Tuyên truyền, vận động quần chúng là biện pháp quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong phòng,chống tội phạm nói chung và tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (ĐVNCQH) nói riêng. Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát môi trường (CSMTr) đã phối hợp với lực lượng Công an phụ trách xã, Công an xã, phường, thị trấn, Ban quản lý vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... để tập hợp quần chúng nhân dân và tiến hành tổng cộng 540 lượt tuyên truyền trực tiếp với 34.041 lượt người tham dự. Kết quả nghiên cứu hồ sơ, kế hoạch tuyên truyền và trao đổi thực tế với cán bộ Cảnh sát môi trường tham gia công tác tuyên truyền cho thấy đối tượng của hoạt động tuyên truyền trực tiếp thường là người dân sống gần rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh thái, có đời sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức thấp, khả năng tiếp cận phương tiện thông tin, truyền thông hạn chế. Để thực hiện hoạt động tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát môi trường thường phối hợp với Công an phụ trách xã, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Kiểm lâm địa bàn, Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn... lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động vào các hoạt động khuyến nông, văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng của địa phương.
Bên cạnh tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam còn chủ động phối hợp với các đơn vị, lực lượng khác trong và ngoài ngành Công an tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền gián tiếp khác như thông qua báo chí, Internet: Phối hợp với Báo thanh niên, Báo tuổi trẻ, Báo pháp luật... tiến hành viết và đăng 102 tin, bài trên báo giấy và báo điện tử (Internet) liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh: Phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình, Ủy ban nhân dân các xã, phường... tiến hành biên tập và phát 1.121 tin, bài trên báo truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh về công tác phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Phối hợp với Đoàn thanh niên, Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn, Ủy ban nhân dân các xã phường... treo pa nô, áp phích và vận động các cơ quan, tổ chức khác làm và treo tổng cộng 1.174 pa nô, áp phích vận động phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVNCQH. Phối hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chức bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, Ủy ban nhân dân các xã, phường in và phát tổng cộng 12.783 tờ rơi vận động bảo vệ ĐVNCQH và phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Hiện nay các hoạt động tuyên truyền gián tiếp này được lực lượng CSMTr phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tiến hành vì có tính lan truyền rộng và phù hợp với nhiều đối tượng tiếp nhận, đặc biệt, hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong thay đổi nhận thức và hành vi của các đối tượng có khả năng tiêu thụ, sử dụng sản phẩm ĐVNCQH.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH của lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam vẫn còn một số hạn chế sau:
- Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH của lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam tuy được chú trọng song chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu trên thực tế, chưa tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đối tượng tuyên truyền, đặc biệt là các đối tượng sử dụng, tiêu thụ ĐVNCQH. Nội dung vận động, tuyên truyền mang nặng tính lý luận, chưa tác động sâu sắc đến nhận thức của người dân, chưa đi sâu tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, hậu quả tác hại do hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép ĐVNCQH gây ra và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống, phương pháp phát hiện, báo tin, tố giác. Các hình thức tuyên truyền hiện đại chưa được sử dụng một cách triệt để, đặc biệt là việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.
- Sự phối hợp giữa lực lượng CSMTr với các cơ quan, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH chưa thực sự chặt chẽ, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Lãnh đạo, chỉ huy chưa trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động quần chúng và không giám sát được quá trình tiến hành hoạt động của cán bộ chiến sỹ trong tuyên truyền, vận động quần chúng.
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, trình độ và quân số tham gia công tác tuyên truyền còn thiếu, tập trung chủ yếu là cán bộ tham mưu, cán bộ chiến sỹ chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Phương tiện, kinh phí, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH còn thiếu.
Thứ hai, lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam hàng năm phải thực hiện nhiều công tác nên thời gian dành cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng còn hạn chế.
Thứ ba, quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSMTr với các lực lượng khác trong tiến hành công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa chặt chẽ.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH của lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam, trong thời gian tới cần tiến hành các nội dung sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Lực lượng CSMTr chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác hoặc tự mình tổ chức tuyên truyền làm cho quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong bảo vệ ĐVNCQH; về phương thức, thủ đoạn, hậu quả, tác hại của tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH với đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước và của địa phương. Thông qua việc tuyền truyền làm cho các quần chúng nhân dân, cá nhân, tổ chức thấy rõ trách nhiệm của mình trong bảo vệ ĐVNCQH; trong phòng chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH; từ đó tích cực phát hiện cung cấp thông tin; hỗ trợ lực lượng CSMTr trong đấu tranh phòng chống tội phạm này... Hoạt động tuyên truyền, vận động có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau như tuyên truyền trực tiếp bằng miệng, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo; mở các lớp tập huấn; kẻ vẽ băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền trênInternet, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng... Tùy vào từng đối tượng cụ thể, mà lực lượng CSMTr lựa chọn nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp. Đối với người dân sống gần rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh thái, có đời sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức thấp, khả năng tiếp cận phương tiện thông tin, truyền thông hạn chế, cần tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng của địa phương. Đối với những đối tượng có khả năng cao trong hoạt động tiêu thụ ĐVNCQH, cần tập trung tuyên truyền để thay đổi nhận thức, niềm tin mù quáng của họ vào tác dụng của ĐVNCQH như tăng cường sinh lý, chữa bệnh... Đối với các đối tượng có nhiều khả năng phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH, hoạt động tuyên truyền cần làm cho họ thấy được các hình phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với việc phạm tội, vi phạm pháp luật về bảo vệĐVNCQH. Cần tăng cường công khai thông tin về các vụ vi phạm và đối tượng vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Lực lượng CSMTr cần tiếp tục tăng cường phối hợp với Công an phụ trách xã, Công an xã, phường, thị trấn, Ban quản lý vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... tổ chức tuyên truyền, vận động người dân sống gần rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh thái tham gia bảo vệ ĐVNCQH và phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH bằng các hình thức như lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động vào các hoạt động khuyến nông, văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng của địa phương... Phối hợp với các cơ quan truyền thông để viết các bài báo, làm phóng sự, bản tin về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong bảo vệ ĐVNCQH, hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVNCQH...
Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và bồi dưỡng, nâng cao trình độ và trang bị phương tiện cho cán bộ chiến sĩ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Lãnh đạo, chỉ huy cần trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, kiểm tra, hướng dẫn cán bộ chiến sĩ thực hiện các nội dung công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về tuyên truyền, vận động quần chúng cho cán bộ chiến sĩ thực hiện công tác tuyên truyền. Bổ sung kinh phí, trang thiết bị, tài liệu, tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền.
------------------------
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Công an, Chỉ thị số 02/CT- BCA-C41 ngày 01/4/2013 về việc tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND trong tình hình mới. Hà Nội, năm 2013.
2. Bộ Công an, Hướng dẫn số 16/HD- BCA-C41 ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định trong các Thông tư số 18, 19, 20, 21, 22 ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng BCA quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND. Hà Nội, năm 2013.
3. Chính phủ, Nghị định số 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hà Nội, năm 2006.
4. Cục Cảnh sát môi trường, Hướng dẫn số 1555/HD-C49-P1 ngày 26/12/2014 hướng dẫn một số vấn đề về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát môi trường. Hà Nội, năm 2014.
5. Phòng Cảnh sát môi trường, Công ancác tỉnh, thành phố phía Nam, Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2018.
Bên cạnh tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam còn chủ động phối hợp với các đơn vị, lực lượng khác trong và ngoài ngành Công an tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền gián tiếp khác như thông qua báo chí, Internet: Phối hợp với Báo thanh niên, Báo tuổi trẻ, Báo pháp luật... tiến hành viết và đăng 102 tin, bài trên báo giấy và báo điện tử (Internet) liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh: Phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình, Ủy ban nhân dân các xã, phường... tiến hành biên tập và phát 1.121 tin, bài trên báo truyền hình, truyền thanh, loa phát thanh về công tác phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Phối hợp với Đoàn thanh niên, Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn, Ủy ban nhân dân các xã phường... treo pa nô, áp phích và vận động các cơ quan, tổ chức khác làm và treo tổng cộng 1.174 pa nô, áp phích vận động phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVNCQH. Phối hợp với Đoàn thanh niên, các tổ chức bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm, Ủy ban nhân dân các xã, phường in và phát tổng cộng 12.783 tờ rơi vận động bảo vệ ĐVNCQH và phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Hiện nay các hoạt động tuyên truyền gián tiếp này được lực lượng CSMTr phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tiến hành vì có tính lan truyền rộng và phù hợp với nhiều đối tượng tiếp nhận, đặc biệt, hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong thay đổi nhận thức và hành vi của các đối tượng có khả năng tiêu thụ, sử dụng sản phẩm ĐVNCQH.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH của lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam vẫn còn một số hạn chế sau:
- Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH của lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam tuy được chú trọng song chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu trên thực tế, chưa tác động mạnh mẽ, toàn diện đến đối tượng tuyên truyền, đặc biệt là các đối tượng sử dụng, tiêu thụ ĐVNCQH. Nội dung vận động, tuyên truyền mang nặng tính lý luận, chưa tác động sâu sắc đến nhận thức của người dân, chưa đi sâu tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng, hậu quả tác hại do hoạt động săn bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép ĐVNCQH gây ra và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống, phương pháp phát hiện, báo tin, tố giác. Các hình thức tuyên truyền hiện đại chưa được sử dụng một cách triệt để, đặc biệt là việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.
- Sự phối hợp giữa lực lượng CSMTr với các cơ quan, tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH chưa thực sự chặt chẽ, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức. Lãnh đạo, chỉ huy chưa trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động quần chúng và không giám sát được quá trình tiến hành hoạt động của cán bộ chiến sỹ trong tuyên truyền, vận động quần chúng.
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, trình độ và quân số tham gia công tác tuyên truyền còn thiếu, tập trung chủ yếu là cán bộ tham mưu, cán bộ chiến sỹ chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Phương tiện, kinh phí, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH còn thiếu.
Thứ hai, lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ chiến sĩ CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam hàng năm phải thực hiện nhiều công tác nên thời gian dành cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng còn hạn chế.
