Đối với trường Đại học CSND, phong trào dạy giỏi của giảng viên được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cả năm học, hoạt động dạy giỏi không chỉ được xem là thước đo chất lượng đào tạo của Nhà trường mà còn là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng của mỗi cá nhân, đơn vị trong năm học, đây vừa là trách nhiệm, là điều kiện để giảng viên hoàn thiện bản thân hơn nữa trong công việc, đồng thời cũng thông qua hoạt động dạy giỏi để các giảng viên có điều kiện để phấn đấu đạt các danh hiệu cao quý của nhà giáo nói chung và nhà giáo CAND nói riêng.
Quá trình tham gia hoạt động dạy giỏi ở trường thời gian qua, bản thân tôi cũng đã đạt được những kết quả nhất định và qua đó cũng đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm. Xin phép được chia sẽ cùng quý thầy cô. Theo tôi để bài dạy giỏi có chất lượng đòi hỏi người giảng viên cần phải quan tâm đến 04 vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về mặt nhận thức.
Giảng viên cần nhận thức đúng và đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ của mình trong hoạt động giảng dạy, quy định cụ thể hoạt động dạy giỏi, phải hiểu được thế nào là một bài dạy giỏi, những tiêu chí cụ thể là gì? Điều kiện cần và đủ để thực hiện có chất lượng bài dạy giỏi? Bên cạnh các văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an thì từ năm 2012 trên cơ sở tham mưu của Phòng QLĐT, Trường Đại học CSND đã ban hành bộ câu hỏi kiểm tra nhận thức giảng viên dạy giỏi, đây là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi giảng viên trong quá trình tham gia hoạt động dạy giỏi. Song, thực tế cho thấy, hầu như chỉ những đồng chí tham gia hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường mới thật sự nghiên cứu đầy đủ về bộ câu hỏi này, còn việc nghiên cứu của các giảng viên khác thì còn rất hạn chế. Đặc biệt, đối với các giảng viên mới bắt đầu tham gia các hoạt động dạy giỏi cấp khoa thì việc nghiên cứu bộ câu hỏi này lại càng cần thiết hơn vì đây là giai đoạn tập dượt để tham gia hoạt động dạy giỏi ở cấp cao hơn.
Thứ hai, về công tác chuẩn bị.
Trước hết là việc xác định lộ trình tham gia phong trào dạy giỏi. Theo tôi, để bài dạy giỏi có thể đạt chất lượng cao không thể thiếu sự tâm huyết và nhiệt tình của người giảng viên đối với hoạt động dạy giỏi, sự tâm huyết này thể hiện ở việc xác định lộ trình tham gia phong trào dạy giỏi. Theo đó, trên cơ sở nắm vững những quy định có liên quan về hoạt động dạy giỏi như các cấp độ thực hiện, điều kiện tham gia dạy giỏi, các danh hiệu dạy giỏi… từng giảng viên cần phải xác định lộ trình phấn đấu theo chức danh để đạt được các danh hiệu dạy giỏi, từ đó vạch ra định hướng cho hoạt động dạy giỏi trong từng năm học. Cụ thể, công tác chuẩn bị phải được thực hiện ngay từ cuối năm học trước, tức là khi có dự kiến về phương hướng công tác cho năm học tiếp theo thì giảng viên phải xác định tham gia hoạt động dạy giỏi ở cấp độ nào từ đó mà chủ động chọn bài, chuẩn bị nội dung, dự kiến lớp thực hiện và tiến hành bắt tay vào các khâu xây dựng hồ sơ bài giảng theo quy định, soạn giáo án, tập giảng và giảng thử trước đơn vị để rút kinh nghiệm trước khi giảng dạy chính thức theo lịch trình đăng ký. Thực tế cho thấy, công tác chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng góp phần thiết thực vào sự thành công của bài giảng và sự thất bại thường xảy ra với giảng viên có tư tưởng chủ quan, làm việc thiếu nghiêm túc, sơ sài.
