Chương trình Đào tạo Quản lý Thực thi Luật pháp Khu vực Châu Á (ARLEMP) là một chương trình hợp tác dài hạn giữa Bộ Công an Việt Nam thông qua Tổng cục Cảnh sát, Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) và Trường Đại học Quốc tế RMIT ở Việt Nam. Được bắt đầu từ năm 2005, ARLEMP đã trở thành lá cờ đầu trong việc đào tạo cho các nhà quản lý, lãnh đạo Cảnh sát trong khu vực. Cảnh sát từ 30 nước khác nhau đã tốt nghiệp chương trình này kể từ khi Chương trình bắt đầu và họ tiếp tục hợp tác với nhau trong công tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực.
Năm 2015 đánh dấu một năm đặc biệt đối với tất cả các cựu học viên và các đối tác trong Chương trình ARLEMP. Trong lịch sử 10 năm của mình, đội ngũ quản lý ARLEMP đã tiến hành được 39 khóa học trong đó 9 khóa được tiến hành bằng hoàn toàn bằng tiếng Việt, và đã đào tạo được hơn 750 cán bộ thực thi luật pháp trong đó có 230 sỹ quan Cảnh sát Việt Nam. Trong năm 2015 Chương trình đã tiến hành ba khóa ARLEMP. Các khóa này có chủ đề Phòng chống Tội phạm Ma túy, Đưa người Di cư Trái phép, Buôn bán người và Các loại tội phạm liên quan và Nữ Cảnh sát trong Vai trò Lãnh đạo.
Dịch chuyển ranh giới – Một Sáng kiến đối với Phụ nữ trong Vai trò Lãnh đạo
Trong lịch sử 10 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên ARLEMP tổ chức một khóa dành riêng cho nữ cảnh sát. Chương trình này được thiết kế nhằm tăng cường năng lực chuyên môn, sự tự tin và tính kiên cường của nữ cảnh sát. Chương trình độc đáo này là một dấu mốc quan trọng đối với ARLEMP và là một cơ hội lớn cho nhiều cơ quan Cảnh sát của các nước tham gia đưa ra thảo luận các vấn đề lãnh đạo của phụ nữ.
Khóa học này được khởi xướng bởi người luôn đấu tranh vì bình đẳng giới, Thiếu tướng Chris McDevitt – Trưởng Sỹ quan Liên lạc Cảnh sát Liên bang Australia tại Việt Nam. Sau khi đánh giá lại hoạt động của ARLEMP, Thiếu tướng McDevitt phát hiện rằng phụ nữ chỉ chiếm 13% số học viên đã tham dự ARLEMP. Quan điểm của Ông là phụ nữ cũng nên được trao cơ hội bình đẳng để tham gia vào Chương trình ARLEMP. Hiện số phụ nữ đã tham dự ARLEMP là 18%.
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được Quê hương Đất nước ca ngợi và được Bác Hồ trao tặng cho tám chữ vàng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Chính phủ Việt Nam cũng ủng hộ mạnh mẽ vấn đề bình đẳng giới và đã phát triển một Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu bao quát là nâng cao vị thế của phụ nữ và đảm bảo quyền tự do của họ. Tương tự, Chính phủ Australia cũng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cho phụ nữ Australia và trong khu vực, nhờ đó Chính phủ Australia đã tài trợ hoàn toàn cho khóa ARLEMP với chủ đề Nữ Cảnh sát trong Vai trò Lãnh đạo thông qua Chương trình Phòng chống Buôn bán người Australia-Châu Á (AAPTIP) và Quỹ Tài trợ Bình đẳng giới của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT). Theo truyền thống, Cảnh sát là một nghề mà chủ yếu là do đàn ông đảm nhiệm. Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng hơn trong việc đảm nhiệm thành công vai trò của một sỹ quan Cảnh sát. Trong khi phụ nữ tiếp tục thiếu sự có mặt trong ngành Cảnh sát, thì vị trí quan trọng mà phụ nữ nắm giữ trong lực lượng Cảnh sát hiện đang tiếp tục được ghi nhận. Bình đẳng giới và bình đẳng khả năng tiếp cận với những cơ hội lãnh đạo là vô cùng quan trọng đối với tương lai thành công của ngành cảnh sát.