Thứ ba, quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSMTr với các lực lượng khác trong tiến hành công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa chặt chẽ.
Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH của lực lượng CSMTr Công an các tỉnh, thành phố phía Nam, trong thời gian tới cần tiến hành các nội dung sau:
Thứ nhất, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Lực lượng CSMTr chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể khác hoặc tự mình tổ chức tuyên truyền làm cho quần chúng nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong bảo vệ ĐVNCQH; về phương thức, thủ đoạn, hậu quả, tác hại của tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH với đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước và của địa phương. Thông qua việc tuyền truyền làm cho các quần chúng nhân dân, cá nhân, tổ chức thấy rõ trách nhiệm của mình trong bảo vệ ĐVNCQH; trong phòng chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH; từ đó tích cực phát hiện cung cấp thông tin; hỗ trợ lực lượng CSMTr trong đấu tranh phòng chống tội phạm này... Hoạt động tuyên truyền, vận động có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau như tuyên truyền trực tiếp bằng miệng, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hội nghị, hội thảo; mở các lớp tập huấn; kẻ vẽ băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền trênInternet, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng... Tùy vào từng đối tượng cụ thể, mà lực lượng CSMTr lựa chọn nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động phù hợp. Đối với người dân sống gần rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh thái, có đời sống kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức thấp, khả năng tiếp cận phương tiện thông tin, truyền thông hạn chế, cần tổ chức các buổi tuyên truyền trực tiếp, lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng của địa phương. Đối với những đối tượng có khả năng cao trong hoạt động tiêu thụ ĐVNCQH, cần tập trung tuyên truyền để thay đổi nhận thức, niềm tin mù quáng của họ vào tác dụng của ĐVNCQH như tăng cường sinh lý, chữa bệnh... Đối với các đối tượng có nhiều khả năng phạm tội vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH, hoạt động tuyên truyền cần làm cho họ thấy được các hình phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với việc phạm tội, vi phạm pháp luật về bảo vệĐVNCQH. Cần tăng cường công khai thông tin về các vụ vi phạm và đối tượng vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp trong tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Lực lượng CSMTr cần tiếp tục tăng cường phối hợp với Công an phụ trách xã, Công an xã, phường, thị trấn, Ban quản lý vườn quốc gia, Khu bảo tồn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ... tổ chức tuyên truyền, vận động người dân sống gần rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh thái tham gia bảo vệ ĐVNCQH và phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH bằng các hình thức như lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động vào các hoạt động khuyến nông, văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng của địa phương... Phối hợp với các cơ quan truyền thông để viết các bài báo, làm phóng sự, bản tin về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong bảo vệ ĐVNCQH, hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVNCQH...
Thứ ba, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và bồi dưỡng, nâng cao trình độ và trang bị phương tiện cho cán bộ chiến sĩ thực hiện công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ ĐVNCQH. Lãnh đạo, chỉ huy cần trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, kiểm tra, hướng dẫn cán bộ chiến sĩ thực hiện các nội dung công tác tuyên truyền, vận động quần chúng. Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu về tuyên truyền, vận động quần chúng cho cán bộ chiến sĩ thực hiện công tác tuyên truyền. Bổ sung kinh phí, trang thiết bị, tài liệu, tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền.
------------------------
Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Công an, Chỉ thị số 02/CT- BCA-C41 ngày 01/4/2013 về việc tập trung chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND trong tình hình mới. Hà Nội, năm 2013.
2. Bộ Công an, Hướng dẫn số 16/HD- BCA-C41 ngày 31/12/2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định trong các Thông tư số 18, 19, 20, 21, 22 ngày 01/4/2013 của Bộ trưởng BCA quy định về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND. Hà Nội, năm 2013.
3. Chính phủ, Nghị định số 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Hà Nội, năm 2006.
4. Cục Cảnh sát môi trường, Hướng dẫn số 1555/HD-C49-P1 ngày 26/12/2014 hướng dẫn một số vấn đề về công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát môi trường. Hà Nội, năm 2014.
5. Phòng Cảnh sát môi trường, Công ancác tỉnh, thành phố phía Nam, Báo cáo tổng kết năm 2009 - 2018.
Tác giả: Văn Tịnh – Đức Hoàng
Tin liên quan
- Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí theo Di chúc (24.05.2018)
- Giao lưu bóng chuyền Hội phụ nữ Cụm thi đua số 7 với Hội phụ nữ Công an tỉnh Bình Phước (15.05.2018)
- Giao lưu thể thao với các đơn vị trên địa bàn đóng quân (15.05.2018)
- Thực hành dân chủ theo chỉ dẫn của Bác (07.05.2018)
- Radio – Voice of fic – Số phát sóng thứ hai “One-sided love” (30.04.2018)
- Hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam bị lây nhiễm mã độc đào tiền ảo W32.CoinMiner (23.04.2018)
- Không thể phủ nhận thành quả dân chủ và quyền con người của Việt Nam (20.04.2018)
- Bế giảng Khóa D25S (19.04.2018)
- Khai giảng khóa đào tạo ứng dụng tư duy hệ thống và hệ thống quản lý tiên tiến Malik (09.04.2018)