Bên cạnh đó, giảng viên phải xác định các phương pháp và các công nghệ dạy học phù hợp cho bài giảng. Chúng ta không thể nâng cao chất lượng bài dạy giỏi nếu không lựa chọn được các phương pháp và công nghệ giảng dạy phù hợp. Để có phương pháp giảng dạy phong phú, ứng dụng công nghệ phù hợp với nội dung bài giảng, thời gian qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi những phương pháp giảng dạy mới, tích cực, công nghệ dạy học hiện đại từ các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị, cụ thể là: mượn các tài liệu về các phương pháp và công nghệ dạy học hiện đại của các giảng viên có nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu; giảng thử trước đơn vị để đồng nghiệp góp ý; dự các giờ dạy giỏi các các giảng viên có nhiều thành tích trong dạy giỏi ở các đơn vị khác để học hỏi thêm kinh nghiệm; mạnh dạn tham gia hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường để trau dồi thêm kỹ năng và phương pháp trong quá trình tham gia dạy giỏi.
Ngoài ra, vấn đề cập nhật kiến thức thực tiễn để phục vụ cho bài giảng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào cho phù hợp với bài giảng. Theo quan điểm của bản thân tôi thì với đặc thù là giảng dạy nghiệp vụ chuyên ngành đòi hỏi giảng viên phải vừa là người giỏi về lý luận đồng thời còn phải là một chuyên gia thực tiễn về lĩnh vực phụ trách trước đối tượng mình giảng dạy. Do đó, giảng viên phải thường xuyên tích cực thu thập thông tin từ thực tiễn, bám sát yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, từ đó trang bị cho người học kỹ năng, tay nghề để vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn công tác.
Thời gian qua để thu thập kiến thức từ thực tiễn phong phú và kịp thời bản thân tôi đã thông qua các hình thức sau đây: đó là thông qua hoạt động nghiên cứu thực tế hàng năm ở Công an các đơn vị, địa phương; thông qua hoạt động giao lưu kết nghĩa giữa khoa chuyên ngành với các đơn vị nghiệp vụ ở địa phương; thông qua các bạn học đang làm thực tiễn ở Công an các địa phương; thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ cho công an các đơn vị, địa phương và thông qua hoạt động giảng dạy đối với các lớp hệ vừa làm vừa học. Với tinh thần cầu thị, bản thân tôi cũng xác định quá trình giảng dạy đối với các lớp tập huấn, các lớp vừa làm vừa học là môi trường rất thuận lợi để mình có điều kiện thu thập, tích lũy thông tin, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về thực tiễn tiến hành các mặt công tác ở công an các đơn vị, địa phương.
Thứ ba, về quá trình tiến hành các khâu thực hành giảng.
Giảng viên cần phải có phong thái đỉnh đạc, tự tin, làm chủ không gian lớp học, sử dụng có hiệu quả, hài hòa các phương tiện dạy học đã được bố trí, tránh các thao tác thừa gây phản cảm hoặc làm phân tán sự chú ý của sinh viên, nhất là các lỗi về lặp từ, thừa từ. Đồng thời, quá trình thực hành giảng phải luôn quán triệt quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh viên. Để làm được điều này đòi hỏi giảng viên cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi cũng như phải có quá trình rèn luyện và sự chuẩn bị công phu, kỷ lưỡng cho từng tiết học.
Thứ tư, chú ý rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện dạy giỏi.
Sau khi thực hiện dạy giỏi, trong thời gian chờ đánh giá của Hội đồng, Tiểu ban, giảng viên cần tranh thủ nắm những thông tin phản hồi về kết quả thực hiện bài dạy giỏi qua các kênh thông tin như: từ sinh viên lớp học, từ các đồng nghiệp có dự khâu thực hành giảng… để sơ bộ nắm được những ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót còn mắc phải từ đó chủ động tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót đó. Đặc biệt, trong cuộc họp đánh giá của Hội đồng, Tiểu ban, giảng viên cần tập trung lắng nghe, ghi chép tỷ mỷ các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng, Tiểu ban và ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng, Trưởng tiểu ban. Trên cơ sở đó, đề xuất tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp Tổ để trao đổi về những ý kiến đóng góp của Hội đồng, Tiểu ban để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng bài dạy giỏi không chỉ cho bản thân giảng viên đã tham gia dạy giỏi mà các giảng viên còn lại cũng có điều kiện đút rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tham gia hoạt động dạy giỏi của bản thân tôi thời gian qua. Xin được trao đổi cùng quý thầy cô.
Quá trình tham gia hoạt động dạy giỏi ở trường thời gian qua, bản thân tôi cũng đã đạt được những kết quả nhất định và qua đó cũng đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm. Xin phép được chia sẽ cùng quý thầy cô. Theo tôi để bài dạy giỏi có chất lượng đòi hỏi người giảng viên cần phải quan tâm đến 04 vấn đề sau đây:
Thứ nhất, về mặt nhận thức.