“Phụ nữ rất cứng cỏi và kiên cường. Phụ nữ mang đến những phong cách lãnh đạo khác nhau cho ngành cảnh sát, những cách này thường có tính chia sẻ và tham khảo, do đó nó thường gây ảnh hưởng và thúc đẩy những thay đổi tích cực về cơ cấu mà không cần dựa vào quyền lực”, Trợ lý Tổng Tư lệnh AFP Saunders đã phát biểu trước các lãnh đạo trẻ tại buổi lễ bế giảng khóa ARLEMP 38. Tham dự Chương trình này còn có những nữ lãnh đạo khác như Tiến sỹ Kerin Bedi, nữ Cảnh sát trưởng đầu tiên của Ấn Độ; Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh – Giám đốc Công an Tỉnh Kiên Giang, Thiếu tướng Quinn, Chủ tịch Mạng lưới Nữ Cảnh sát của AFP và Trợ lý Tổng Tư lệnh cấp cao Zuraidah Abdullah, người phụ nữ đầu tiên trở thành Trợ lý Tổng tư lệnh Cấp cao của Cảnh sát ở Singapore.
Trong nỗ lực hơn nữa để ghi nhận vai trò của phụ nữ trong lực lượng Cảnh sát Việt Nam, AFP đã tổ chức một buổi tiệc trà cho các nữ cảnh sát Việt Nam mà trong đó phần lớn là cựu học viên ARLEMP để kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam. Việt Nam tự hào có một số phụ nữ Cảnh sát rất tài năng và cống hiến cho Ngành, họ là những hình mẫu tuyệt vời cho các thế hệ trẻ noi theo.
Chấm dứt Bạo lực gia đình đối với Phụ nữ
Năm nay ARLEMP 39 diễn ra trùng với Ngày Ruy-băng Trắng, được tiến hành vào ngày 25/11 hàng năm. Chiến dịch Ruy-băng Trắng là một sáng kiến của nam giới nhằm chấm dứt bạo lực gia đình của đàn ông đối với phụ nữ. Ngày Ruy-băng Trắng lần này đánh dấu sự bắt đầu của 16 ngày Tích cực Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ. Giai đoạn này bắt đầu vào ngày Ruy-băng Trắng và kết thúc vào Ngày Nhân quyền.
Như các nhà lãnh đạo của họ đã làm tại Chiến dịch Buổi Ăn sáng với Đàn ông vì mục đích Ứng phó với Nạn Bạo lực đối với Phụ nữ được tổ chức tại Hà Nội, các học viên ARLEMP 39 đã nâng cao tầm quan trọng của việc hỗ trợ tầm nhìn của tất cả phụ nữ để họ sống trong sự an toàn, thoát khỏi mọi hình thức bạo lực của nam giới. Chủ đề này trùng hợp hoàn toàn với nội dung chống buôn người và di cư trái phép của Chương trình ARLEMP, mà trong đó các học viên thảo luận với nhau, trong phạm vi một quốc gia và trong khu vực, là các sỹ quan Cảnh sát phải hợp tác với nhau như thế nào để ngăn chặn và phòng ngừa các loại tội phạm này.
Xây dựng Niềm tin, Tình hữu nghị và Mạng lưới bền vững
Chương trình ARLEMP làm nên sự khác biệt. Các khóa ARLEMP được thiết kế với một mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường năng lực và những nỗ lực của khu vực trong công tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Để đạt được điều này, ban quản lý ARLEMP đã mời một đội ngũ chuyên gia bao gồm các giảng viên và khách mời để tiến hành một chương trình đào tạo mang tính đổi mới tạo ra mối liên kết sâu sắc giữa các vấn đề chuyên môn và ngoài chuyên môn. Ngoài ra, chương trình cũng được thiết kế một cách tài tình nhằm thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp và trao đổi của các học viên với các đồng nghiệp của họ. Kết quả mang lại là một quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu bền, đôi bên cùng có lợi giữa Việt Nam và khu vực. Để ghi nhận kết quả này, thay mặt cho AFP, các học viên Khóa ARLEMP 37 đã cùng nhau trồng cây lưu niệm để ghi dấu tình hữu nghị quan trọng giữa AFP và Đại học Cảnh sát Nhân dân đã được nuôi dưỡng và phát triển qua sự phối hợp của hai bên trong Chương trình ARLEMP.
