MỘT TÁC PHẨM BẤT HỦ
Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá, được viết từ trái tim, trí tuệ và tư tưởng của một vĩ nhân. Di chúc của Người là sự hội tụ truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, hòa quyện, chắt lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại; đã đi vào lịch sử và trở thành một tài sản vô giá của dân tộc ta.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh trí tuệ của một nhà tư tưởng lỗi lạc, bởi trong đó thể hiện tâm huyết của một con người “đại nhân, đại trí, đại dũng”; là tầm cao của một con người đã dành cả cuộc đời phấn đấu hy sinh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, vì hòa bình, tiến bộ trên toàn thế giới.
Sự kết tinh trí tuệ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trước hết trong ngôn từ diễn đạt. Là người mácxít phương Đông, hơn ai hết Hồ Chí Minh am hiểu mục đích, giá trị của thể loại “di chúc” theo truyền thống văn hóa phương Đông. Đồng thời, Người hiểu rõ cuộc đời của mỗi con người, ai cũng phải tuân theo quy luật của tạo hóa: “sinh, lão, bệnh, tử”. Tuy nhiên, trong Di chúc, người ta không thấy có chỗ nào “lâm ly, tử biệt”, mà được diễn đạt, thể hiện một cách tự nhiên, thanh cao, cô đọng và giản dị về ngôn từ, như cách nói của Người, “tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”[1].
Sự kết tinh trí tuệ trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt được thể hiện rõ qua mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và cách mạng Việt Nam.
NỘI DUNG CỐT LÕI VỀ ĐẢNG VÀ LỰC LƯỢNG KẾ CẬN
Trước hết là về Đảng cầm quyền: Với tư cách là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, trước lúc đi xa, điều đầu tiên Người di huấn với Đảng rằng phải luôn quán triệt nguyên tắc: “Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”[2]. Đảng là người lãnh đạo, là “trí khôn”, “là bàn chỉ nam” dẫn dắt cách mạng Việt Nam đến thắng lợi. Chính vì vậy, phải thường xuyên chăm lo công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, để Đảng vững mạnh về mọi mặt. Muốn làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, thì vấn đề đoàn kết trong Đảng phải đặt lên hàng đầu. Trong Di chúc, Người viết: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”[3].
Sự đoàn kết của Đảng chỉ có được khi Ban Chấp hành Trung ương và mỗi đảng viên của Đảng kiên quyết một lòng, một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Phải nhận thức sâu sắc rằng, đoàn kết, thống nhất trong Đảng là vấn đề quan trọng nhất, phải làm cho các cấp ủy và hàng triệu đảng viên cùng một ý chí hành động, tạo ra sức mạnh; phải làm cho Đảng thật sự trở thành hạt nhân lãnh đạo xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Người nhấn mạnh, đoàn kết là truyền thống quý báu của Nhân dân ta, để tập hợp được rộng rãi và đông đảo các lực lượng tham gia khối đại đoàn kết: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”[4].
Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Ngay sau phần nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên””[5]. Bởi vì theo quan điểm của Người, muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên - một bộ phận quan trọng của dân tộc. Để hiện thực hóa tiềm năng đó, thì trước hết cần phải tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng. Người cho rằng: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết họp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ”[6].
Nhìn nhận thanh niên là một lực lượng to lớn và mạnh mẽ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”[7]. Người nhắc nhở các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, phải chú ý chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Để họ xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước, là những cán bộ kế cận của Đảng, phải giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên có phẩm chất đạo đức và năng lực: có tài, có đức, “vừa hồng, vừa chuyên”. Đối với lực lượng thanh niên, Người yêu cầu phải tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu học tập để nắm lấy tri thức, bồi dưỡng ý chí nghị lực và tinh thần cách mạng, phục vụ Tổ quốc. Người nói: “Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa”[8]... Phải luôn nhắc nhở, dìu dắt họ, đề phòng rơi vào “chủ nghĩa cá nhân”. Thanh niên là những người đang trong quá trình tích lũy tri thức và hình thành nhân cách, việc giáo dục phẩm chất đạo đức, việc tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người phải thường xuyên như đánh răng, rửa mặt hằng ngày.
Trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ ra cụ thể, đó là lý tưởng sống vì Tổ quốc, vì Nhân dân; kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn xung phong, gương mẫu trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ: “Thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó thanh niên làm”[9]; và “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm”[10]. Hồ Chí Minh căn dặn, mỗi người thanh niên phải luôn suy nghĩ về nhiệm vụ của mình trước Tổ quốc, trước nhân dân: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”[11]. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, để thanh niên có phẩm chất “vừa hồng, vừa chuyên”, trước hết là trách nhiệm của Đảng, của tổ chức Đoàn Thanh niên và các thế hệ đi trước, phải thường xuyên quan tâm tới thanh niên.
CHĂM LO CHO CON NGƯỜI, VÌ CON NGƯỜI
Xuất phát từ quan điểm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[12], một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong bản Di chúc là phần nói về con người: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xác định chiến lược con người là một mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh làNhân dân, là tất cả những con dân nước Việt; là đồng bào, đồng chí và những người có lòng yêu nước, hướng về dân tộc.
Tiếp thu tư tưởng của các bậc tiền nhân khi nhìn nhận về vai trò, sức mạnh của Nhân dân: Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; học tập tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi: Ý chí của Nhân dân là thành lũy vững chắc (chúng chí thành thành), sức dân như nước, chở thuyền hay lật thuyền cũng do dân: “Phúc chu thủy tín dân do thủy/Thị hiểm nan bằng, mệnh tại thiên” (“Lật thuyền mới rõ dân như nước/Cậy hiểm khôn xoay, mệnh ở trời”). Hồ Chí Minh khẳng định, dân là gốc của nước, là lực lượng chủ yếu của cách mạng, vì dân có số lượng đông, mọi lực lượng đều ở nơi dân. Dân cũng là những người làm ra mọi của cải vật chất và giá trị văn hóa, nuôi sống bộ máy nhà nước và toàn thể xã hội, làm cho xã hội tồn tại và phát triển: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”[13]. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã hy sinh phấn đấu vì hạnh phúc của Nhân dân, Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”3. Khi sắp phải từ biệt thế giới này, nghĩ về Nhân dân, Người viết: “NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”[14]. Người căn dặn, sau khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”; phải “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, để đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Trong công cuộc cải tạo, xây dựng lại đất nước sau một thời gian dài bị chế độ thực dân, phong kiến cai trị và bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hồ Chí Minh đã tiên lượng: “Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”[15]; cho nên cần phải xác định sự nghiệp đổi mới là “cuộc chiến đấu khổng lồ”, phải kiên trì, bền bỉ, sáng tạo mới có thể giành thắng lợi. Tư tưởng của Người không chỉ là sự kết tinh trí tuệ mà còn thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc.
GÓP PHẦN CỦNG CỐ TÌNH ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
Trong Di chúc của Hồ Chí Minh, vấn đề đoàn kết quốc tế là một nội dung thể hiện tư tưởng truyền thống dân tộc “Ăn quả nhớ người trồng cây”; “có trước, có sau”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, bởi vậy, sự đoàn kết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế có vai trò to lớn đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực cho phong trào cách mạng thế giới, vì hòa bình và phát triển. Trước lúc đi xa, nhận thấy sự bất hòa, chia rẽ giữa các nước anh em, Người rất đau lòng. Người căn dặn: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”[16].
Thực hiện Di chúc của Người, trên tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản trong sáng; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước dân chủ, tiến bộ và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những kết quả đó là sự ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đảng và giá trị định hướng của bản Di chúc mà Người đã để lại cho Đảng và Nhân dân ta.
