Mẹ tôi là người khá đặc biệt, mẹ là bạn của tất cả bạn của tôi, của em tôi, là bạn của các cô giáo mà chị em tôi đã học qua. Mẹ luôn vui vẻ, nhiệt tình tham gia giúp sức các hoạt động của lớp chúng tôi. Ai trong lớp cũng biết mẹ, ai cũng quen với việc mẹ đến sớm để trang điểm cho các bạn nữ trước buổi văn nghệ, mẹ chụp ảnh từng tiết mục, mẹ tham gia phụ giúp các gian hàng… Nhiều lần em gái tôi tự hào nói với bạn nó rằng “cậu đừng quên mẹ tớ là công an”. Tôi lớn hơn em nên tôi hiểu được xuất phát câu nói đó, là vì mẹ khá tinh tế trong tìm hiểu, quan sát những hoạt động hàng ngày của con, của cả các bạn con mình, đặc biệt là trong chuyện tình cảm, rung động đầu đời của con gái.
Mẹ tôi hay nói đùa, mẹ đi học đại học mà không được tốt nghiệp, mẹ được giữ lại và công tác tại Trường Đại học CSND đã 18 năm, mang hàm Trung tá. Làm con của một nữ công an nên chị em chúng tôi cũng quen với những bước chân rầm rập theo tiếng nhạc, quen với gạch vàng, gạch xanh, quen với 1 sao, 2 sao…. Mẹ không còn trẻ, nhưng với tôi, với bạn bè tôi, mẹ vẫn còn rất trẻ, mẹ nói do mẹ làm việc môi trường toàn các anh chị sinh viên nên không thể già được.
Nếu như nói Công an là phải uy nghi, cứng cỏi thì mẹ tôi chỉ đúng một nữa. Có thể do tôi nhìn mẹ với góc cạnh của một người con, nhưng rõ ràng mẹ có tố chất của người công an, mẹ nhận thức vấn đề khá nhanh, có óc quan sát tuyệt vời và cách giải quyết vấn đề khoa học, hợp tình, hợp lí. Mẹ luôn dạy chúng tôi là cuộc sống luôn vận động, cả điều tốt và những điều không mong muốn sẽ đến, chỉ phụ thuộc vào óc quan sát và giải quyết vấn đề của con mà thôi. Thực chất mẹ dạy các con là dạy cách giải quyết vấn đề, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hay đơn giản là do chính bản thân chúng ta. Mẹ luôn bảo "nếu con có lỡ làm chảy máu ngón tay của mình, con đừng chạy ngay lại mẹ mà hãy tìm cách cầm máu vì không phải lúc nào mẹ cũng ở bên con".
Một nửa còn lại tôi nhìn mẹ là một người mẹ hiền. Có những lúc mẹ quyết đoán, không chiều chuộng những đòi hỏi vô lí của chị em tôi, mẹ bắt chúng tôi phải đi bộ để rèn luyện sức khỏe, bắt đi xe buýt thay vì đi taxi… thì mẹ lại là người dễ yếu lòng. Năm tôi bước vào lớp 11, gia đình bắt đầu giúp định hướng nghề nghiệp, cũng là lúc mẹ tôi yếu lòng nhất. Mẹ nói mẹ chưa thật sự chuẩn bị cho thời gian này, mẹ chưa kịp chấp nhận chúng tôi đã lớn. Mẹ muốn chị em tôi được bay cao, bay xa, được làm công dân toàn cầu… nhưng mới nói thôi mẹ đã rơm rớm nước mắt.
