thôn còn kém, chưa thật sự tự giác. Nhóm vi phạm nhiều nhất là người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, chở quá số người quy định, vi phạm quy tắc tránh vượt, lấn phần đường, điều khiển phương tiện khi đã có sử dụng rượu, bia… đây là những nguyên nhân trực tiếp tiềm ẩn, chủ yếu gây ra các vụ TNGT trong thời gian qua.
- Nguyên nhân liên quan đến đội ngũ cán bộ làm công tác phòng ngừa; về kinh phí, trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phòng ngừa. Đội ngũ cán bộ CSGT phụ trách công tác điều tra TNGT ở cấp huyện đang thiếu, cần bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ, nhiều đơn vị còn bố trí cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả công tác chưa cao. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng ngừa vừa thiếu lại vừa lạc hậu nhất là đối với cấp huyện; kinh phí cho công tác phòng ngừa chưa được coi trọng, việc đầu tư kinh phí cho công tác này còn hạn chế…
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác làm giảm TNGT xảy ra ở khu vực nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới, theo chúng tôi cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông nông thôn
- Về nội dung: Tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật phải chuyển tải đến đối tượng tham gia giao thông nông thôn các kiến thức pháp luật về TTATGT, các quy tắc về ATGT, nội dung cơ bản các Nghị định của chính phủ, các chế tài sẽ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về ATGT, tuyên truyền về kỹ năng xử lý các tình huống, nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tuyên truyền phải đúng đối tượng, đúng thành phần.
- Về hình thức, biện pháp tuyên truyền: Lực lượng Cảnh sát giao thông cần phối hợp với lực lượng Công an xã phối hợp với các tổ chức liên quan tăng cường tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông. Thiết kế các khẩu hiệu an toàn giao thông, đưa tuyên truyền ATGT lên đài phát thanh xã, đưa chương trình giáo dục ATGT vào trong trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn địa phương phụ trách.
Thứ hai, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính ở khu vực nông thôn
Công tác TTKS và xử lý VPHC về TTATGT ở địa bàn nông thôn cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và trong một thời gian dài chứ không chỉ dừng lại ở các đợt ra quân, các tháng cao điểm về giữ gìn TTATGT và thực hiện ở những thời gian thường xảy ra TNGT. Muốn vậy thì lãnh đạo Công an, chỉ huy các đơn vị CSGT phải thường xuyên quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo đơn vị làm tốt công tác TTKS và xử lý vi phạm. Tập trung TTKSGT ở những địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn. Công an huyện, thị phối hợp với các ngành liên quan tăng cường tuần tra kiểm soát ở khu vực liên quan, huy động lực lượng Công an xã làm nòng cốt và tiến hành xử lý chéo giữa các địa bàn.
Phối hợp với lực lượng Công an xã, lực lượng thanh niên, tổ tự quản thường xuyên tuần tra kiểm soát các điểm thường xảy ra tai nạn ở các tuyến đường GTNT và lập danh sách những đối tượng thanh niên thường xuyên lái xe lạng lách, đánh võng để giáo dục, ngăn ngừa tai nạn xảy ra.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác điều tra tai nạn giao thông
- Thực hiện nghiêm Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Việc tiếp nhận tin báo, tố giác về TNGT xảy ra ở địa bàn nông thôn, những thông tin này cần phải được phân loại, xử lý kịp thời để phục vụ cho công tác chỉ đạo hoạt động điều tra. Việc phân công, bố trí lực lượng đến hiện trường vụ TNGT cần được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công an để đảm bảo thống nhất trên toàn tỉnh.
- Ban chỉ huy phải trực tiếp nghe báo cáo hoặc tham dự các buổi họp án để nắm tình hình, tiến độ và kết quả điều tra; lắng nghe những ý kiến của cán bộ điều tra để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu thực tế công tác phòng ngừa, điều tra.
