Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” do Bộ Công an phát động, thời gian qua, Trường Đại học CSND đã tổ chức triển khai với nhiều biện pháp, hình thức thực hiện hiệu quả cuộc vận động. Đối với Khoa Luật, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị đã chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, sớm cụ thể hóa trong chương trình công tác năm học với phương châm “Trách nhiệm cụ thể, chương trình, kế hoạch cụ thể; làm việc cụ thể, kết quả cụ thể, thi đua cụ thể”[1]. Với phương châm hành động đó, giảng viên Khoa Luật trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn luôn “lồng ghép” hoạt động giảng dạy với việc định hướng “xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” cho sinh viên từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trước hết cần khẳng định “phong cách người CAND” là một phạm trù tương đối rộng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quá trình thực thi công vụ của lực lượng CAND, bao gồm: Phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sống… “Bản lĩnh” là ý chí, dũng khí, chính kiến của mỗi cá nhân để linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, phát triển phù hợp với vai trò, vị thế xã hội của mỗi con người trong điều kiện khách quan thay đổi và giúp cá nhân tự đánh giá, phán xử những hành vi và cách cư xử của mình. “Nhân văn” là những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp với tri thức văn hóa, văn minh, thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp; nhận thức đúng đắn về bản thân và niền tin vào trí tuệ, bản lĩnh, khả năng tự hoàn thiện vươn lên của con người, là một trong những nội dung cơ bản của đạo đức vì cái gốc của đạo đức là lòng nhân ái “Thương người như thể thương thân”, tình nghĩa đối với con người, với gia đình, quê hương, Tổ quốc; lối sống vị tha, chung thủy; lấy thiện thắng ác; lòng yêu hòa bình, thái độ khoan dung, không báo thù báo oán. Đối với người CAND khi hội tụ được hai yếu tố cơ bản đó là “bản lĩnh” và “nhân văn” thì mới có thể tận tâm, tận tụy “vì nhân dân phục vụ” và từ đó xây dựng được “phong cách người CAND” chân chính.
Như vậy, để thực hiện cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học CSND đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp gắn với từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể khác nhau. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ mà mỗi đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện cuộc vận động. Đối với Khoa Luật là đơn vị thực hiện nhiệm vụ giảng dạy các môn pháp luật, vấn đề quan trọng là làm sao có thể “lồng ghép” giữa việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với việc triển khai cuộc vận động nêu trên. Đây là nhiệm vụ tương đối khó khăn, vì từ trước đến nay trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, giảng viên nói chung đều cho rằng việc triển khai cuộc vận động này là nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên, Phòng Chính trị. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy rằng việc tổ chức, triển khai cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” thông qua hoạt động giảng dạy các môn pháp luật không phải là sự “đơn điệu”, “gượng ép” mà trái lại nó được thể hiện hết sức phong phú, đa dạng và vô cùng thiết thực, hiệu quả. Việc “lồng ghép” được thực hiện dựa trên mục tiêu đào tạo các môn pháp luật, đó là: giảng dạy các môn pháp luật là đào tạo ra những sĩ quan cảnh sát giỏi về pháp luật; có khả năng vận dụng tốt các kiến thức pháp luật vào hoạt động thực tiễn sau khi ra trường; chấp hành tốt pháp luật, tuyên truyền giáo dục mọi người tuân thủ theo pháp luật, sử dụng pháp luật làm vũ khí sắc bén đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân.
Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định xây dựng phong cách người CAND thông qua giảng dạy các môn pháp luật thể hiện ở hai mục tiêu cơ bản: “bản lĩnh” tức là đào tạo nên người CAND giỏi về pháp luật, vận dụng pháp luật chính xác trong công tác đồng thời biết bảo vệ pháp luật; “nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tức là đào tạo nên người CAND có tinh thần thượng tôn pháp luật, biết sử dụng pháp luật để đấu tranh với cái ác bảo về cái tốt, dùng pháp luật để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Hai mục tiêu này không chỉ hướng đến đối tượng là sinh viên mà còn ngay cả chính người giảng viên. Do đó, hoạt động giảng dạy các môn pháp luật gắn với việc thực hiện cuộc vận động phải tạo ra hai sản phẩm đó là phong cách người CAND trong “người thầy” và phong cách người CAND trong “người trò”. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu và sản phẩm cụ thể, trong thời gian qua cán bộ, giảng viên Khoa Luật đã triển khai thực hiện cuộc vận động thông qua hoạt động giảng dạy các môn pháp luật bằng nhiều biện pháp cụ thể. Từ thực tiễn có thể khái quát trên các phương diện sau đây: Phát huy vai trò gương mẫu của người giảng viên trong quá trình giảng dạy; tạo động lực và niềm đam mê cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu các môn pháp luật; xây dựng cho sinh viên các kỹ năng vận dụng pháp luật gắn với định hướng nghề nghiệp; giáo dục ý thức và tinh thần thượng tôn pháp luật của sinh viên; xây dựng văn hóa pháp lý cho sinh viên; định hướng cho sinh viên phương châm hành động “vì nhân dân phục vụ” thông qua hoạt động giảng dạy các môn pháp luật. Những nội dung này được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, phát huy vai trò gương mẫu của người giảng viên trong quá trình giảng dạy các môn pháp luật.