Mẹ kể mẹ xa quê đã gần 25 năm, cũng ngần ấy thời gian không ở gần ông bà ngoại, anh chị em, nên ngưỡng cửa vào đời là thời gian quý báu nhất, gia đình, chị em phải sum vầy, yêu thương nhau. Mẹ nói giai đoạn này mẹ phải “sống gấp”, mẹ cứ làm như chúng tôi chuẩn bị đi chiến trường, mẹ dạy đủ thứ, ở đâu mẹ cũng dạy. Trên đường đi mẹ dạy luật giao thông, mẹ dạy cách qua đường; trên xe buýt mẹ dạy phải nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, mẹ bảo có thể con đau chân do phải đứng đoạn đường xa những vẫn dễ chịu hơn phải ngồi gục đầu và phải đấu tranh với chính mình. Mẹ chỉ cho chúng tôi những điều hay và những điều chưa đúng gặp phải trên đường đi. Mẹ dạy chúng tôi nhiều qua các tin nhắn, qua những lá thư nhỏ. Vốn dĩ mẹ có năng khiếu môn văn, nên câu cú, từ ngữ khuyến khích, động viên hay nhắc nhở, phê bình đều thuyết phục chị em tôi. Mẹ là người khá tâm lý, không bao giờ đặt nặng điểm số, thứ hạng trong học tập, nhưng không vì thế mà chúng tôi sao nhãng. Mẹ luôn hỏi thăm chuyện “tình cảm” của bạn nào đó trong lớp theo cách của mẹ và chị em tôi luôn phải “thật thà khai báo”. Còn nhớ cuối lớp 5, biết tôi có cảm tình với một bạn trai cùng lớp, mẹ đã bỏ vào cặp tôi lá thư, thư mẹ không đề cập gì đến chuyện của tôi, mẹ chỉ nói đến gương học tập của hai chị họ tôi, mẹ khuyên tôi nên tập trung học vì đây là đợt thi cuối cấp. Hiểu được ý mẹ và lá thư tôi định gửi đi cho bạn kia đã được giữ lại.
Mẹ không dạy chúng tôi theo sách vở, mà mẹ dạy theo cảm tính và những kinh nghiệm của chính mình. Như con gái phải biết nấu ăn và mẹ luôn khuyến khích chúng tôi sáng tạo món mới, rồi mẹ góp ý, mẹ chỉ cách cầm dao, các kiến thức phổ thông mà người nội trợ bắt buộc phải biết. Mẹ không áp đặt chúng tôi phải mặc gì, mang gì, mẹ chỉ dạy nên phối màu như thế nào, mặc quần áo gì cho hợp với ngữ cảnh nơi mình đến, hoặc đừng nhìn người mẫu rồi mặc theo mà hãy nhìn những người trang phục chưa hợp lí để mình mặc đẹp hơn. Không chỉ khuyến khích chúng tôi phải học một môn thể thao nào đó mà mẹ còn dành thời gian đi học cùng. Môi trường thể thao là nơi con được thư giãn nhất sau những buổi học tập, làm việc căng thẳng, đây là nơi đầy ắp tiếng cười và tình bạn trong thể thao là tình bạn trong sáng nhất - mẹ luôn dạy chúng tôi như vậy. Mẹ dạy đi thưa, về trình, nhất là khi chúng ta đi xa, vừa trải qua một chuyến bay, phải luôn là người báo tin trước, phải hiểu là ba mẹ, những người ở lại đang mong tin con. Có lần một chị trong cơ quan nói những lời hơi quá đáng với mẹ, tôi thấy mẹ rất buồn. Sau khi cho chúng tôi đọc tin nhắn, mẹ yêu cầu nhận xét cho việc đó. Mẹ nói mẹ giật mình, vì hình như mẹ chưa dạy chúng tôi cách kiềm chế, rằng ai, kể cả người lớn, người già đều mắc sai lầm, con phải biết thông cảm, tha thứ, cũng như mình phải biết tha thứ cho chính sai lầm của mình, đừng dằn vặt bản thân, miễn là con biết mình sai và sửa chữa nó.
Trong chương trình đại học mẹ được học võ nhưng chưa bao giờ mẹ dạy chúng tôi bằng roi vọt. Chỉ những lời yêu thương và yêu thương, mẹ yêu thiên nhiên và dạy chúng tôi cũng vậy, chỉ khi mình yêu thiên nhiên thì nhìn cuộc sống sẽ tươi vui hơn, yêu đời hơn. Để chuẩn bị cho đi học xa, mẹ dạy tôi phải luôn học hỏi, đừng giấu những gì mình không biết, bạn bè, những người xung quanh luôn sẵn sàng giúp con. Mẹ dạy tôi biết đối diện với cô đơn, nhớ nhà, biết chấp nhận những khác biệt và biết quản trị thời gian. Điểm khác biệt là mẹ luôn lấy những nhược điểm của bản thân dạy chúng tôi, mẹ hỏi nếu được yêu cầu thì các con sẽ phê bình mẹ điều gì, không biết bị “mắc bẫy”, chị em tôi được dịp tố mẹ, nào là mẹ hay thức khuya, mẹ lạm dụng điện thoại, mẹ không gọn gàng… và trong tư thế “đắc thắng” mẹ nói lời cảm ơn, mẹ bảo đó là những thói quen xấu mà các con không được mắc phải.