- Phải kiên quyết đưa ra xử lý hình sự đối với những vụ TNGT có dấu hiệu của tội phạm. Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh theo pháp luật”. Cần phải chấm dứt tình trạng lạm dụng quy định tại Điều 108 Bộ luật TTHS để ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với những vụ TNGT đường bộ có dấu hiệu của tội phạm khi các bên có liên quan trong vụ tai nạn đã tự nguyện thỏa thuận đền bù và làm đơn xin bãi nại.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản, nhằm nắm tình hình có liên quan, tham mưu các cấp lãnh đạo về hoạt động phòng ngừa và kéo giảm tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn tỉnh
Để phục vụ cho hoạt động phòng ngừa TNGT xảy ra trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn tỉnh thì công tác điều tra cơ bản cần xác định được đặc điểm, vị trí địa lí, địa hình của các tuyến đường; những số liệu về cơ sở hạ tầng, chú ý những bất cập, thiếu hợp lý trong bố trí cơ sở hạ tầng có thể là nguyên nhân gây tai nạn. Hiện nay, số hồ sơ điều tra cơ bản mà lực lượng CSGT tỉnh Tiền Giang tiến hành xây dựng, quản lý vẫn còn hạn chế so với yêu cầu thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần chủ động xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản, khảo sát tuyến; kế hoạch điều tra phải chỉ rõ nội dung, yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện; thời gian, phương pháp thực hiện; địa điểm, phương tiện tiến hành; đối tượng, lực lượng nghiệp vụ có liên quan, mở thêm hồ sơ điều tra cơ bản các tuyến giao thông ở các địa bàn nông thôn phục vụ tốt việc thực hiện công tác tham mưu, góp phần phòng ngừa TNGT trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn tỉnh Tiền Giang.
Thứ năm, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra tai nạn giao thông đây là một trong những nhân tố rất quan trọng để quyết định công tác này đạt được hiệu quả cao hay không. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác điều tra tai nạn giao thông phải nhận thức đúng về vai trò của công tác do mình đảm nhận, không coi hoạt động này như một hoạt động hành chính đơn thuần mà phải chủ động nắm vững kiến thức về pháp luật giao thông các văn bản pháp luật khác có liên quan đến những hoạt động này.
Tóm lại, phòng ngừa TNGT nói chung và tai nạn giao thông trên các tuyến ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của các ngành, các cấp, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết khoa học trong và ngoài ngành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa TNGT xảy ra ở các tuyến giao thông trên địa bàn nông thôn ở những góc độ khác nhau. Bài viết này lần đầu tiên nghiên cứu về công tác phòng ngừa TNGT trên các tuyến ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đây là một trong những địa bàn có nhiều đặc thù khác với nhiều vùng miền khác của đất nước. Vì vậy, các giải pháp mà đề tài đưa ra tuy có những nét chung ở cấp độ vĩ mô, nhưng vẫn mang dấu ấn, đặc điểm áp dụng cho địa bàn tỉnh Tiền Giang.
------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công an (2011), Thông tư số 76/2011/TT-BCA ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
2. Bộ Công an (2012), Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ, Hà Nội.
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp lực lượng CSGT đường bộ tham gia TTKS TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết.
4. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang, Báo cáo Tổng kết các năm từ 2012 - 2016.
Những năm qua, trên cơ sở thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Thủ tướng chính phủ về đấu tranh phòng ngừa tai nạn giao thông như: Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh Tiền Giang đã kết hợp cùng với các lực lượng nghiệp vụ khác tiến hành nhiều biện pháp để phòng ngừa, làm giảm tai nạn giao thông nói chung, tai nạn giao thông xảy ra ở địa bàn nông thôn nói riêng và thu được nhiều kết quả nhất định. Bước đầu đã tạo ra được những chuyển biến đáng kể về nhận thức và ý thức đối với những người tham gia giao thông ở nông thôn.
