Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và kế thừa truyền thống dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đào tạo, để từ đó khai mở dân trí, xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3-9-1945, nhận thức rõ tác hại của nạn mù chữ - hậu quả mà chế độ thực dân, phong kiến để lại, Người đã xác định “diệt giặc dốt” là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của Nhà nước công nông non trẻ. Hơn thế, giáo dục, đào tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo, coi giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục và đào tạo là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã chỉ rõ:
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội… Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3-9-1945, nhận thức rõ tác hại của nạn mù chữ - hậu quả mà chế độ thực dân, phong kiến để lại, Người đã xác định “diệt giặc dốt” là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của Nhà nước công nông non trẻ. Hơn thế, giáo dục, đào tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được coi là quốc sách hàng đầu.
Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo, coi giáo dục, đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Phát triển giáo dục và đào tạo là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã chỉ rõ:
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội… Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Là lực lượng vũ trang cách mạng, “thanh kiếm và lá chắn” bảo vệ Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân; trải qua hơn 73 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân (CAND) luôn xác định giáo dục, đào tạo là nhân tố quyết định tới nhiệm vụ xây dựng lực lượng CAND cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Với quan điểm ấy, kế thừa thành tựu đã đạt được của giáo dục, đào tạo CAND trong suốt chiều dài lịch sử, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, những năm gần đây, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày 28-10-2014 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND; ngoài ra, hằng năm đều ban hành chỉ thị về nhiệm vụ công tác trọng tâm năm học trong CAND...
Theo đó, công tác giáo dục, đào tạo CAND đã đạt được những kết quả tích cực: Nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, góp phần nâng cao tính chủ động và khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, qua đó chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao.
Hệ thống ngành, nghề đào tạo tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng theo hướng đa dạng hóa; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ; quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về giáo dục, đào tạo được mở rộng, đem lại hiệu quả thiết thực…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục, đào tạo CAND vẫn còn những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, từ đó tác động tới các mặt, lĩnh vực công tác Công an như: việc quy hoạch tổng thể mạng lưới trường thiếu tính ổn định, bền vững, thiếu sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ngành. Việc phân định mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, giữa các cấp, bậc học chưa thực sự rõ ràng, còn trùng dẫm, chồng chéo. Kỷ luật, kỷ cương trong giáo dục, đào tạo có lúc, có nơi bị buông lỏng, chưa được chấn chỉnh kịp thời. Chất lượng đầu ra còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo chưa thật sự khoa học, còn nặng về quản trị, nên không phát huy được hết tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với việc ứng dụng công nghệ 3D, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo... đã và đang tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với các quốc gia, dân tộc trong quá trình đổi mới, hợp tác, hội nhập và phát triển.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của các yếu tố an ninh phi truyền thống như khủng bố, ma túy, cướp biển, rửa tiền, tin tặc, thảm họa môi trường, dịch bệnh, buôn bán người, di cư bất hợp pháp và cực đoan dân tộc, tôn giáo... tác động đan xen, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia.
Ở trong nước, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ với những phương thức, thủ đoạn ngày càng nguy hiểm, tinh vi, xảo quyệt hơn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ còn nghiêm trọng; tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp...
Trong bối cảnh đó, để hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, lực lượng CAND cần phải chủ động, tích cực, đổi mới toàn diện, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các mặt công tác Công an, trong đó, giáo dục, đào tạo là một trong những giải pháp đột phá, chiến lược, lâu dài.
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15-3-2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 6-8-2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Nghị quyết số 17-NQ/ĐU ngày 28-10-2014 của Đảng ủy Công an Trung ương, trong thời gian tới, công tác giáo dục, đào tạo CAND cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành tập trung, thống nhất của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đối với công tác giáo dục, đào tạo; đồng thời, phát huy vai trò chủ động của Công an các đơn vị, địa phương, các học viện, trường CAND trong công tác tham mưu, triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo CAND. Đẩy nhanh việc sắp xếp tổ chức bộ máy, phân định rõ ràng, rành mạch khoa học, hợp lý, có tính ổn định, bền vững, tránh trùng dẫm, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của các học viện, trường CAND theo nguyên tắc: “Một cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính”.
