Gần đây đã có những bài viết bày tỏ sự lo ngại đó, cảnh báo trước những triệu chứng thổi phồng nỗi sợ hãi, triệu chứng đưa tin giả, đưa tin hủy hoại sự thật trên các phương tiện truyền thông nói chung, trên mạng nói riêng.
Chẳng hạn như mô tả sự hoành hành của bệnh ung thư như cơn đại hồng thủy, giới thiệu các loại thực phẩm chức năng như một phép thần, những kiểu suy diễn vô bờ bến ở những sự việc mang tính nhạy cảm như dịch bệnh, thảm họa thiên tai, khiếu kiện của người dân… đã làm cho cư dân mạng luôn xôn xao dậy sóng, khiến lòng người bất an. Đó là thủ đoạn tung tin bịa đặt về tình hình cán bộ các cấp để nhằm gây rối phá hoại nội bộ ta. Các trang mạng này thường tung tin bịa đặt về cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe, mối quan hệ của “ông” này “bà” nọ, xếp sắp rồi tung tin người của “nhóm” này “phe” kia… thậm chí tung tin bất ngờ cán bộ nọ, quan chức kia bị thi hành kỉ luật.
Mặc dầu thực tế họ đang tham gia các hoạt động xã hội bình thường. Trăm kiểu đưa tin, dựng chuyện bịa đặt có dụng ý xấu đối với cán bộ đảng viên, nhất là những cán bộ cấp cao, những người có vị trí và ảnh hưởng trong xã hội. Hoạt động này nghiêm trọng đến mức ở nhiều bài nêu tiêu đề rất “giật gân” nhưng nội dung trong bài lại chứa nội dung nói xấu khác. Những thông tin về “những người của công chúng” cũng có những sai trái như thế, nhưng đưa ra nhiều bài trái ngược nhau về cùng một người. Người đọc thật chẳng biết đường nào mà lần.
Những kiểu tin bịa đặt giật gân này đã có hiệu ứng lan truyền rất nhanh. Nó là đầu đề đàm tiếu cho những quán bia, quán nhậu, nơi công cộng đông người. Nó cũng nhanh chóng lan về những vùng nông thôn, những vùng núi , nhờ có công nghệ đưa Internet vào điện thoại di động nên thông tin mạng đến rất nhanh. Đây là những vùng chưa được tiếp xúc nhiều với thông tin chính thống nên tác động tiêu cực là không nhỏ, liên quan đến lòng tin và dồn tích những tư tưởng bất an với xã hội.
Đã có nhiều qui định để ngăn chặn tình hình này. Các cơ quan chức năng cũng đã có những biện pháp để làm vô hiệu hóa các hoạt động tung tin, bịa đặt. Nhưng tình hình vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Một phần là do các biện pháp xử lí đưa ra chưa đủ mạnh. Một quốc gia phát triển cần có hệ truyền thông chính xác, minh bạch.
Ngay như ở nước Mỹ, gần đây Tổng thống Donald Trump có lúc cũng đã ra lệnh cho một số hãng truyền thông không được vào Phòng Bầu dục để tiếp nhận tin tức bởi những hãng truyền thông đó đã có những biểu hiện đưa tin không chính xác. Và trong một số trường hợp khác Tổng thống cũng tỏ thái độ rõ ràng, dứt khoát đối với những trường hợp truyền thông có biểu hiện vi phạm hoặc có những mờ ám về đưa tin.
Chúng ta không cường điệu hóa vấn đề nhưng tuyệt nhiên cũng không được xem nhẹ. Bởi từ trước đến nay, từ chiến tranh tâm lí trong thời kì kháng chiến đến “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng làm suy yếu nội bộ trong thời kì hòa bình, đổi mới, tuy các hình thức chuyển đổi khác nhau nhưng những lực lượng thù địch luôn sử dụng lá bài tung tin, bịa đặt. Tập trung đánh vào nội bộ , nhất là nội bộ Đảng, nội bộ nhà nước và nội bộ nhân dân. Một đất nước đã trải qua rất nhiều gian nan thử thách, chúng ta càng hiểu rõ điều đó.
Ngay thời điểm hiện tại, các tổ chức phản động ở bên ngoài như tổ chức “Việt Tân” cũng đang âm mưu gây ra những vụ khủng bố trong nước, hết sức lợi dụng những thông tin này để kích động sự chống đối. Chẳng hạn từ vụ gây rối ở Bình Thuận chúng đã tung tin nhiều nơi “nổi dậy”, thậm chí còn rêu rao “cả nước xuống đường”…
Do vậy phải đấu tranh ngăn chặn một cách quyết liệt và kịp thời. Trước hết là sự vào cuộc của hệ thống truyền thông phải mạnh mẽ và tỏ rõ tính chiến đấu cao. Đồng thời phải đề cao kỉ luật truyền thông, mạnh tay xử lí những trường hợp tung tin bịa đặt. Không thể để những thông tin loại ấy tồn tại. Bởi đó chính là hành vi vi phạm pháp luật. Cần phải xử lí và thông báo công khai việc xử lí, để giữ nghiêm kỷ cương phép nước đồng thời tạo sức mạnh của dư luận xã hội.