Giảng viên cần nhận thức đúng và đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ của mình trong hoạt động giảng dạy, quy định cụ thể hoạt động dạy giỏi, phải hiểu được thế nào là một bài dạy giỏi, những tiêu chí cụ thể là gì? Điều kiện cần và đủ để thực hiện có chất lượng bài dạy giỏi? Bên cạnh các văn bản của Bộ GD&ĐT, Bộ Công an thì từ năm 2012 trên cơ sở tham mưu của Phòng QLĐT, Trường Đại học CSND đã ban hành bộ câu hỏi kiểm tra nhận thức giảng viên dạy giỏi, đây là tài liệu có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi giảng viên trong quá trình tham gia hoạt động dạy giỏi. Song, thực tế cho thấy, hầu như chỉ những đồng chí tham gia hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường mới thật sự nghiên cứu đầy đủ về bộ câu hỏi này, còn việc nghiên cứu của các giảng viên khác thì còn rất hạn chế. Đặc biệt, đối với các giảng viên mới bắt đầu tham gia các hoạt động dạy giỏi cấp khoa thì việc nghiên cứu bộ câu hỏi này lại càng cần thiết hơn vì đây là giai đoạn tập dượt để tham gia hoạt động dạy giỏi ở cấp cao hơn.
Thứ hai, về công tác chuẩn bị.
Trước hết là việc xác định lộ trình tham gia phong trào dạy giỏi. Theo tôi, để bài dạy giỏi có thể đạt chất lượng cao không thể thiếu sự tâm huyết và nhiệt tình của người giảng viên đối với hoạt động dạy giỏi, sự tâm huyết này thể hiện ở việc xác định lộ trình tham gia phong trào dạy giỏi. Theo đó, trên cơ sở nắm vững những quy định có liên quan về hoạt động dạy giỏi như các cấp độ thực hiện, điều kiện tham gia dạy giỏi, các danh hiệu dạy giỏi… từng giảng viên cần phải xác định lộ trình phấn đấu theo chức danh để đạt được các danh hiệu dạy giỏi, từ đó vạch ra định hướng cho hoạt động dạy giỏi trong từng năm học. Cụ thể, công tác chuẩn bị phải được thực hiện ngay từ cuối năm học trước, tức là khi có dự kiến về phương hướng công tác cho năm học tiếp theo thì giảng viên phải xác định tham gia hoạt động dạy giỏi ở cấp độ nào từ đó mà chủ động chọn bài, chuẩn bị nội dung, dự kiến lớp thực hiện và tiến hành bắt tay vào các khâu xây dựng hồ sơ bài giảng theo quy định, soạn giáo án, tập giảng và giảng thử trước đơn vị để rút kinh nghiệm trước khi giảng dạy chính thức theo lịch trình đăng ký. Thực tế cho thấy, công tác chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng góp phần thiết thực vào sự thành công của bài giảng và sự thất bại thường xảy ra với giảng viên có tư tưởng chủ quan, làm việc thiếu nghiêm túc, sơ sài.
Bên cạnh đó, giảng viên phải xác định các phương pháp và các công nghệ dạy học phù hợp cho bài giảng. Chúng ta không thể nâng cao chất lượng bài dạy giỏi nếu không lựa chọn được các phương pháp và công nghệ giảng dạy phù hợp. Để có phương pháp giảng dạy phong phú, ứng dụng công nghệ phù hợp với nội dung bài giảng, thời gian qua bản thân tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi những phương pháp giảng dạy mới, tích cực, công nghệ dạy học hiện đại từ các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị, cụ thể là: mượn các tài liệu về các phương pháp và công nghệ dạy học hiện đại của các giảng viên có nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu; giảng thử trước đơn vị để đồng nghiệp góp ý; dự các giờ dạy giỏi các các giảng viên có nhiều thành tích trong dạy giỏi ở các đơn vị khác để học hỏi thêm kinh nghiệm; mạnh dạn tham gia hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường để trau dồi thêm kỹ năng và phương pháp trong quá trình tham gia dạy giỏi.