Lực lượng CSGT Công an Tiền Giang đã tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các Ban ngành liên quan đề ra những chủ trương, biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa TNGT đường bộ trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn. Bước đầu đã huy động được sự ủng hộ, đồng tình của toàn xã hội, sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác phòng ngừa. Lực lượng CSGT đường bộ Công an Tiền Giang đã có bước trưởng thành đáng kể về lực lượng, chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ trong công tác phòng ngừa TNGT đường bộ. Đồng thời, không ngừng được hiện đại hóa cải tiến, đổi mới cho phù hợp với tình hình.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn nông thôn tỉnh Tiền Giang trong thời gian gần đây vẫn diễn biến phức tạp đang là vấn đề khó khăn đặt ra đối với công tác phòng ngừa của các lực lượng chức năng. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang cho thấy, từ năm 2012 đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra 2.284 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 1.159 người, bị thương 2.112 người, thiệt hại tài sản khoảng 4,843 tỉ đồng. Trong đó TNGT đường bộ xảy ra trên các tuyến huyện lộ 282 vụ, chết 104 người bị thương 340 người. Tuyến đường giao thông nông thôn là 129 vụ, làm chết 48 người, bị thương 151 người, thiệt hại trên 100 tỉ đồng. Phương tiện chính gây TNGT trên các tuyến đường nông thôn là xe gắn máy, chiếm 78% tổng số vụ tai nạn, do ô tô chiếm 17%, còn lại là do các phương tiện khác như xe đạp, người đi bộ. Hình thức TNGT đường bộ chủ yếu trên các tuyến đường giao thông nông thôn là tai nạn giữa xe gắn máy với xe gắn máy, tiếp đó là xe gắn máy với ô tô, xe gắn máy với xe thô sơ, đây là các hình thức hay xảy ra nhất trên các tuyến đường giao thông nông thôn.Tỷ lệ tai nạn giữa hai phương tiện đi ngược chiều chiếm tỷ lệ là 81,5%. Tiếp đến là TNGT liên quan đến người đi bộ và do hai phương tiện đi cùng chiều 11,3%. Bên cạnh đó còn có TNGT xảy ra là do đâm vào vật cố định bên đường và tai nạn xảy ra tại các điểm giao cắt2.
Công tác phòng ngừa làm giảm tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở địa bàn nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông còn hạn chế, như:
- Công tác phối hợp trong phòng ngừa TNGT xảy ra ở địa bàn nông thôn: Cơ chế phối hợp và hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trực tiếp tham gia vào công tác phòng ngừa là chưa cao, nhất là sự phối hợp giữa lực lượng CSGT với lực lượng Công an cấp cơ sở, như quân số mỏng, trang thiết bị phương tiện ở cấp cơ sở còn hạn chế.
- Công tác điều tra cơ bản:Công tác điều tra cơ bản phục vụ phòng ngừa TNGT đường bộ trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn vẫn chưa được quan tâm, hồ sơ điều tra cơ bản chủ yếu vẫn là các tuyến lớn, trung tâm ở nội thành, các tuyến quốc lộ mà chưa mở rộng ra các tuyến ở địa bàn cơ sở. Từ năm 2012 đến năm 2016, lực lượng CSGT chỉ lập hồ sơ ĐTCB 48 tuyến đường liên xã thường xảy ra TNGT, trong đó có 18 tuyến đường và vị trí do cấp huyện đảm trách, 30 tuyến đường còn lại do cấp xã đảm trách dẫn đến chưa thu được kết quả trong phòng ngừa tai nạn.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông: Trong 5 năm qua, lực lượng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang đã tổ chức tuyên truyền được 757 cuộc tại các điểm trường học, cơ quan hành chính sự nghiệp... trên địa bàn nông thôn với hơn 1.910 lượt người tham gia, dán 15 áp phích, lắp 43 pano, treo 31 băng rôn tuyên truyền. Tuyên truyền lưu động bằng loa phát thanh được 193 cuộc, kết hợp phát 1.250 tờ rơi, tờ bướm, 265 mũ bảo hiểm, 800 tài liệu về luật giao thông đường bộ. Qua đó cho thấy, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông ở địa bàn nông thôn chưa được tiến hành một cách thường xuyên và sâu rộng, hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, chưa phong phú, sinh động. Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật về TTATGT chưa được quan tâm đúng mức, chỉ mới tập trung tuyên truyền cho các khu vực đông dân cư còn các thôn, vùng sâu, vùng xa chưa cử cán bộ đến tuyên truyền; việc tuyên truyền trên các đường liên thôn, liên xã vẫn chưa được thực hiện.