Trước hết, mỗi giảng viên phải xây dựng cho mình “bản lĩnh” của người thầy trên bục giảng. Để làm được điều này giảng viên phải chấp hành nghiêm điều lệnh, thực hiện chuẩn mực các quy tắc ứng xử của người CAND, đồng thời phải thể hiện được sự “tự tin” trong việc truyền đạt kiến thức. Giảng viên giảng dạy pháp luật phải nắm vững, nắm chắc kiến thức luật chuyên ngành mà mình phụ trách, phải tạo niềm tin cho sinh viên về kiến thức pháp luật mà người thầy truyền đạt; sẵn sàng trao đổi, giải đáp những vướng mắc pháp lý của sinh viên một cách rành mạch, rõ ràng, thấu tình đạt lý – đó chính là “bản lĩnh” của người thầy trên bục giảng. Bản lĩnh của người giảng viên còn thể hiện ở chỗ dám tiên phong đảm nhiệm những nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đã đảm nhận như thực hiện giảng giỏi các cấp, thực hiện các công trình sáng kiến, cải tiến, nghiên cứu đề tài khoa học các cấp.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy các môn pháp luật, giảng viên luôn nêu cao tính “nhân văn, vì nhân dân dân phục vụ”. “Nhân dân” được xác định trước hết chính là sinh viên, như vậy tính “nhân văn” tinh thần “vì nhân dân phục vụ” của giảng viên trước hết hướng đến đối tượng là sinh viên. Giảng viên luôn lắng nghe, chia sẽ, trao đổi kiến thức với sinh viên; luôn tư duy, sáng tạo những phương pháp giảng dạy phù hợp giúp sinh viên tiếp thu kiến thức pháp luật một cách hiệu quả nhất. Ngoài những giờ chính khóa, giảng viên Khoa Luật còn thông qua Câu lạc bộ Pháp luật xây dựng và triển khai tổ chức các kế hoạch ngoại khóa góp phần đẩy mạnh phong trào học tập, nghiên cứu các môn pháp luật trong sinh viên, trong đó có thể kể đến những chương trình nổi bậc như: cuộc thi Olympic các môn Pháp luật “Tinh thần Pháp luật – The Spirit of the Laws”, cuộc thi “Góc nhìn pháp luật”, cuộc thi “Tuyên truyền viên giỏi”, cuộc thi “Dấu ấn pháp luật”… Mặc khác, “nhân dân” còn được hiểu rộng hơn là quần chúng nhân dân, với vai trò là những người giảng dạy pháp luật, tinh thần vì nhân dân phục vụ được thể hiện thông qua những hoạt động cụ thể. Hàng năm, cán bộ, giảng viên đều đồng hành với sinh viên tham gia chiến dịch hành quân xanh. Giảng viên Khoa Luật đảm nhận nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân thông qua hình thức Diễn đàn pháp luật. Đây chính là điểm nhấn của chiến dịch hành quân xanh, mang bản sắc riêng, thể hiện “thương hiệu” của sinh viên Trường Đại học CSND. Trải qua nhiều chiến dịch, Diễn đàn pháp luật đã được chính quyền, đoàn thể và nhân địa phương đánh giá rất cao và xem đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần cùng với địa phương tuyên tuyền, giáo dục và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Chính những hoạt động thiết thực đó đã giúp giảng viên Khoa Luật xây dựng được phong cách, bản lĩnh của người thầy trong lực lượng CAND. Kết quả đó đã được Nhà trường và chính quyền, đoàn thể các cấp ghi nhận, cụ thể như: nhiều đồng chí trong đơn vị được tặng danh hiệu “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương”, “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Bộ”, “Cán bộ, công chức trẻ giỏi toàn quốc”, “Thanh niên Công an nhân dân tiêu biểu”, “Giảng viên trẻ tiêu biểu cấp thành phố”, nhiều đồng chí đạt giải cao trong Hội thi giảng viên giỏi các cấp, nhiều giảng viên được vinh dự nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên Bộ Công an và Uỷ ban nhân dân các cấp…
Thứ hai, tạo động lực và niềm đam mê cho sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu các môn pháp luật.