ARLEMP chắc chắn đã hoàn thành một năm thành công với 26 học viên tốt nghiệp khóa ARLEMP 39 vào tháng 11, khóa học được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Việt. Khóa ARLEMP bằng tiếng Việt gần đây nhất được tổ chức cách đây 3 năm rưỡi. Điều quan trọng đối với AFP là những đồng nghiệp Việt Nam của mình, những người không đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh để tham gia các khóa ARLEMP quốc tế cũng được trao cơ hội bình đẳng để tham gia chương trình quản lý như vậy, giúp tiếp nối lại khóa ARLEMP bằng tiếng Việt. Chương trình được đánh đánh giá cao và nhận được những phản hồi tích cực của các học viên.
Sự hợp tác, phối hợp và tình hữu nghị không chỉ giới hạn ở khía cạnh chuyên môn của cảnh sát. Quan trọng hơn, mối quan tâm chung và sự kết nối còn được thấy giữa các nước tham gia qua các hoạt động thể thao. Học viện Cảnh sát Nhân dân và ARLEMP lại gặp nhau trong một trận đấu giao hữu bóng đá. Đó là một trong những trận đấu với tỉ số sít sao nhất của ARLEMP, 5:6 và phần thắng nghiêng về phía đội chủ nhà, Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Mạng lưới cựu học viên ARLEMP
Tất cả các học viên đã tốt nghiệp các lớp ARLEMP đều có thể truy cập vào trang web cựu học viên ARLEMP. Trang này được thiết kế để các học viên có thể giữ liên lạc với nhau cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Các thành viên trên mạng không những có thể liên lạc với các học viên cùng lớp của mình mà còn với các học viên của các khóa ARLEMP trước và trong tương lai. Những cựu học viên nào mà chưa tham gia được vào trang mạng này thì xin hãy liên hệ theo địa chỉ emaille.cao@rmit.edu.au để kết nối với đồng nghiệp trong chương trình ARLEMP.
Dịch chuyển ranh giới – Một Sáng kiến đối với Phụ nữ trong Vai trò Lãnh đạo
Trong lịch sử 10 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên ARLEMP tổ chức một khóa dành riêng cho nữ cảnh sát. Chương trình này được thiết kế nhằm tăng cường năng lực chuyên môn, sự tự tin và tính kiên cường của nữ cảnh sát. Chương trình độc đáo này là một dấu mốc quan trọng đối với ARLEMP và là một cơ hội lớn cho nhiều cơ quan Cảnh sát của các nước tham gia đưa ra thảo luận các vấn đề lãnh đạo của phụ nữ.
Khóa học này được khởi xướng bởi người luôn đấu tranh vì bình đẳng giới, Thiếu tướng Chris McDevitt – Trưởng Sỹ quan Liên lạc Cảnh sát Liên bang Australia tại Việt Nam. Sau khi đánh giá lại hoạt động của ARLEMP, Thiếu tướng McDevitt phát hiện rằng phụ nữ chỉ chiếm 13% số học viên đã tham dự ARLEMP. Quan điểm của Ông là phụ nữ cũng nên được trao cơ hội bình đẳng để tham gia vào Chương trình ARLEMP. Hiện số phụ nữ đã tham dự ARLEMP là 18%.