Hai là, quán triệt và thực hiện quan điểm giáo dục, đào tạo CAND có tính mở, linh hoạt, hệ thống, đồng bộ, liên thông, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành, bảo đảm tính chuyên sâu, gắn với từng lĩnh vực cụ thể của từng cơ sở đào tạo để xác định ngành, chuyên ngành đào tạo, bậc học, đối tượng học và phân định kiến thức phù hợp với các cấp bậc đào tạo tương ứng. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học, bậc học; đồng thời, đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ rất linh hoạt trong thực tiễn công tác, chiến đấu.
Cụ thể là, đối với bậc đại học, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật, có khả năng tham mưu, thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ được đào tạo theo chuyên ngành, có đầy đủ các kỹ năng “mềm”, sức khỏe tốt, có khả năng tự học tập, tự rèn luyện; có năng lực làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đủ điều kiện công tác tốt tại Công an cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu “huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.
Qua đào luyện từ công tác, chiến đấu tại địa bàn cơ sở, có sự trưởng thành, phát triển và được học tập, bồi dưỡng thường xuyên sẽ trở thành nguồn cán bộ chất lượng cao trong CAND, đáp ứng yêu cầu xây dựng “Bộ tinh, tỉnh mạnh”, nhất là khi được bố trí sử dụng đúng ngành, chuyên ngành đào tạo. Đối với bậc trung cấp, phải hướng tới đào tạo cán bộ thực hành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có khả năng phân tích, nắm bắt tình hình và xử lý những tình huống nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ hiện đại, đảm nhận được nhiều vị trí công tác trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt ở các bậc học cao hơn.
Ba là, nghiên cứu đánh giá, đề xuất đổi mới chương trình đào tạo, gắn với việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nhằm cụ thể hóa từng vị trí, chức danh công tác từ lãnh đạo, chỉ huy đến cán bộ quản lý, tham mưu chiến lược, cán bộ nghiên cứu, cán bộ trực tiếp chiến đấu và cán bộ Công an cơ sở… theo từng lĩnh vực công tác lớn của lực lượng CAND, cụ thể là: (1) Công tác chính trị, tư tưởng, công tác đảng, xây dựng lực lượng, công tác tham mưu, chỉ huy, công tác quần chúng, đoàn thể trong CAND; (2) Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; (3) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; (4) Công tác hậu cần - kỹ thuật CAND; (5) Công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Cùng với đó, các học viện, trường CAND cần chủ động đổi mới phương thức đào tạo và phương pháp dạy học theo hướng, “lấy người học làm trung tâm”, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực của học viên; đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”1 -.Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, giáo dục và học tập; thí điểm xây dựng các mô hình giáo dục có sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, phần mềm, trí tuệ nhân tạo... trong các học viện, trường CAND.
Bốn là, trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/ĐU ngày 28-10-2014 của Đảng ủy Công an Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND để tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo; tập trung bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình, quy chế về giáo dục, đào tạo CAND phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, thống nhất. Nghiên cứu xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo với các học viện, trường CAND và Công an các đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nhất là việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế thực tập, kiến tập và bố trí công tác cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Năm là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục, bồi dưỡng lòng tự tôn nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào của những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận trồng người cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và những người làm công tác giáo dục, đào tạo CAND. Xây dựng đội ngũ giáo viên các học viện, trường CAND không chỉ là những nhà giáo mẫu mực, nhà khoa học có uy tín, tấm gương sáng về đạo đức, trí tuệ, nhân cách, về sự trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân mà còn là những nhà hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác công an, có những đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Đảng, Nhà nước và của lực lượng CAND.
Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh CAND, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục học viên, giúp học viên nhận thức được mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, đó là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”2 . Quan tâm xây dựng cảnh quan, môi trường văn hóa, sư phạm, giáo dục thân thiện, nhân văn trong các học viện, trường CAND.
-----------------------------------
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 361, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 208, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
Với quan điểm ấy, kế thừa thành tựu đã đạt được của giáo dục, đào tạo CAND trong suốt chiều dài lịch sử, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, những năm gần đây, Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCA và Chỉ thị số 13/CT-BCA ngày 28-10-2014 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND; ngoài ra, hằng năm đều ban hành chỉ thị về nhiệm vụ công tác trọng tâm năm học trong CAND...