Trong mọi lĩnh vực, để hoàn thành tốt công việc trước hết chúng ta phải có sự đam mê đó chính là tình cảm mà chúng ta đặt vào đối tượng tác động. Việc học tập, nghiên cứu các môn pháp luật cũng vậy để đạt kết quả tốt đòi hỏi sinh viên cũng phải có sự đam mê. Tuy nhiên, sẽ không bền vững nếu sinh viên chỉ dừng lại ở sự đam mê bởi lẽ chúng ta ai cũng có đam mê, nhưng con người đôi khi yếu đuối và thiếu kiên định. Vì thế để giữ được đam mê thì cần phải có kỷ luật và lòng quyết tâm. Có như thế chúng ta mới kiên trì theo đuổi tới cùng trong quá trình tiếp thu kiến thức pháp luật. Chúng ta cần xác định rằng đối với lực lượng CAND nói chung và lực lượng CSND nói riêng pháp luật không phải chỉ là vũ khí sắc bén để đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật mà nó còn là công cụ để bảo vệ chính chúng ta. Đây chính là vấn đề then chốt mà trong quá trình giảng dạy các mộn pháp luật, giảng viên Khoa Luật luôn định hướng cho sinh viên đồng thời luôn có những phương pháp tác động phù hợp để “giữ lửa đam mê” cho sinh viên khi học tập, nghiên cứu các môn pháp luật. Thông qua đó giúp sinh viên hiểu rằng: bản lĩnh thực sự của người CAND được xây dựng trên nền tảng pháp luật, nắm vững pháp luật là tiền đề quan trọng để mỗi cán bộ, chiến sỹ bình tĩnh, tự tin và quyết đoán khi thực thi công vụ, khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân, khi làm việc với mọi đối tượng.
Thứ ba, trang bị cho sinh viên các kỹ năng vận dụng pháp luật gắn với định hướng nghề nghiệp.
Thực tế thời gian qua cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sỹ trong quá trình thực thi công vụ không thực hiện đúng các chuẩn mực pháp lý dẫn đến những vi phạm không đáng có, làm ảnh hưởng không ít đến hình hảnh của lực lương CAND. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là khi còn trên ghế nhà trường sinh viên được cung cấp những tri thức pháp lý nhưng chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng vận dụng pháp luật để giải quyết các tình huống thực tế. Chính vì vậy, khi gặp những tình huống thực tế chúng ta thường hay lúng túng, mất bình tĩnh và thiếu tự tin đồng nghĩa với việc mất đi “bản lĩnh” đáng có của người CAND. Do đó, xây dựng “bản lĩnh” của người CAND trước hết phải là “bản lĩnh” trong thực thi pháp luật. Nhiệm vụ của giảng viên Khoa Luật không chỉ truyền thụ kiến thức pháp luật mà còn phải giúp sinh viên xây dựng được kỹ năng vận dụng pháp luật trong thực tiễn công tác hay nói cách khác là đào tạo pháp luật phải gắn với định hướng nghề nghiệp. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua giảng viên khi giảng dạy các môn pháp luật luôn luôn gắn kết với hoạt động trao đổi thông tin pháp luật để giúp sinh viên có kiến thức thực tiễn, giải quyết được các tình huống thực tế từ trong nhà trường; bên cạnh đó, giảng viên cũng tăng cường các hoạt động thảo luận, xêmina, giải quyết các bài tập tình huống, các hoạt động này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng trình bày trước đám đông – một kỹ năng không thế thiếu của người CAND. Ngoài ra, thông qua các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các cuộc thi, phiên tòa giả định, thông qua sinh hoạt định kỳ của Câu lạc bộ Pháp luật; đặc biệt là bồi dưỡng và tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi do các trường tổ chức như: Cuộc thi “Trạng nguyên CAND” do Trường đại học An ninh dân nhân tổ chức, cuộc thi “Bản lĩnh nghệ luật” do Học viện Tư pháp tổ chức, cuộc thi “Chân dung người bảo vệ pháp luật” do Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức… Bên cạnh đó, thông qua các chương trình Diễn đàn pháp luật trong chiến dịch hành quân xanh, giảng viên Khoa Luật cũng tạo cơ chế cho sinh viên trực tiếp tham gia. Chính những hoạt động thiết thực này đã giúp sinh viên tham gia các “đấu trường” để được “cọ sát” và thể hiện “bản lĩnh” của mình. Những hoạt động thiết thực nêu trên đã có tác động tích cực giúp cho sinh viên không chỉ trao dồi kiến thức, kỹ năng vận dụng pháp luật vào đời sống mà còn xây dựng cho sinh viên bản lĩnh tự tin trong các hoạt động quần chúng làm hành trang vững chắc cho các em trên bước đường công tác sau khi ra trường. Đó chính là quá trình mà giảng viên xây dựng “bản lĩnh” cho sinh viên thông qua hoạt động giảng dạy các môn pháp luật.