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được Quê hương Đất nước ca ngợi và được Bác Hồ trao tặng cho tám chữ vàng “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Chính phủ Việt Nam cũng ủng hộ mạnh mẽ vấn đề bình đẳng giới và đã phát triển một Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu bao quát là nâng cao vị thế của phụ nữ và đảm bảo quyền tự do của họ. Tương tự, Chính phủ Australia cũng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao vị thế cho phụ nữ Australia và trong khu vực, nhờ đó Chính phủ Australia đã tài trợ hoàn toàn cho khóa ARLEMP với chủ đề Nữ Cảnh sát trong Vai trò Lãnh đạo thông qua Chương trình Phòng chống Buôn bán người Australia-Châu Á (AAPTIP) và Quỹ Tài trợ Bình đẳng giới của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT). Theo truyền thống, Cảnh sát là một nghề mà chủ yếu là do đàn ông đảm nhiệm. Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng hơn trong việc đảm nhiệm thành công vai trò của một sỹ quan Cảnh sát. Trong khi phụ nữ tiếp tục thiếu sự có mặt trong ngành Cảnh sát, thì vị trí quan trọng mà phụ nữ nắm giữ trong lực lượng Cảnh sát hiện đang tiếp tục được ghi nhận. Bình đẳng giới và bình đẳng khả năng tiếp cận với những cơ hội lãnh đạo là vô cùng quan trọng đối với tương lai thành công của ngành cảnh sát.
“Phụ nữ rất cứng cỏi và kiên cường. Phụ nữ mang đến những phong cách lãnh đạo khác nhau cho ngành cảnh sát, những cách này thường có tính chia sẻ và tham khảo, do đó nó thường gây ảnh hưởng và thúc đẩy những thay đổi tích cực về cơ cấu mà không cần dựa vào quyền lực”, Trợ lý Tổng Tư lệnh AFP Saunders đã phát biểu trước các lãnh đạo trẻ tại buổi lễ bế giảng khóa ARLEMP 38. Tham dự Chương trình này còn có những nữ lãnh đạo khác như Tiến sỹ Kerin Bedi, nữ Cảnh sát trưởng đầu tiên của Ấn Độ; Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh – Giám đốc Công an Tỉnh Kiên Giang, Thiếu tướng Quinn, Chủ tịch Mạng lưới Nữ Cảnh sát của AFP và Trợ lý Tổng Tư lệnh cấp cao Zuraidah Abdullah, người phụ nữ đầu tiên trở thành Trợ lý Tổng tư lệnh Cấp cao của Cảnh sát ở Singapore.
Trong nỗ lực hơn nữa để ghi nhận vai trò của phụ nữ trong lực lượng Cảnh sát Việt Nam, AFP đã tổ chức một buổi tiệc trà cho các nữ cảnh sát Việt Nam mà trong đó phần lớn là cựu học viên ARLEMP để kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam. Việt Nam tự hào có một số phụ nữ Cảnh sát rất tài năng và cống hiến cho Ngành, họ là những hình mẫu tuyệt vời cho các thế hệ trẻ noi theo.
Chấm dứt Bạo lực gia đình đối với Phụ nữ
Năm nay ARLEMP 39 diễn ra trùng với Ngày Ruy-băng Trắng, được tiến hành vào ngày 25/11 hàng năm. Chiến dịch Ruy-băng Trắng là một sáng kiến của nam giới nhằm chấm dứt bạo lực gia đình của đàn ông đối với phụ nữ. Ngày Ruy-băng Trắng lần này đánh dấu sự bắt đầu của 16 ngày Tích cực Chấm dứt Bạo lực đối với Phụ nữ. Giai đoạn này bắt đầu vào ngày Ruy-băng Trắng và kết thúc vào Ngày Nhân quyền.
Như các nhà lãnh đạo của họ đã làm tại Chiến dịch Buổi Ăn sáng với Đàn ông vì mục đích Ứng phó với Nạn Bạo lực đối với Phụ nữ được tổ chức tại Hà Nội, các học viên ARLEMP 39 đã nâng cao tầm quan trọng của việc hỗ trợ tầm nhìn của tất cả phụ nữ để họ sống trong sự an toàn, thoát khỏi mọi hình thức bạo lực của nam giới. Chủ đề này trùng hợp hoàn toàn với nội dung chống buôn người và di cư trái phép của Chương trình ARLEMP, mà trong đó các học viên thảo luận với nhau, trong phạm vi một quốc gia và trong khu vực, là các sỹ quan Cảnh sát phải hợp tác với nhau như thế nào để ngăn chặn và phòng ngừa các loại tội phạm này.