Trong tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết. Ngay sau phần nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên””[5]. Bởi vì theo quan điểm của Người, muốn thức tỉnh dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên - một bộ phận quan trọng của dân tộc. Để hiện thực hóa tiềm năng đó, thì trước hết cần phải tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng. Người cho rằng: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết họp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ”[6].
Nhìn nhận thanh niên là một lực lượng to lớn và mạnh mẽ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”[7]. Người nhắc nhở các cấp bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, phải chú ý chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Để họ xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước, là những cán bộ kế cận của Đảng, phải giáo dục, bồi dưỡng cho thanh niên có phẩm chất đạo đức và năng lực: có tài, có đức, “vừa hồng, vừa chuyên”. Đối với lực lượng thanh niên, Người yêu cầu phải tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu học tập để nắm lấy tri thức, bồi dưỡng ý chí nghị lực và tinh thần cách mạng, phục vụ Tổ quốc. Người nói: “Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa”[8]... Phải luôn nhắc nhở, dìu dắt họ, đề phòng rơi vào “chủ nghĩa cá nhân”. Thanh niên là những người đang trong quá trình tích lũy tri thức và hình thành nhân cách, việc giáo dục phẩm chất đạo đức, việc tự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người phải thường xuyên như đánh răng, rửa mặt hằng ngày.
Trong việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của thanh niên, Hồ Chí Minh chỉ ra cụ thể, đó là lý tưởng sống vì Tổ quốc, vì Nhân dân; kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, luôn xung phong, gương mẫu trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ: “Thực hiện khẩu hiệu “Đâu cần thanh niên có, đâu khó thanh niên làm”[9]; và “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì thanh niên làm”[10]. Hồ Chí Minh căn dặn, mỗi người thanh niên phải luôn suy nghĩ về nhiệm vụ của mình trước Tổ quốc, trước nhân dân: “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích nước lợi nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào”[11]. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, để thanh niên có phẩm chất “vừa hồng, vừa chuyên”, trước hết là trách nhiệm của Đảng, của tổ chức Đoàn Thanh niên và các thế hệ đi trước, phải thường xuyên quan tâm tới thanh niên.
CHĂM LO CHO CON NGƯỜI, VÌ CON NGƯỜI
Xuất phát từ quan điểm: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”[12], một trong những tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện trong bản Di chúc là phần nói về con người: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn lãnh đạo Đảng, Nhà nước phải xác định chiến lược con người là một mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Con người trong tư tưởng của Hồ Chí Minh làNhân dân, là tất cả những con dân nước Việt; là đồng bào, đồng chí và những người có lòng yêu nước, hướng về dân tộc.
Tiếp thu tư tưởng của các bậc tiền nhân khi nhìn nhận về vai trò, sức mạnh của Nhân dân: Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn; học tập tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi: Ý chí của Nhân dân là thành lũy vững chắc (chúng chí thành thành), sức dân như nước, chở thuyền hay lật thuyền cũng do dân: “Phúc chu thủy tín dân do thủy/Thị hiểm nan bằng, mệnh tại thiên” (“Lật thuyền mới rõ dân như nước/Cậy hiểm khôn xoay, mệnh ở trời”). Hồ Chí Minh khẳng định, dân là gốc của nước, là lực lượng chủ yếu của cách mạng, vì dân có số lượng đông, mọi lực lượng đều ở nơi dân. Dân cũng là những người làm ra mọi của cải vật chất và giá trị văn hóa, nuôi sống bộ máy nhà nước và toàn thể xã hội, làm cho xã hội tồn tại và phát triển: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”[13]. Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã hy sinh phấn đấu vì hạnh phúc của Nhân dân, Người nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”3. Khi sắp phải từ biệt thế giới này, nghĩ về Nhân dân, Người viết: “NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”[14]. Người căn dặn, sau khi hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”; phải “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, để đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Trong công cuộc cải tạo, xây dựng lại đất nước sau một thời gian dài bị chế độ thực dân, phong kiến cai trị và bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hồ Chí Minh đã tiên lượng: “Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”[15]; cho nên cần phải xác định sự nghiệp đổi mới là “cuộc chiến đấu khổng lồ”, phải kiên trì, bền bỉ, sáng tạo mới có thể giành thắng lợi. Tư tưởng của Người không chỉ là sự kết tinh trí tuệ mà còn thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc.
