Đảng của giai cấp, Đảng của dân tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là vì lợi ích của nhân dân để lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng, mục tiêu lãnh đạo của Đảng là vì độc lập và tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của GCCN mà Đảng còn là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Khi bàn về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”. Sau đó, một lần nữa, Người tuyên bố trước Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ hai, rằng: “Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt Nam”. Đến khi đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh còn nói rõ hơn: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Ở đây cần làm rõ mối quan hệ giữa tính giai cấp và dân tộc của Đảng. Vấn đề tính giai cấp, tính tiền phong của Đảng Cộng sản, từ Mác đến Lênin, đặc biệt là Lênin đã khẳng định và nhiều lần nhấn mạnh, sau đó Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa vấn đề "trở thành dân tộc". Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nơi chủ yếu là nông dân và các thành phần yêu nước khác, còn GCCN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Dưới ánh sáng lý luận Mác-Lênin và từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định, bản chất GCCN mà không triệt tiêu vấn đề dân tộc trong Đảng; nói "Đảng của dân tộc Việt Nam" mà không làm mất và giảm lập trường giai cấp; ngược lại là một minh chứng hùng hồn cho "Đảng của giai cấp công nhân". Bản chất giai cấp của Đảng càng sâu sắc thì tính dân tộc càng đậm nét; tính dân tộc càng đậm nét thì càng làm cho tính giai cấp sâu sắc hơn. Hai tính chất này bổ sung cho nhau để khẳng định một đảng cách mạng chân chính theo đúng nguyên lý Đảng kiểu mới của Lênin, nhưng ra đời và trưởng thành ở một nước thuộc địa.
Khi trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cho rằng, không chỉ khẳng định ở cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng mà thực tiễn 90 năm qua đã chứng minh, Đảng ra đời, tồn tại và phát triển vì lợi ích của GCCN, lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Nó được thể hiện sinh động trong thực tiễn lãnh đạo của Đảng khi tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đường lối cách mạng đúng đắn, giải quyết hài hòa vấn đề lợi ích giữa GCCN và lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc nên Đảng ta đã quy tụ được tất cả tầng lớp, giai cấp trong xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Chính vì vậy mà Đảng ta được nhân dân ta tin yêu, cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ, thừa nhận là Đảng của chính mình, trìu mến gọi Đảng là “Đảng ta”. Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn của Đảng, bởi rất ít đảng trên thế giới có được.
Nhìn lại lịch sử từ khi giành được chính quyền, trong những năm 1945-1946, do bối cảnh tình hình chính trị diễn biến phức tạp, ở Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại một số đảng phái đối lập, như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội... nhưng trên thực tế, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng. Các đảng phái, tổ chức đối lập thời kỳ này đã không vì lợi ích quốc gia, dân tộc mà âm mưu phá hoại cách mạng, xóa bỏ chính quyền cách mạng non trẻ, nên bị chính lịch sử và nhân dân ta loại bỏ.
Trong các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ suốt 30 năm (1945-1975), một lần nữa lịch sử và nhân dân lại lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ này, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tồn tại hai đảng khác, như: Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng đó chưa bao giờ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó đã hoàn toàn tự nguyện giải tán. Cũng trong thời gian này, còn có những đảng phái thân Pháp, thân Mỹ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và lợi ích của nhân dân lao động, nên cũng đã bị chính nhân dân ta đấu tranh loại bỏ.
Từ sau năm 1975 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng. Với bản lĩnh, trí tuệ, “là đạo đức, là văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện sự nghiệp đổi mới, giành được nhiều thắng lợi to lớn, được quốc tế đánh giá cao. Từ thực tiễn, đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng, đúng như nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.
Đảng “gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”
Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ðảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”. Và Người phân tích: "Ðảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân".
Đảng ta vĩ đại mà gần gũi, vì không chỉ đem lại độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân mà còn được thuyết phục và có sức hấp dẫn lớn ở chính các tấm gương chiến đấu, hy sinh vì đất nước, vì nhân dân của các cán bộ, đảng viên của Đảng. Trong diễn văn nói ở trên, Bác cho biết: “Chỉ riêng trong cấp Trung ương của Ðảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết trong nhà tù”. Và: “Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Ðó là không kể những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước khi hết hạn ở tù”.
Đảng còn gần gũi trong thái độ, tình cảm và xưng hô của nhân dân. Nhân dân gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng ta”, gọi lãnh tụ của Đảng là “Bác Hồ” và cán bộ, đảng viên của Đảng là "Anh Sáu", "Anh Mười", là "Thằng Hai", "Thằng Út"... và gọi chung là "người đằng mình".
Tiên phong tranh đấu vì nước, vì dân, khi bị kẻ thù khủng bố, nhiều lãnh đạo cấp cao, kể cả Tổng Bí thư của Đảng đã anh dũng hy sinh, như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ… Trước khi bị xử bắn, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (Khóa I) đã đanh thép nói vào mặt kẻ thù: “Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là lẽ dĩ nhiên, chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng!”.
Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, Đảng sở dĩ được dân tin yêu vô bờ bến là còn bởi Đảng luôn gắn bó và chăm lo cho dân, đến cả “tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân”. Ông Ngọ kể cho phóng viên Báo Quân đội nhân dân nghe câu chuyện ở Vĩnh Phú thời ông Kim Ngọc là Bí thư Tỉnh ủy. Ông Ngọ khi ấy đang công tác ở Ty Nông nghiệp tỉnh. Ngay từ những năm 60 thế kỷ trước, từ thực tiễn, ông Kim Ngọc đã dũng cảm đi đầu “xé rào” cho “khoán hộ”, một chủ trương bị cấm kỵ khi ấy. Nhờ đó đã giải quyết được nạn đói, bảo đảm lương thực cho tỉnh và cung cấp cho tiền tuyến. Nhưng điều quan trọng hơn là Vĩnh Phú đã mở đường, tạo đột phá cho nông nghiệp cả nước bằng khoán 10, khoán 100 sau này. Theo ông Ngọ, mặc dù bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật nhưng ông Kim Ngọc vẫn dám nghĩ, dám làm vì ông hiểu rõ tình hình nông nghiệp, nông dân khi ấy.
Trước khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, không ít đảng viên, cán bộ cấp cao vì lo cho dân cho nước, nhận rõ tình hình nên đã mạnh dạn “xé rào” trong “đêm trước đổi mới”. Ông Nguyễn Túc, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về văn hóa xã hội, thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX nêu một số ví dụ: Bên cạnh đồng chí Kim Ngọc, vì lợi ích của dân, thực hiện chủ trương khoán hộ mà bị kỷ luật, còn có các đồng chí khác, như: Đồng chí Nguyễn Văn Linh khi giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã “phá rào”, Trung ương giao thực hiện 24 chỉ tiêu, nhưng đồng chí đã đề nghị cán bộ, đảng viên của TP Hồ Chí Minh trước mắt phải thực hiện tốt hai chỉ tiêu là phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của cán bộ, nhân dân, với yêu cầu các đồng chí không được tham nhũng. Rồi đồng chí Đoàn Duy Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thực hiện “khoán chui”-một điều cấm kỵ lúc bấy giờ; đồng chí Nguyễn Văn Chính (hay còn gọi là Chín Cần), Bí thư Tỉnh ủy Long An thực hiện “tiền tệ hóa đồng lương”, dám thay đổi chế độ tem phiếu, xếp hàng thời bấy giờ. Sau này, Trung ương nhận thấy cách làm hay, mới và đúng đắn, các đồng chí bấy giờ đều được minh oan và giữ những chức vụ quan trọng như chúng ta đã biết”…
Những ví dụ trên cho thấy, các cán bộ, đảng viên của Đảng luôn trăn trở và sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng để lo cho dân, cho nước. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam khi nhận ra những sai lầm về đường lối, bất cập trong cơ chế, chính sách chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thực tiễn cũng đã thẳng thắn thừa nhận và quyết tâm khắc phục nhằm đem ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó là biểu hiện sinh động của một đảng cách mạng chân chính, thực sự là đạo đức, văn minh, tiến bộ.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là vì lợi ích của nhân dân để lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng, mục tiêu lãnh đạo của Đảng là vì độc lập và tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng không chỉ là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của GCCN mà Đảng còn là lãnh tụ chính trị, đội tiên phong và đại biểu cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Khi bàn về xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào Dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”. Sau đó, một lần nữa, Người tuyên bố trước Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ hai, rằng: “Tôi chỉ có một đảng, đảng Việt Nam”. Đến khi đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh còn nói rõ hơn: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam”.
Ở đây cần làm rõ mối quan hệ giữa tính giai cấp và dân tộc của Đảng. Vấn đề tính giai cấp, tính tiền phong của Đảng Cộng sản, từ Mác đến Lênin, đặc biệt là Lênin đã khẳng định và nhiều lần nhấn mạnh, sau đó Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa vấn đề "trở thành dân tộc". Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, nơi chủ yếu là nông dân và các thành phần yêu nước khác, còn GCCN chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Dưới ánh sáng lý luận Mác-Lênin và từ thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định, bản chất GCCN mà không triệt tiêu vấn đề dân tộc trong Đảng; nói "Đảng của dân tộc Việt Nam" mà không làm mất và giảm lập trường giai cấp; ngược lại là một minh chứng hùng hồn cho "Đảng của giai cấp công nhân". Bản chất giai cấp của Đảng càng sâu sắc thì tính dân tộc càng đậm nét; tính dân tộc càng đậm nét thì càng làm cho tính giai cấp sâu sắc hơn. Hai tính chất này bổ sung cho nhau để khẳng định một đảng cách mạng chân chính theo đúng nguyên lý Đảng kiểu mới của Lênin, nhưng ra đời và trưởng thành ở một nước thuộc địa.