- Công tác TTKS và xử lý VPHC về TTATGT: Từ năm 2012 đến năm 2016, lực lượng CSGT đường bộ Công an Tiền Giang đã tổ chức 2.183 ca TTKS trên các tuyến giao thông thuộc địa bàn nông thôn, với 11.397 lượt CBCS tham gia, trong đó có 1.383 lượt tuần tra cơ động chiếm tỉ lệ 62,39% trên tổng số lượt và 800 kiểm tra tại chốt trạm chiếm tỉ lệ 37,6% trên tổng số lượt. Qua TTKS lực lượng CSGT toàn tỉnh đã xử phạt 23.710 vụ vi phạm hành chính về TTATGT. Tuy nhiên, Công tác TTKS và xử lý vi phạm về TTATGT chưa đáp ứng được yêu cầu, việc bỏ lọt các hành vi vi phạm TTATGT vẫn còn xảy ra, có rất nhiều hành vi vi phạm nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra TNGT như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ; không đội mũ bảo hiểm; xe mô tô chở quá số người quy định; điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng... vẫn chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.
- Công tác điều tra giải quyết TNGT ở địa bàn nông thôn: Từ năm 2012 - 2016, lực lượng CSGT Công an Tiền Giang đã lập hồ sơ xử lý 581 vụ tai nạn giao thông; chuyển cho lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH 53 vụ, xử lý hành chính 392 vụ. Tuy nhiên, số vụ TNGT không rõ nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao là 136 (chiếm 15,98%). Nhiều cán bộ Công an còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt các lực lượng Công an xã chưa được tập huấn hoặc chỉ tập huấn đào tạo qua các khóa ngắn hạn về nghiệp vụ nên dẫn đến nhiều vụ TNGT không cấp cứu kịp thời nạn nhân, công tác bảo vệ hiện trường còn quá yếu dẫn đến việc điều tra kéo dài gây khó khăn cho việc kết luận và xử lý vụ tai nạn.
Qua nghiên cứu thực tiễn công tác phòng ngừa TNGT ở địa bàn nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang, chúng tôi thấy nổi lên một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế như sau:
- Nguyên nhân liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông: Địa hình nông thôn tỉnh Tiền Giang phần lớn là đồng bằng, thấp, dễ lún, kết cấu mặt đường dễ bị hư hỏng, xuống cấp, hàng năm lại có lụt kéo dài gây ngập đường giao thông. Kinh phí đầu tư lớn cho việc gia cố nền móng. Hơn nữa, các tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã thường xa, kinh phí đầu tư lớn nhưng lại phục vụ được số ít người dân. Việc huy động vốn làm đường giao thông nông thôn còn khó khăn, khả năng thu hồi chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, các tuyến đường thôn, xã không đủ khả năng để bảo dưỡng, sửa chữa. Hiện nay phần lớn các tuyến giao thông nông thôn được bê tông hoặc nhựa hóa, nhưng hệ thống cọc tiêu, biển báo, vạch báo hiệu, các điều kiện về công tác bảo đảm TTATGT còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây mất an toàn giao thông.
- Nguyên nhân liên quan đến người điều khiển phương tiện: Trước hết phải khẳng định rằng ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông ở nông thôn còn kém, chưa thật sự tự giác. Nhóm vi phạm nhiều nhất là người điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, chở quá số người quy định, vi phạm quy tắc tránh vượt, lấn phần đường, điều khiển phương tiện khi đã có sử dụng rượu, bia… đây là những nguyên nhân trực tiếp tiềm ẩn, chủ yếu gây ra các vụ TNGT trong thời gian qua.