Ngoài ra, vấn đề cập nhật kiến thức thực tiễn để phục vụ cho bài giảng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào cho phù hợp với bài giảng. Theo quan điểm của bản thân tôi thì với đặc thù là giảng dạy nghiệp vụ chuyên ngành đòi hỏi giảng viên phải vừa là người giỏi về lý luận đồng thời còn phải là một chuyên gia thực tiễn về lĩnh vực phụ trách trước đối tượng mình giảng dạy. Do đó, giảng viên phải thường xuyên tích cực thu thập thông tin từ thực tiễn, bám sát yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, từ đó trang bị cho người học kỹ năng, tay nghề để vận dụng có hiệu quả trong thực tiễn công tác.
Thời gian qua để thu thập kiến thức từ thực tiễn phong phú và kịp thời bản thân tôi đã thông qua các hình thức sau đây: đó là thông qua hoạt động nghiên cứu thực tế hàng năm ở Công an các đơn vị, địa phương; thông qua hoạt động giao lưu kết nghĩa giữa khoa chuyên ngành với các đơn vị nghiệp vụ ở địa phương; thông qua các bạn học đang làm thực tiễn ở Công an các địa phương; thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ cho công an các đơn vị, địa phương và thông qua hoạt động giảng dạy đối với các lớp hệ vừa làm vừa học. Với tinh thần cầu thị, bản thân tôi cũng xác định quá trình giảng dạy đối với các lớp tập huấn, các lớp vừa làm vừa học là môi trường rất thuận lợi để mình có điều kiện thu thập, tích lũy thông tin, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về thực tiễn tiến hành các mặt công tác ở công an các đơn vị, địa phương.
Thứ ba, về quá trình tiến hành các khâu thực hành giảng.
Giảng viên cần phải có phong thái đỉnh đạc, tự tin, làm chủ không gian lớp học, sử dụng có hiệu quả, hài hòa các phương tiện dạy học đã được bố trí, tránh các thao tác thừa gây phản cảm hoặc làm phân tán sự chú ý của sinh viên, nhất là các lỗi về lặp từ, thừa từ. Đồng thời, quá trình thực hành giảng phải luôn quán triệt quan điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm”, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh viên. Để làm được điều này đòi hỏi giảng viên cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, tìm tòi cũng như phải có quá trình rèn luyện và sự chuẩn bị công phu, kỷ lưỡng cho từng tiết học.
Thứ tư, chú ý rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện dạy giỏi.
Sau khi thực hiện dạy giỏi, trong thời gian chờ đánh giá của Hội đồng, Tiểu ban, giảng viên cần tranh thủ nắm những thông tin phản hồi về kết quả thực hiện bài dạy giỏi qua các kênh thông tin như: từ sinh viên lớp học, từ các đồng nghiệp có dự khâu thực hành giảng… để sơ bộ nắm được những ưu điểm cũng như những hạn chế, thiếu sót còn mắc phải từ đó chủ động tìm ra giải pháp khắc phục hạn chế, thiếu sót đó. Đặc biệt, trong cuộc họp đánh giá của Hội đồng, Tiểu ban, giảng viên cần tập trung lắng nghe, ghi chép tỷ mỷ các ý kiến đóng góp của thành viên Hội đồng, Tiểu ban và ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng, Trưởng tiểu ban. Trên cơ sở đó, đề xuất tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp Tổ để trao đổi về những ý kiến đóng góp của Hội đồng, Tiểu ban để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng bài dạy giỏi không chỉ cho bản thân giảng viên đã tham gia dạy giỏi mà các giảng viên còn lại cũng có điều kiện đút rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
Trên đây là một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tham gia hoạt động dạy giỏi của bản thân tôi thời gian qua. Xin được trao đổi cùng quý thầy cô.
Tác giả: PV
Tin liên quan
- Đề thi đánh giá tuyển sinh đại học chính quy CAND năm 2022 có dạng thức như thế nào? (27.04.2022)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Trần Minh Luân (14.04.2022)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Tiến Nam (14.04.2022)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Lê Trần Bảo Khoa (14.04.2022)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Huỳnh Văn Hiếu (14.04.2022)
- Chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh vào các trường CAND năm 2022 (06.04.2022)
- Khai giảng khóa Bồi dưỡng chức danh Phó trưởng phòng và tương đương khối Cảnh sát mở tại T05 (04.04.2022)
- Trao đổi về giảng dạy - học tâp trực tuyến môn tiếng Anh tại Trường Đại học CSND (03.04.2022)
- Bế giảng Khóa D2T - Quảng Nam (01.04.2022)