Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Đình Nhựt

Ngày đăng: 15.09.2023

TRANG THÔNG TIN

VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

- Tên luận án: Công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế”.

- Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Mã số: 9.38.01.05

- Tên tác giả: Nguyễn Đình Nhựt, Khóa 6 - Năm 2016

- Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Giang Nam

                                              TS Lê Thơm

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an.

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

1. Về lý luận:

Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế trong tổ chức thực hiện công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại. Luận án đã phân tích, làm rõ nhận thức về tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và lý luận về công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế với các nội dung cụ thể gồm: khái niệm, đặc điểm pháp lý của tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại; khái niệm, đặc điểm, cơ sở sở pháp lý; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo; nội dung, phương pháp tiến hành tiến hành; quan hệ phối hợp trong công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực này.

Từ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế.

2. Về thực tiễn:

Bằng các phương pháp khoa học, luận án đã làm rõ tình hình, đặc điểm của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và tình hình, đặc điểm của tội phạm kinh tế trong lĩnh vực này. Đồng thời, luận án đã khảo sát, phân tích, tổng kết thực trạng công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế với các nội dung cụ thể về tổ chức lực lượng Cảnh sát kinh tế tiến hành công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác này; tổ chức các hoạt động rà soát, phát hiện, xác định đối tượng đưa vào diện sưu tra; lập, đăng kí, quản lí hồ sơ và tiến hành quản lý đối tượng sưu tra; đánh giá, rà soát, chuyển loại hoặc đưa đối tượng ra khỏi diện sưu tra nếu không còn điều kiện, khả năng phạm tội hoặc biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội theo quy định; khai thác, sử dụng kết quả công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm; và quan hệ phối hợp trong công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Trên cơ sở đó, luận án nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế trong công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế.

Kết quả nghiên cứu của luận án về thực trạng công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế là những luận cứ khoa học để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

3. Về dự báo và giải pháp:

Luận án dự báo những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế trong thời gian tới. Từ những dự báo đó, kết hợp với kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động của lực lượng Cảnh sát kinh tế, luận án đã xây dựng năm giải pháp và bốn kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại theo chức năng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Những giải pháp, kiến nghị này khi được áp dụng đồng bộ vào thực tiễn sẽ giúp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát kinh tế khi tiến hành công tác sưu tra phục vụ phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại trong thời gian tới./.

Copyrights © 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN
  • Ngày: 7878
  • Tuần: 75889
  • Tháng: 100000
  • Tổng: 1100200