- Nguyên nhân liên quan đến đội ngũ cán bộ làm công tác phòng ngừa; về kinh phí, trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phòng ngừa. Đội ngũ cán bộ CSGT phụ trách công tác điều tra TNGT ở cấp huyện đang thiếu, cần bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ, nhiều đơn vị còn bố trí cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả công tác chưa cao. Trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng ngừa vừa thiếu lại vừa lạc hậu nhất là đối với cấp huyện; kinh phí cho công tác phòng ngừa chưa được coi trọng, việc đầu tư kinh phí cho công tác này còn hạn chế…
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác làm giảm TNGT xảy ra ở khu vực nông thôn của lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới, theo chúng tôi cần tiến hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông nông thôn
- Về nội dung: Tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luật phải chuyển tải đến đối tượng tham gia giao thông nông thôn các kiến thức pháp luật về TTATGT, các quy tắc về ATGT, nội dung cơ bản các Nghị định của chính phủ, các chế tài sẽ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về ATGT, tuyên truyền về kỹ năng xử lý các tình huống, nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Tuyên truyền phải đúng đối tượng, đúng thành phần.
- Về hình thức, biện pháp tuyên truyền: Lực lượng Cảnh sát giao thông cần phối hợp với lực lượng Công an xã phối hợp với các tổ chức liên quan tăng cường tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông. Thiết kế các khẩu hiệu an toàn giao thông, đưa tuyên truyền ATGT lên đài phát thanh xã, đưa chương trình giáo dục ATGT vào trong trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn địa phương phụ trách.
Thứ hai, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính ở khu vực nông thôn
Công tác TTKS và xử lý VPHC về TTATGT ở địa bàn nông thôn cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và trong một thời gian dài chứ không chỉ dừng lại ở các đợt ra quân, các tháng cao điểm về giữ gìn TTATGT và thực hiện ở những thời gian thường xảy ra TNGT. Muốn vậy thì lãnh đạo Công an, chỉ huy các đơn vị CSGT phải thường xuyên quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo đơn vị làm tốt công tác TTKS và xử lý vi phạm. Tập trung TTKSGT ở những địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn. Công an huyện, thị phối hợp với các ngành liên quan tăng cường tuần tra kiểm soát ở khu vực liên quan, huy động lực lượng Công an xã làm nòng cốt và tiến hành xử lý chéo giữa các địa bàn.
Phối hợp với lực lượng Công an xã, lực lượng thanh niên, tổ tự quản thường xuyên tuần tra kiểm soát các điểm thường xảy ra tai nạn ở các tuyến đường GTNT và lập danh sách những đối tượng thanh niên thường xuyên lái xe lạng lách, đánh võng để giáo dục, ngăn ngừa tai nạn xảy ra.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả công tác điều tra tai nạn giao thông
- Thực hiện nghiêm Thông tư Liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC về Hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Việc tiếp nhận tin báo, tố giác về TNGT xảy ra ở địa bàn nông thôn, những thông tin này cần phải được phân loại, xử lý kịp thời để phục vụ cho công tác chỉ đạo hoạt động điều tra. Việc phân công, bố trí lực lượng đến hiện trường vụ TNGT cần được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Công an để đảm bảo thống nhất trên toàn tỉnh.
- Ban chỉ huy phải trực tiếp nghe báo cáo hoặc tham dự các buổi họp án để nắm tình hình, tiến độ và kết quả điều tra; lắng nghe những ý kiến của cán bộ điều tra để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời, đúng hướng, phù hợp với yêu cầu thực tế công tác phòng ngừa, điều tra.
