Nhưng cuộc sống vốn không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta nghĩ. Con người luôn chịu sự tác động của điều kiện môi trường sinh thái tự nhiên và hoàn cảnh, điều kiện, môi trường xã hội, vì thế, tất yếu nảy sinh bệnh tật và phải nhờ đến bàn tay, trí tuệ của người thầy thuốc.
Con người là sản phẩm tuyệt diệu của tạo hóa. Sức khỏe con người là vốn quý nhất. Một cơ thể không lành lặn làm việc gì cũng gian nan, vất vả. Một thể chất không khỏe mạnh sẽ kéo theo bao hệ lụy, phiền toái trong cuộc sống. Một tâm hồn không yên ổn đâu được tỉnh táo và sáng suốt trong mỗi suy nghĩ, cử chỉ, việc làm. Nhưng có một nghịch lý là xã hội càng phát triển thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm, các loại bệnh tật mới phát sinh ngày càng nhiều và do đó sức khỏe, sự sống của con người càng tăng thêm sự áp lực và đe dọa. Mỗi lúc đau ốm, bệnh tật, con người cần đến thầy thuốc như cần đến cơm ăn nước uống hằng ngày. Tất cả những bộ phận cấu thành trên cơ thể từ ngoài vào trong, từ đầu tóc, mặt mũi, chân tay đến các bộ phận "lục phủ ngũ tạng" trong người dù chỉ một lần đau xước, tổn thương, chúng ta đều cảm thấy tâm trạng phân vân, tinh thần lo lắng, thể chất mệt mỏi. Người thầy thuốc lúc đó đã trở thành "vị cứu tinh", thành chỗ dựa tinh thần cho con người có đủ niềm tin để tiếp tục khát vọng sống trong cuộc đời đáng yêu này.
Con người là sản phẩm tuyệt diệu của tạo hóa. Sức khỏe con người là vốn quý nhất. Một cơ thể không lành lặn làm việc gì cũng gian nan, vất vả. Một thể chất không khỏe mạnh sẽ kéo theo bao hệ lụy, phiền toái trong cuộc sống. Một tâm hồn không yên ổn đâu được tỉnh táo và sáng suốt trong mỗi suy nghĩ, cử chỉ, việc làm. Nhưng có một nghịch lý là xã hội càng phát triển thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm, các loại bệnh tật mới phát sinh ngày càng nhiều và do đó sức khỏe, sự sống của con người càng tăng thêm sự áp lực và đe dọa. Mỗi lúc đau ốm, bệnh tật, con người cần đến thầy thuốc như cần đến cơm ăn nước uống hằng ngày. Tất cả những bộ phận cấu thành trên cơ thể từ ngoài vào trong, từ đầu tóc, mặt mũi, chân tay đến các bộ phận "lục phủ ngũ tạng" trong người dù chỉ một lần đau xước, tổn thương, chúng ta đều cảm thấy tâm trạng phân vân, tinh thần lo lắng, thể chất mệt mỏi. Người thầy thuốc lúc đó đã trở thành "vị cứu tinh", thành chỗ dựa tinh thần cho con người có đủ niềm tin để tiếp tục khát vọng sống trong cuộc đời đáng yêu này.
Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khám bệnh miễn phí cho trẻ em và người dân xã Thái Cường (Thạch An, Cao Bằng)/ Ảnh minh họa/qdnd.vn.
Từ xưa đến nay, nghề y là một trong những nghề đáng quý nhất và người thầy thuốc cũng luôn được xã hội trọng vọng, tôn vinh. Không ngẫu nhiên mà người ta lại thiết kế cho những người trong nghề y chiếc áo blouse dài quá bán thân bằng vải trắng-màu sắc thể hiện cho sự sáng sủa, sạch sẽ, tinh khiết trong tâm hồn, lương tri và đạo đức của những người lấy công việc điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân làm nghiệp của mình. Ông cha ta có câu “Lương y như từ mẫu” thật thâm thuý. Bác Hồ quan niệm cụ thể hơn: “Người thầy thuốc đồng thời phải là như người mẹ hiền”. Những danh từ như “Lương y”, “Từ mẫu”, “Thầy thuốc”, “Mẹ hiền” vì thế đã trở thành niềm vinh dự lớn lao và niềm tự hào thiêng liêng của những cán bộ, nhân viên ngành y. Dù cơ chế thị trường khắc nghiệt có làm cho một số ít “Lương y” bị tổn thương về nhân cách, “Từ mẫu” không thể hiện trọn vẹn bổn phận nghề nghiệp của mình, “Thầy thuốc” chưa làm đủ trách nhiệm, nghĩa vụ được giao và “Mẹ hiền” thiếu sự tận tụy, chu đáo đối với người bệnh, nhưng không vì thế mà đội ngũ những người khoác tấm áo blouse làm suy giảm sứ mệnh cao quý của mình đối với sức khỏe cộng đồng, tương lai nòi giống và sự phát triển lành mạnh của xã hội.
“Sức khỏe là mẹ con người”, “Sức khỏe là vàng”… Thật không có câu nào sâu sắc hơn sự ví von đó. Cha mẹ đã sinh ra ta. Nhưng cuộc đời vốn không hoàn hảo. Bất chợt một lúc nào đó chẳng may bị ốm đau hay tai nạn, ta được cứu sống và chữa trị rồi trở lại cuộc sống bình thường, khi ấy ta mới hiểu hơn tấm lòng thơm thảo và nhân hậu của những người thầy thuốc. Sau mỗi lần đau ốm, bệnh tật và được điều trị thành công, nhiều người như cảm thấy được hồi sinh lần thứ hai trong cuộc đời và không quên để trong tâm trí mình hình ảnh người Thầy thuốc-Mẹ hiền cao đẹp. Và màu áo blouse trong trắng từ đó trở nên gần gũi, thân thiết với mỗi cuộc đời chúng ta.
Vậy nên, yêu thương tấm áo blouse, trân trọng những người khoác trên mình tấm áo ấy là chúng ta thể hiện tình cảm sẻ chia sâu sắc với công việc nặng nề của những người hằng giờ, hằng ngày đang lặng thầm chăm sóc, giữ gìn sức khỏe cho mỗi người dân, góp phần bảo toàn sức sống lâu bền cho nòi giống Việt Nam.
Tác giả: Vũ Phong
Tin liên quan
- Giải pháp dạy tiếng Anh cho các lớp hệ VLVH quân số đông tại Trường Đại học CSND (21.03.2022)
- Cải tiến, nâng cao hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân (14.03.2022)
- Xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu dạy, học đáp ứng chuẩn đầu ra và ngành nghề đào tạo (13.02.2022)
- Trang thông tin những đóng góp của Luận án NCS Đinh Trần Ngọc Tiên (19.11.2021)
- Trang thông tin những đóng góp của Luận án NCS Giang Tuấn Hùng (19.11.2021)
- Trang thông tin những đóng góp của Luận án NCS Lê Xuân Hùng (19.11.2021)
- Trang thông tin những đóng góp của Luận án NCS Nguyễn Văn Hải (19.11.2021)
- Một số thủ thuật giúp nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (24.10.2021)
- Quy chế đào tạo thạc sĩ mới có hiệu lực từ 15/10/2021 (29.09.2021)