Khi trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng cho rằng, không chỉ khẳng định ở cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng mà thực tiễn 90 năm qua đã chứng minh, Đảng ra đời, tồn tại và phát triển vì lợi ích của GCCN, lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Nó được thể hiện sinh động trong thực tiễn lãnh đạo của Đảng khi tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay. Đường lối cách mạng đúng đắn, giải quyết hài hòa vấn đề lợi ích giữa GCCN và lợi ích của nhân dân lao động, của toàn dân tộc nên Đảng ta đã quy tụ được tất cả tầng lớp, giai cấp trong xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc. Chính vì vậy mà Đảng ta được nhân dân ta tin yêu, cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ, thừa nhận là Đảng của chính mình, trìu mến gọi Đảng là “Đảng ta”. Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn của Đảng, bởi rất ít đảng trên thế giới có được.
Nhìn lại lịch sử từ khi giành được chính quyền, trong những năm 1945-1946, do bối cảnh tình hình chính trị diễn biến phức tạp, ở Việt Nam, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam còn tồn tại một số đảng phái đối lập, như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đồng minh hội... nhưng trên thực tế, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng. Các đảng phái, tổ chức đối lập thời kỳ này đã không vì lợi ích quốc gia, dân tộc mà âm mưu phá hoại cách mạng, xóa bỏ chính quyền cách mạng non trẻ, nên bị chính lịch sử và nhân dân ta loại bỏ.
Trong các cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ suốt 30 năm (1945-1975), một lần nữa lịch sử và nhân dân lại lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ này, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tồn tại hai đảng khác, như: Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng đó chưa bao giờ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau đó đã hoàn toàn tự nguyện giải tán. Cũng trong thời gian này, còn có những đảng phái thân Pháp, thân Mỹ đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc và lợi ích của nhân dân lao động, nên cũng đã bị chính nhân dân ta đấu tranh loại bỏ.
Từ sau năm 1975 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng. Với bản lĩnh, trí tuệ, “là đạo đức, là văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện sự nghiệp đổi mới, giành được nhiều thắng lợi to lớn, được quốc tế đánh giá cao. Từ thực tiễn, đã khẳng định, ở Việt Nam hiện nay không cần đa đảng, đúng như nhận định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.
Đảng “gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”
Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ðảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta”. Và Người phân tích: "Ðảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hóa tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân".
Đảng ta vĩ đại mà gần gũi, vì không chỉ đem lại độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân mà còn được thuyết phục và có sức hấp dẫn lớn ở chính các tấm gương chiến đấu, hy sinh vì đất nước, vì nhân dân của các cán bộ, đảng viên của Đảng. Trong diễn văn nói ở trên, Bác cho biết: “Chỉ riêng trong cấp Trung ương của Ðảng đã có 14 đồng chí bị đế quốc Pháp bắn, chém, hoặc đập chết trong nhà tù”. Và: “Trong 31 đồng chí hiện nay là Ủy viên Trung ương ta, trước ngày khởi nghĩa đã được đế quốc Pháp tặng cho 222 năm tù đày. Ðó là không kể những án tử hình vắng mặt và những cuộc vượt ngục trước khi hết hạn ở tù”.
Đảng còn gần gũi trong thái độ, tình cảm và xưng hô của nhân dân. Nhân dân gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng ta”, gọi lãnh tụ của Đảng là “Bác Hồ” và cán bộ, đảng viên của Đảng là "Anh Sáu", "Anh Mười", là "Thằng Hai", "Thằng Út"... và gọi chung là "người đằng mình".
Tiên phong tranh đấu vì nước, vì dân, khi bị kẻ thù khủng bố, nhiều lãnh đạo cấp cao, kể cả Tổng Bí thư của Đảng đã anh dũng hy sinh, như: Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ… Trước khi bị xử bắn, đồng chí Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (Khóa I) đã đanh thép nói vào mặt kẻ thù: “Trong cuộc đấu tranh sinh tử giữa chúng tôi, những người mất nước và các ông, những kẻ cướp nước, sự hy sinh của những người như tôi là lẽ dĩ nhiên, chỉ biết rằng cuối cùng chúng tôi sẽ thắng!”.
Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, Đảng sở dĩ được dân tin yêu vô bờ bến là còn bởi Đảng luôn gắn bó và chăm lo cho dân, đến cả “tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân”. Ông Ngọ kể cho phóng viên Báo Quân đội nhân dân nghe câu chuyện ở Vĩnh Phú thời ông Kim Ngọc là Bí thư Tỉnh ủy. Ông Ngọ khi ấy đang công tác ở Ty Nông nghiệp tỉnh. Ngay từ những năm 60 thế kỷ trước, từ thực tiễn, ông Kim Ngọc đã dũng cảm đi đầu “xé rào” cho “khoán hộ”, một chủ trương bị cấm kỵ khi ấy. Nhờ đó đã giải quyết được nạn đói, bảo đảm lương thực cho tỉnh và cung cấp cho tiền tuyến. Nhưng điều quan trọng hơn là Vĩnh Phú đã mở đường, tạo đột phá cho nông nghiệp cả nước bằng khoán 10, khoán 100 sau này. Theo ông Ngọ, mặc dù bị phê phán gay gắt và bị kỷ luật nhưng ông Kim Ngọc vẫn dám nghĩ, dám làm vì ông hiểu rõ tình hình nông nghiệp, nông dân khi ấy.
Trước khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, không ít đảng viên, cán bộ cấp cao vì lo cho dân cho nước, nhận rõ tình hình nên đã mạnh dạn “xé rào” trong “đêm trước đổi mới”. Ông Nguyễn Túc, nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về văn hóa xã hội, thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa IX nêu một số ví dụ: Bên cạnh đồng chí Kim Ngọc, vì lợi ích của dân, thực hiện chủ trương khoán hộ mà bị kỷ luật, còn có các đồng chí khác, như: Đồng chí Nguyễn Văn Linh khi giữ chức Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã “phá rào”, Trung ương giao thực hiện 24 chỉ tiêu, nhưng đồng chí đã đề nghị cán bộ, đảng viên của TP Hồ Chí Minh trước mắt phải thực hiện tốt hai chỉ tiêu là phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của cán bộ, nhân dân, với yêu cầu các đồng chí không được tham nhũng. Rồi đồng chí Đoàn Duy Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng thực hiện “khoán chui”-một điều cấm kỵ lúc bấy giờ; đồng chí Nguyễn Văn Chính (hay còn gọi là Chín Cần), Bí thư Tỉnh ủy Long An thực hiện “tiền tệ hóa đồng lương”, dám thay đổi chế độ tem phiếu, xếp hàng thời bấy giờ. Sau này, Trung ương nhận thấy cách làm hay, mới và đúng đắn, các đồng chí bấy giờ đều được minh oan và giữ những chức vụ quan trọng như chúng ta đã biết”…
Những ví dụ trên cho thấy, các cán bộ, đảng viên của Đảng luôn trăn trở và sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng để lo cho dân, cho nước. Đồng thời, Đảng Cộng sản Việt Nam khi nhận ra những sai lầm về đường lối, bất cập trong cơ chế, chính sách chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thực tiễn cũng đã thẳng thắn thừa nhận và quyết tâm khắc phục nhằm đem ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó là biểu hiện sinh động của một đảng cách mạng chân chính, thực sự là đạo đức, văn minh, tiến bộ.
“Tôi cho rằng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam đã hình thành với tư cách chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng sản được thành lập bởi những người yêu nước với mục đích đem lại độc lập cho đất nước. Với sự độc lập táo bạo, Hồ Chí Minh khẳng định rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là một chính đảng quốc gia với những đặc thù và không phụ thuộc vào Liên đoàn Các nhóm cộng sản”. (Lady Borton, nhà văn người Mỹ) |
HOÀNG TIẾN, HUY QUANG, NGUYỄN TUẤN
https://www.qdnd.vn/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dang-csvn-3-2-1930-3-2-2020/vung-buoc-duoi-co-dang-quang-vinh/bai-2-dang-vi-dan-dong-hanh-cung-dan-toc-607704
https://www.qdnd.vn/ky-niem-90-nam-ngay-thanh-lap-dang-csvn-3-2-1930-3-2-2020/vung-buoc-duoi-co-dang-quang-vinh/bai-2-dang-vi-dan-dong-hanh-cung-dan-toc-607704
Tin liên quan
- Sinh viên Đại học CSND “vui hết mình” trong Ngày đoàn viên (12.04.2021)
- Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 2 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (11.04.2021)
- Hội Phụ nữ Trường Đại học CSND và 17 hội viên được Hội phụ nữ Bộ Công an đã tặng Bằng khen (11.04.2021)
- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về Đảng Cộng sản Việt Nam (11.04.2021)
- Phát động đợt thi đua cao điểm trong tháng Thanh niên (11.04.2021)
- Sôi nổi các hoạt động thể thao chào mừng Ngày thành lập lực lượng CAND 19/8 (04.02.2021)
- Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ tại Trường Đại họ (03.02.2021)
- Công bố điểm chuẩn vào các trường CAND năm 2017 (28.01.2021)
- Thông báo chiêu sinh, đào tạo chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B1 Khung Châu Âu và Tin học cơ bản (30.12.2020)