- Phải kiên quyết đưa ra xử lý hình sự đối với những vụ TNGT có dấu hiệu của tội phạm. Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời và xử lý nhanh chóng, công minh theo pháp luật”. Cần phải chấm dứt tình trạng lạm dụng quy định tại Điều 108 Bộ luật TTHS để ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với những vụ TNGT đường bộ có dấu hiệu của tội phạm khi các bên có liên quan trong vụ tai nạn đã tự nguyện thỏa thuận đền bù và làm đơn xin bãi nại.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản, nhằm nắm tình hình có liên quan, tham mưu các cấp lãnh đạo về hoạt động phòng ngừa và kéo giảm tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn tỉnh
Để phục vụ cho hoạt động phòng ngừa TNGT xảy ra trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn tỉnh thì công tác điều tra cơ bản cần xác định được đặc điểm, vị trí địa lí, địa hình của các tuyến đường; những số liệu về cơ sở hạ tầng, chú ý những bất cập, thiếu hợp lý trong bố trí cơ sở hạ tầng có thể là nguyên nhân gây tai nạn. Hiện nay, số hồ sơ điều tra cơ bản mà lực lượng CSGT tỉnh Tiền Giang tiến hành xây dựng, quản lý vẫn còn hạn chế so với yêu cầu thực tế. Do vậy, trong thời gian tới cần chủ động xây dựng kế hoạch điều tra cơ bản, khảo sát tuyến; kế hoạch điều tra phải chỉ rõ nội dung, yêu cầu nhiệm vụ cần thực hiện; thời gian, phương pháp thực hiện; địa điểm, phương tiện tiến hành; đối tượng, lực lượng nghiệp vụ có liên quan, mở thêm hồ sơ điều tra cơ bản các tuyến giao thông ở các địa bàn nông thôn phục vụ tốt việc thực hiện công tác tham mưu, góp phần phòng ngừa TNGT trên các tuyến giao thông ở địa bàn nông thôn tỉnh Tiền Giang.
Thứ năm, nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ là một lực lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều tra tai nạn giao thông đây là một trong những nhân tố rất quan trọng để quyết định công tác này đạt được hiệu quả cao hay không. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác điều tra tai nạn giao thông phải nhận thức đúng về vai trò của công tác do mình đảm nhận, không coi hoạt động này như một hoạt động hành chính đơn thuần mà phải chủ động nắm vững kiến thức về pháp luật giao thông các văn bản pháp luật khác có liên quan đến những hoạt động này.
Tóm lại, phòng ngừa TNGT nói chung và tai nạn giao thông trên các tuyến ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã và đang là mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của các ngành, các cấp, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Từ trước đến nay đã có một số đề tài, bài viết khoa học trong và ngoài ngành nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng ngừa TNGT xảy ra ở các tuyến giao thông trên địa bàn nông thôn ở những góc độ khác nhau. Bài viết này lần đầu tiên nghiên cứu về công tác phòng ngừa TNGT trên các tuyến ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đây là một trong những địa bàn có nhiều đặc thù khác với nhiều vùng miền khác của đất nước. Vì vậy, các giải pháp mà đề tài đưa ra tuy có những nét chung ở cấp độ vĩ mô, nhưng vẫn mang dấu ấn, đặc điểm áp dụng cho địa bàn tỉnh Tiền Giang.
------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Công an (2011), Thông tư số 76/2011/TT-BCA ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
2. Bộ Công an (2012), Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ, Hà Nội.
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp lực lượng CSGT đường bộ tham gia TTKS TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết.
4. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Tiền Giang, Báo cáo Tổng kết các năm từ 2012 - 2016.
Tác giả: Thu Phương
Tin liên quan
- Trang thông tin về những đóng góp mới của luận án NCS Nguyễn Thanh Trường (15.09.2023)
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân (10.09.2023)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Tấn Luật (16.06.2023)
- Công bố dạng thức, đề tham khảo bài thi đánh giá của Bộ Công an năm 2023 (21.04.2023)
- Bỏ 2 mã bài thi trong kỳ thi đánh giá tuyển sinh CAND 2023 (16.03.2023)
- Bế giảng Khóa D3T – Khánh Hòa (21.12.2022)
- Bế giảng hai Khóa đào tạo Đại học CSND hình thức VLVH mở tại địa phương (11.11.2022)
- Bế giảng khóa D1T – Gia Lai (28.10.2022)
- Tập huấn về công tác đảm bảo, cải tiến chất lượng đào tạo sau đánh giá ngoài (14.10.2022)