GÓP PHẦN CỦNG CỐ TÌNH ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
Trong Di chúc của Hồ Chí Minh, vấn đề đoàn kết quốc tế là một nội dung thể hiện tư tưởng truyền thống dân tộc “Ăn quả nhớ người trồng cây”; “có trước, có sau”. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, bởi vậy, sự đoàn kết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế có vai trò to lớn đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực cho phong trào cách mạng thế giới, vì hòa bình và phát triển. Trước lúc đi xa, nhận thấy sự bất hòa, chia rẽ giữa các nước anh em, Người rất đau lòng. Người căn dặn: “Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình”[16].
Thực hiện Di chúc của Người, trên tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản trong sáng; phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước dân chủ, tiến bộ và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Những kết quả đó là sự ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại của Đảng và giá trị định hướng của bản Di chúc mà Người đã để lại cho Đảng và Nhân dân ta.
Không chỉ đề cao vai trò của đoàn kết, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và tình đoàn kết với bạn bè quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh trong Di chúc tầm quan trọng của việc phải giữ gìn và củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Giáo sư Carl Thayer là một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia đã từng sang Việt Nam nhiều lần và từng học tiếng Việt. Trong các chủ đề nghiên cứu về Việt Nam, giáo sư cũng dành thời gian để nghiên cứu về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - văn bản mà giáo sư cho rằng đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị thời đại và là một di sản đối với người dân Việt Nam.Theo giáo sư, “lời dặn dò” của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết nội bộ vẫn giữ nguyên giá trị thời đại trong bối cảnh Việt Nam vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập, thống và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Bên cạnh đó, giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam “muốn duy trì được vị trí của mình thì phải quyết tâm trong cuộc chiến chống tham nhũng và chống lại sự suy thoái của cán bộ”. Trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ XIII, các vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết. |
Đã tròn 50 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vĩnh biệt chúng ta. Cả cuộc đời của Người thuộc về Tổ quốc, phụng sự cách mạng và Nhân dân, vì vậy, Người sống mãi trong tâm hồn Nhân dân ta và bè bạn trên thế giới. Cuộc đời, sự nghiệp, trí tuệ và tư tưởng đạo đức vô song của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và sẽ mãi mãi trở thành tấm gương tỏa sáng cho toàn Đảng, toàn dân ta học tập, noi theo.
----------
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.621.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.289.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.331.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.216.
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.19.
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.70,
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.90.
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.265.
[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.66.
[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.145.
[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[16] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.623.
----------
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.15, tr.621.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.289.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.331.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.216.
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.19.
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.70,
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.90.
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.265.
[12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.66.
[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.145.
[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.622.
[16] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.623.
PGS. TS. Trần Minh Trưởng
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Tác giả: Đức Hoàng
Tin liên quan
- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí theo Di chúc (24.05.2018)
- Giao lưu bóng chuyền Hội phụ nữ Cụm thi đua số 7 với Hội phụ nữ Công an tỉnh Bình Phước (15.05.2018)
- Giao lưu thể thao với các đơn vị trên địa bàn đóng quân (15.05.2018)
- Thực hành dân chủ theo chỉ dẫn của Bác (07.05.2018)
- Radio – Voice of fic – Số phát sóng thứ hai “One-sided love” (30.04.2018)
- Hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam bị lây nhiễm mã độc đào tiền ảo W32.CoinMiner (23.04.2018)
- Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam (20.04.2018)
- Bế giảng Khóa D25S (19.04.2018)
- Khai giảng khóa đào tạo ứng dụng tư duy hệ thống và hệ thống quản lý tiên tiến Malik (09.04.2018)