Thứ tư, xây dựng văn hóa pháp lý, giáo dục ý thức và tinh thần thượng tôn pháp luật của sinh viên.
Văn hóa pháp lý hay còn gọi là văn hóa pháp luật là thuật ngữ dùng để mô tả mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa các giá trị pháp luật và các giá trị về văn hóa, là tống thể các hoạt động hàm chứa các giá trị pháp luật được hình thành trên cơ sở tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đối với pháp luật và hành vi pháp lý thực tiễn. Lực lượng CAND là những người sử dụng pháp luật để thực thi công vụ, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật nên cần phải nắm vững về văn hóa pháp lý. Văn hóa pháp lý tạo nên “bản lĩnh” và tính “nhân văn” trong quá trình thực thi công vụ của lực lượng CAND hay nói cách khác nó tạo nên cốt cách và phong cách của người CAND. Do đó, nhiệm vụ của giảng viên khi giảng dạy các môn pháp luật không chỉ dừng lại ở khâu truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là phải định hướng và xây dựng văn hóa pháp lý cho sinh viên. Sự định hướng này được thực hiện thông qua những nội dung cụ thể như: giáo dục cho sinh viên thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ đó là “phụng công thủ pháp, chí công vô tư” trong khi thi hành công vụ; xử lý công tâm, khách quan, đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật, lấy giáo dục, cảm hóa, thuyết phục là chính; không dung túng, bao che hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng; không “hình sự hóa” quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế hoặc “hành chính hóa” vụ việc hình sự dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan, sai, xâm phạm đến quyền, lợi, lợi ích hợp pháp của người dân; bảo vệ cái đúng, cái tốt, đấu tranh với cái xấu, cái sai. Đây chính là những nội dung cụ thể trong quá trình giảng dạy các môn pháp luật góp phần quan trọng trong việc “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”.
Thứ năm, định hướng cho sinh viên phương châm hành động “vì nhân dân phục vụ” thông qua hoạt động giảng dạy các môn pháp luật.
Tóm lại, cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” được triển khai tại Trường Đại học CSND trong thời gian qua bước đầu đã có tác động và hiệu ứng tích cực góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Đạt được những kết quả đó là nhờ vào sự chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, sự chung sức đồng lòng với những hoạt động thiết thực của từng đơn vị, từng cá nhân cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên toàn trường. Trong thành tích chung đó, Khoa Luật trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã có những nỗ lực để góp phần đưa cuộc vận động vào cuộc sống thông qua hoạt động giảng dạy các môn pháp luật. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những đóng góp mang tính cơ bản, bước đầu góp phần nhỏ vào thành tích chung của Nhà trường. Trong thời gian tới, toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Luật sẽ quyết tâm và sẽ có những cách làm sáng tạo hơn nữa để cùng nhà trường thực hiện thành công cuộc vận động “Xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” một cách thiết thực, hiệu quả nhất.
[1] Chương trình công tác của Khoa Luật năm học 2021 - 2022
Tác giả: Thiếu tá, ThS. Huỳnh Trung Hậu - Khoa Luật
- Những điểm mới cơ bản của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) (21.07.2024)
- Chính phủ bổ sung 15 chất mới vào danh mục chất ma túy (19.07.2024)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay (19.07.2024)
- Phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc (18.07.2024)
- Bước phát triển trong quy định của Đảng về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên (15.07.2024)
- Y tế CAND – Tự hào 77 năm xây dựng, trưởng thành (12.07.2024)
- Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (10.07.2024)
- Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường số (09.07.2024)
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (09.07.2024)