Theo đó, công tác giáo dục, đào tạo CAND đã đạt được những kết quả tích cực: Nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy không ngừng được đổi mới, bảo đảm tính khoa học, hiện đại, góp phần nâng cao tính chủ động và khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên, qua đó chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước được nâng cao.
Hệ thống ngành, nghề đào tạo tiếp tục được hoàn thiện và mở rộng theo hướng đa dạng hóa; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tăng về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ; quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế về giáo dục, đào tạo được mở rộng, đem lại hiệu quả thiết thực…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, giáo dục, đào tạo CAND vẫn còn những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, từ đó tác động tới các mặt, lĩnh vực công tác Công an như: việc quy hoạch tổng thể mạng lưới trường thiếu tính ổn định, bền vững, thiếu sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của Ngành. Việc phân định mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, giữa các cấp, bậc học chưa thực sự rõ ràng, còn trùng dẫm, chồng chéo. Kỷ luật, kỷ cương trong giáo dục, đào tạo có lúc, có nơi bị buông lỏng, chưa được chấn chỉnh kịp thời. Chất lượng đầu ra còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng CAND. Công tác quản lý giáo dục và đào tạo chưa thật sự khoa học, còn nặng về quản trị, nên không phát huy được hết tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Thế giới đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với việc ứng dụng công nghệ 3D, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo... đã và đang tạo ra nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với các quốc gia, dân tộc trong quá trình đổi mới, hợp tác, hội nhập và phát triển.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của các yếu tố an ninh phi truyền thống như khủng bố, ma túy, cướp biển, rửa tiền, tin tặc, thảm họa môi trường, dịch bệnh, buôn bán người, di cư bất hợp pháp và cực đoan dân tộc, tôn giáo... tác động đan xen, ảnh hưởng đến an ninh, an toàn của cộng đồng quốc tế và mỗi quốc gia.
Ở trong nước, các thế lực thù địch, phản động đang ráo riết thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ với những phương thức, thủ đoạn ngày càng nguy hiểm, tinh vi, xảo quyệt hơn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ còn nghiêm trọng; tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp...
Trong bối cảnh đó, để hoàn thành xuất sắc trọng trách được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, lực lượng CAND cần phải chủ động, tích cực, đổi mới toàn diện, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả các mặt công tác Công an, trong đó, giáo dục, đào tạo là một trong những giải pháp đột phá, chiến lược, lâu dài.
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15-3-2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 6-8-2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, Nghị quyết số 17-NQ/ĐU ngày 28-10-2014 của Đảng ủy Công an Trung ương, trong thời gian tới, công tác giáo dục, đào tạo CAND cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Một là, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành tập trung, thống nhất của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đối với công tác giáo dục, đào tạo; đồng thời, phát huy vai trò chủ động của Công an các đơn vị, địa phương, các học viện, trường CAND trong công tác tham mưu, triển khai nhiệm vụ giáo dục và đào tạo CAND. Đẩy nhanh việc sắp xếp tổ chức bộ máy, phân định rõ ràng, rành mạch khoa học, hợp lý, có tính ổn định, bền vững, tránh trùng dẫm, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của các học viện, trường CAND theo nguyên tắc: “Một cơ quan, đơn vị có thể thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan, đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính”.
Hai là, quán triệt và thực hiện quan điểm giáo dục, đào tạo CAND có tính mở, linh hoạt, hệ thống, đồng bộ, liên thông, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, lý thuyết và thực hành, bảo đảm tính chuyên sâu, gắn với từng lĩnh vực cụ thể của từng cơ sở đào tạo để xác định ngành, chuyên ngành đào tạo, bậc học, đối tượng học và phân định kiến thức phù hợp với các cấp bậc đào tạo tương ứng. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học, bậc học; đồng thời, đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ rất linh hoạt trong thực tiễn công tác, chiến đấu.
Cụ thể là, đối với bậc đại học, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật, có khả năng tham mưu, thực hiện có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ được đào tạo theo chuyên ngành, có đầy đủ các kỹ năng “mềm”, sức khỏe tốt, có khả năng tự học tập, tự rèn luyện; có năng lực làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đủ điều kiện công tác tốt tại Công an cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu “huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.
