Sáng nay, tại trụ sở chính, phường Tân Phong, Quận 7, Trường Đại học CSND tổ chức Hội thảo Khoa học “Xét xử trực tuyến vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của các nước”. Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam – Phó Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì Hội thảo.
Hội thảo được tiến hành dưới hình thức trực tiếp tại Trường Đại học CSND với sự tham gia của toàn thể lãnh đạo, giảng viên Khoa Luật và được kết nối trực tuyến với các chuyên gia đầu ngành như GS, TS. Phạm Minh Tuyên - Giám đốc Học viện Tòa án; PGS, TS. Mai Đắc Biên - Phó Hiệu trưởng Đại học Kiểm sát; TS. Đặng Thị Thơm - Chánh văn phòng TAND tối cao; LS. Nguyễn Hữu Thế Trạch - Đại học Luật TP.HCM; TS. Phùng Văn Hải - Phó Chánh án TAND TP.HCM; TS. Nguyễn Văn Diệp - Nguyên Phó Giám đốc Học viên Tòa án; TS. Sỹ Hồng Nam - Phó Chánh văn phòng TAND TP.HCM; Thượng tá Nguyễn Văn Mười - Phó Giám thị Trại giam Phú Hoà… Ngoài ra, còn có sự tham gia của các cán bộ, giảng viên Nhà trường quan tâm đến chủ đề Hội thảo.
Xét xử trực tiếp vụ án hình sự là hoạt động chủ yếu từ nhiều năm nay trong tố tụng hình sự (xét xử theo hình thức truyền thống). Hoạt động xét xử này đòi hỏi những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải có mặt tại phiên tòa và được thực hiện trực quan. Tuy nhiên dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cùng với sự phát triển tư pháp trên thế giới đã đòi hỏi hoạt động xét xử phải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với tình hình mới. Ngày 12/11/2021, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 33/2021/QH15 quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022. Đây là cơ sở pháp lý để Tòa án tổ chức phiên tòa trực tuyến. Đồng thời, là nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống Cơ quan tư pháp có liên quan đến công tác bảo vệ ANQG và TTATXH của lực lượng CAND.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến trao đổi về vai trò của tổ chức phiên tòa trực tuyến xét xử các vụ án hình sự trong bối cảnh hiện nay; các nguyên tắc cần đảm bảo; quy định của pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm của các nước khi tổ chức xét xử theo hình thức trực tuyến… Các khách mời chuyên gia cũng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm, những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn tổ chức xét xử trực tuyến vụ án hình sự thời gian qua. Mỗi nội dung đều góp phần mang đến góc nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về công tác xét xử trực tuyến vụ án hình sự.
Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam - Phó Hiệu trường Nhà trường phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu kết luận, Đại tá, PGS, TS. Nguyễn Giang Nam đánh giá cao chất lượng Hội thảo. Đồng chí nhấn mạnh, xét xử trực tuyến vụ án hình sự là vấn đề mới được áp dụng ở nước ta. Do đó, những ý kiến, vấn đề trao đổi tại Hội thảo là rất hữu ích cả về lý luận và thực tiễn để phục vụ hoạt động giảng dạy của Nhà trường cũng như tư vấn pháp luật cho công an các đơn vị địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong xét xử trực tuyến vụ án hình sự thời gian tới./.
Tác giả: Hồng Phương
- Học Bác bằng hành động cụ thể, thiết thực (19.05.2021)
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam (19.05.2021)
- Trên 69 triệu cử tri sẽ thực hiện quyền bầu cử (19.05.2021)
- Tiêm vắc xin, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát - Lá chắn thép giữa đại dịch COVID-19 (16.05.2021)
- Thông tin quan trọng về Luật Bầu cử bạn cần biết (14.05.2021)
- Quy trình bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp tại phòng bỏ phiếu (14.05.2021)
- Lực lượng Công an bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV (12.05.2021)
- Quy định mới về thời gian cách ly, theo dõi sức khoẻ trong phòng chống dịch Covid 19 (12.05.2021)
- Chỉ đạo khẩn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ GDĐT (12.05.2021)