Xây dựng Niềm tin, Tình hữu nghị và Mạng lưới bền vững
Chương trình ARLEMP làm nên sự khác biệt. Các khóa ARLEMP được thiết kế với một mục tiêu cụ thể nhằm tăng cường năng lực và những nỗ lực của khu vực trong công tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Để đạt được điều này, ban quản lý ARLEMP đã mời một đội ngũ chuyên gia bao gồm các giảng viên và khách mời để tiến hành một chương trình đào tạo mang tính đổi mới tạo ra mối liên kết sâu sắc giữa các vấn đề chuyên môn và ngoài chuyên môn. Ngoài ra, chương trình cũng được thiết kế một cách tài tình nhằm thúc đẩy sự hợp tác, phối hợp và trao đổi của các học viên với các đồng nghiệp của họ. Kết quả mang lại là một quan hệ đối tác và tình hữu nghị lâu bền, đôi bên cùng có lợi giữa Việt Nam và khu vực. Để ghi nhận kết quả này, thay mặt cho AFP, các học viên Khóa ARLEMP 37 đã cùng nhau trồng cây lưu niệm để ghi dấu tình hữu nghị quan trọng giữa AFP và Đại học Cảnh sát Nhân dân đã được nuôi dưỡng và phát triển qua sự phối hợp của hai bên trong Chương trình ARLEMP.
ARLEMP chắc chắn đã hoàn thành một năm thành công với 26 học viên tốt nghiệp khóa ARLEMP 39 vào tháng 11, khóa học được thực hiện hoàn toàn bằng tiếng Việt. Khóa ARLEMP bằng tiếng Việt gần đây nhất được tổ chức cách đây 3 năm rưỡi. Điều quan trọng đối với AFP là những đồng nghiệp Việt Nam của mình, những người không đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh để tham gia các khóa ARLEMP quốc tế cũng được trao cơ hội bình đẳng để tham gia chương trình quản lý như vậy, giúp tiếp nối lại khóa ARLEMP bằng tiếng Việt. Chương trình được đánh đánh giá cao và nhận được những phản hồi tích cực của các học viên.
Sự hợp tác, phối hợp và tình hữu nghị không chỉ giới hạn ở khía cạnh chuyên môn của cảnh sát. Quan trọng hơn, mối quan tâm chung và sự kết nối còn được thấy giữa các nước tham gia qua các hoạt động thể thao. Học viện Cảnh sát Nhân dân và ARLEMP lại gặp nhau trong một trận đấu giao hữu bóng đá. Đó là một trong những trận đấu với tỉ số sít sao nhất của ARLEMP, 5:6 và phần thắng nghiêng về phía đội chủ nhà, Học viện Cảnh sát Nhân dân.
Mạng lưới cựu học viên ARLEMP
Tất cả các học viên đã tốt nghiệp các lớp ARLEMP đều có thể truy cập vào trang web cựu học viên ARLEMP. Trang này được thiết kế để các học viên có thể giữ liên lạc với nhau cả trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày. Các thành viên trên mạng không những có thể liên lạc với các học viên cùng lớp của mình mà còn với các học viên của các khóa ARLEMP trước và trong tương lai. Những cựu học viên nào mà chưa tham gia được vào trang mạng này thì xin hãy liên hệ theo địa chỉ emaille.cao@rmit.edu.au để kết nối với đồng nghiệp trong chương trình ARLEMP.
Tác giả: Trần Văn Thanh
Tin liên quan
- Giao lưu văn nghệ, thể thao chào mừng năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia (09.05.2016)
- Tổ chức tham quan thực tế cho học viên Capuchia lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ Tội phạm học (13.04.2016)
- Trường Đại học CSND tiếp đoàn đại biểu Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia (11.04.2016)
- Khai trương Bếp ăn tập thể dành cho sinh viên Campuchia (11.03.2016)
- Bế giảng 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho Lãnh đạo cấp phòng Bộ nội vụ Vương quốc Campuchia (06.03.2016)