Chẳng hạn như mô tả sự hoành hành của bệnh ung thư như cơn đại hồng thủy, giới thiệu các loại thực phẩm chức năng như một phép thần, những kiểu suy diễn vô bờ bến ở những sự việc mang tính nhạy cảm như dịch bệnh, thảm họa thiên tai, khiếu kiện của người dân… đã làm cho cư dân mạng luôn xôn xao dậy sóng, khiến lòng người bất an. Đó là thủ đoạn tung tin bịa đặt về tình hình cán bộ các cấp để nhằm gây rối phá hoại nội bộ ta. Các trang mạng này thường tung tin bịa đặt về cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe, mối quan hệ của “ông” này “bà” nọ, xếp sắp rồi tung tin người của “nhóm” này “phe” kia… thậm chí tung tin bất ngờ cán bộ nọ, quan chức kia bị thi hành kỉ luật.
Mặc dầu thực tế họ đang tham gia các hoạt động xã hội bình thường. Trăm kiểu đưa tin, dựng chuyện bịa đặt có dụng ý xấu đối với cán bộ đảng viên, nhất là những cán bộ cấp cao, những người có vị trí và ảnh hưởng trong xã hội. Hoạt động này nghiêm trọng đến mức ở nhiều bài nêu tiêu đề rất “giật gân” nhưng nội dung trong bài lại chứa nội dung nói xấu khác. Những thông tin về “những người của công chúng” cũng có những sai trái như thế, nhưng đưa ra nhiều bài trái ngược nhau về cùng một người. Người đọc thật chẳng biết đường nào mà lần.
Những kiểu tin bịa đặt giật gân này đã có hiệu ứng lan truyền rất nhanh. Nó là đầu đề đàm tiếu cho những quán bia, quán nhậu, nơi công cộng đông người. Nó cũng nhanh chóng lan về những vùng nông thôn, những vùng núi , nhờ có công nghệ đưa Internet vào điện thoại di động nên thông tin mạng đến rất nhanh. Đây là những vùng chưa được tiếp xúc nhiều với thông tin chính thống nên tác động tiêu cực là không nhỏ, liên quan đến lòng tin và dồn tích những tư tưởng bất an với xã hội.
Đã có nhiều qui định để ngăn chặn tình hình này. Các cơ quan chức năng cũng đã có những biện pháp để làm vô hiệu hóa các hoạt động tung tin, bịa đặt. Nhưng tình hình vẫn chưa có những chuyển biến rõ rệt. Một phần là do các biện pháp xử lí đưa ra chưa đủ mạnh. Một quốc gia phát triển cần có hệ truyền thông chính xác, minh bạch.
Ngay như ở nước Mỹ, gần đây Tổng thống Donald Trump có lúc cũng đã ra lệnh cho một số hãng truyền thông không được vào Phòng Bầu dục để tiếp nhận tin tức bởi những hãng truyền thông đó đã có những biểu hiện đưa tin không chính xác. Và trong một số trường hợp khác Tổng thống cũng tỏ thái độ rõ ràng, dứt khoát đối với những trường hợp truyền thông có biểu hiện vi phạm hoặc có những mờ ám về đưa tin.
Chúng ta không cường điệu hóa vấn đề nhưng tuyệt nhiên cũng không được xem nhẹ. Bởi từ trước đến nay, từ chiến tranh tâm lí trong thời kì kháng chiến đến “diễn biến hòa bình”, phá hoại tư tưởng làm suy yếu nội bộ trong thời kì hòa bình, đổi mới, tuy các hình thức chuyển đổi khác nhau nhưng những lực lượng thù địch luôn sử dụng lá bài tung tin, bịa đặt. Tập trung đánh vào nội bộ , nhất là nội bộ Đảng, nội bộ nhà nước và nội bộ nhân dân. Một đất nước đã trải qua rất nhiều gian nan thử thách, chúng ta càng hiểu rõ điều đó.
Ngay thời điểm hiện tại, các tổ chức phản động ở bên ngoài như tổ chức “Việt Tân” cũng đang âm mưu gây ra những vụ khủng bố trong nước, hết sức lợi dụng những thông tin này để kích động sự chống đối. Chẳng hạn từ vụ gây rối ở Bình Thuận chúng đã tung tin nhiều nơi “nổi dậy”, thậm chí còn rêu rao “cả nước xuống đường”…
Do vậy phải đấu tranh ngăn chặn một cách quyết liệt và kịp thời. Trước hết là sự vào cuộc của hệ thống truyền thông phải mạnh mẽ và tỏ rõ tính chiến đấu cao. Đồng thời phải đề cao kỉ luật truyền thông, mạnh tay xử lí những trường hợp tung tin bịa đặt. Không thể để những thông tin loại ấy tồn tại. Bởi đó chính là hành vi vi phạm pháp luật. Cần phải xử lí và thông báo công khai việc xử lí, để giữ nghiêm kỷ cương phép nước đồng thời tạo sức mạnh của dư luận xã hội.
Tác giả: DS.Phạm Thị Mai
Tin liên quan
- Một số điểm mới của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024 (25.08.2024)
- Một số quy định của Thông tư số 32/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính thức có hiệu lực thi hành (24.08.2024)
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Quốc khánh 2/9 và tháng cao điểm học sinh đến trường (23.08.2024)
- Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng CAND (21.08.2024)
- Từ Cách mạng Tháng Tám nghĩ về bài học nắm bắt cơ hội (19.08.2024)
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tháng 8/1945 (18.08.2024)
- Cách mạng tháng Tám năm 1945: Bài học về nhận định, vận dụng thời cơ và bảo vệ thành quả cách mạng của Đảng (18.08.2024)
- Lấp khoảng trống pháp luật về bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông (18.08.2024)
- Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (16.08.2024)