Qua đào luyện từ công tác, chiến đấu tại địa bàn cơ sở, có sự trưởng thành, phát triển và được học tập, bồi dưỡng thường xuyên sẽ trở thành nguồn cán bộ chất lượng cao trong CAND, đáp ứng yêu cầu xây dựng “Bộ tinh, tỉnh mạnh”, nhất là khi được bố trí sử dụng đúng ngành, chuyên ngành đào tạo. Đối với bậc trung cấp, phải hướng tới đào tạo cán bộ thực hành, có bản lĩnh chính trị vững vàng, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có khả năng phân tích, nắm bắt tình hình và xử lý những tình huống nghiệp vụ, sử dụng thành thạo phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ hiện đại, đảm nhận được nhiều vị trí công tác trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt ở các bậc học cao hơn.
Ba là, nghiên cứu đánh giá, đề xuất đổi mới chương trình đào tạo, gắn với việc phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nhằm cụ thể hóa từng vị trí, chức danh công tác từ lãnh đạo, chỉ huy đến cán bộ quản lý, tham mưu chiến lược, cán bộ nghiên cứu, cán bộ trực tiếp chiến đấu và cán bộ Công an cơ sở… theo từng lĩnh vực công tác lớn của lực lượng CAND, cụ thể là: (1) Công tác chính trị, tư tưởng, công tác đảng, xây dựng lực lượng, công tác tham mưu, chỉ huy, công tác quần chúng, đoàn thể trong CAND; (2) Công tác bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; (3) Công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; (4) Công tác hậu cần - kỹ thuật CAND; (5) Công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Cùng với đó, các học viện, trường CAND cần chủ động đổi mới phương thức đào tạo và phương pháp dạy học theo hướng, “lấy người học làm trung tâm”, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; chuyển từ truyền thụ kiến thức một chiều sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực của học viên; đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”1 -.Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, giáo dục và học tập; thí điểm xây dựng các mô hình giáo dục có sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, phần mềm, trí tuệ nhân tạo... trong các học viện, trường CAND.
Bốn là, trên cơ sở sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/ĐU ngày 28-10-2014 của Đảng ủy Công an Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND để tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo; tập trung bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình, quy chế về giáo dục, đào tạo CAND phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy mới, bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, thống nhất. Nghiên cứu xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo với các học viện, trường CAND và Công an các đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nhất là việc xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế thực tập, kiến tập và bố trí công tác cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Năm là, tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục, bồi dưỡng lòng tự tôn nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào của những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận trồng người cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và những người làm công tác giáo dục, đào tạo CAND. Xây dựng đội ngũ giáo viên các học viện, trường CAND không chỉ là những nhà giáo mẫu mực, nhà khoa học có uy tín, tấm gương sáng về đạo đức, trí tuệ, nhân cách, về sự trung thành với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân mà còn là những nhà hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác công an, có những đóng góp nhiều hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Đảng, Nhà nước và của lực lượng CAND.
Tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, điều lệnh CAND, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, giáo dục học viên, giúp học viên nhận thức được mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, đó là: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”2 . Quan tâm xây dựng cảnh quan, môi trường văn hóa, sư phạm, giáo dục thân thiện, nhân văn trong các học viện, trường CAND.
-----------------------------------
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 361, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, tr. 208, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011.
Tác giả: Ngọc Ngọ
Tin liên quan
- Toàn văn phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII (04.10.2022)
- Tìm hiểu Tài khoản định danh điện tử có thể dùng thay Căn cước công dân (30.09.2022)
- Luật Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 (30.09.2022)
- Việt Nam – Campuchia: Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị 55 năm xây dựng và phát triển (22.09.2022)
- ASEAN đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia (22.09.2022)
- 60 năm quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào và vai trò của thế hệ trẻ (09.09.2022)
- Quy định mới về định danh và xác thực điện tử (08.09.2022)
- Bảo vệ an ninh biển, đảo trước mối đe doạ An ninh phi truyền thống trong giai đoạn hiện nay (08.09.2022)
- Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Lê Hồng Phong (1902 - 2022) (05.09.2022)