Chúng tôi lớn lên và được dạy dỗ bằng tình thương vô bờ của người mẹ, bằng tố chất nhạy bén của người công an, bằng những phương pháp sư phạm của một cô giáo, và bằng tình thâm của một người bạn. Những lời mẹ dạy nó cứ tự nhiên mà thấm đẫm vào tâm hồn chúng tôi. Ai cũng tự hào về mẹ mình, nhưng để nói lên được điều này lại cần từ sự dạy dỗ cẩn thận của mẹ! Tôi tự hào được làm con của mẹ tôi – một nữ sĩ quan công an.
Mẹ tôi hay nói đùa, mẹ đi học đại học mà không được tốt nghiệp, mẹ được giữ lại và công tác tại Trường Đại học CSND đã 18 năm, mang hàm Trung tá. Làm con của một nữ công an nên chị em chúng tôi cũng quen với những bước chân rầm rập theo tiếng nhạc, quen với gạch vàng, gạch xanh, quen với 1 sao, 2 sao…. Mẹ không còn trẻ, nhưng với tôi, với bạn bè tôi, mẹ vẫn còn rất trẻ, mẹ nói do mẹ làm việc môi trường toàn các anh chị sinh viên nên không thể già được.
Nếu như nói Công an là phải uy nghi, cứng cỏi thì mẹ tôi chỉ đúng một nữa. Có thể do tôi nhìn mẹ với góc cạnh của một người con, nhưng rõ ràng mẹ có tố chất của người công an, mẹ nhận thức vấn đề khá nhanh, có óc quan sát tuyệt vời và cách giải quyết vấn đề khoa học, hợp tình, hợp lí. Mẹ luôn dạy chúng tôi là cuộc sống luôn vận động, cả điều tốt và những điều không mong muốn sẽ đến, chỉ phụ thuộc vào óc quan sát và giải quyết vấn đề của con mà thôi. Thực chất mẹ dạy các con là dạy cách giải quyết vấn đề, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hay đơn giản là do chính bản thân chúng ta. Mẹ luôn bảo "nếu con có lỡ làm chảy máu ngón tay của mình, con đừng chạy ngay lại mẹ mà hãy tìm cách cầm máu vì không phải lúc nào mẹ cũng ở bên con".
Một nửa còn lại tôi nhìn mẹ là một người mẹ hiền. Có những lúc mẹ quyết đoán, không chiều chuộng những đòi hỏi vô lí của chị em tôi, mẹ bắt chúng tôi phải đi bộ để rèn luyện sức khỏe, bắt đi xe buýt thay vì đi taxi… thì mẹ lại là người dễ yếu lòng. Năm tôi bước vào lớp 11, gia đình bắt đầu giúp định hướng nghề nghiệp, cũng là lúc mẹ tôi yếu lòng nhất. Mẹ nói mẹ chưa thật sự chuẩn bị cho thời gian này, mẹ chưa kịp chấp nhận chúng tôi đã lớn. Mẹ muốn chị em tôi được bay cao, bay xa, được làm công dân toàn cầu… nhưng mới nói thôi mẹ đã rơm rớm nước mắt.
Mẹ kể mẹ xa quê đã gần 25 năm, cũng ngần ấy thời gian không ở gần ông bà ngoại, anh chị em, nên ngưỡng cửa vào đời là thời gian quý báu nhất, gia đình, chị em phải sum vầy, yêu thương nhau. Mẹ nói giai đoạn này mẹ phải “sống gấp”, mẹ cứ làm như chúng tôi chuẩn bị đi chiến trường, mẹ dạy đủ thứ, ở đâu mẹ cũng dạy. Trên đường đi mẹ dạy luật giao thông, mẹ dạy cách qua đường; trên xe buýt mẹ dạy phải nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, mẹ bảo có thể con đau chân do phải đứng đoạn đường xa những vẫn dễ chịu hơn phải ngồi gục đầu và phải đấu tranh với chính mình. Mẹ chỉ cho chúng tôi những điều hay và những điều chưa đúng gặp phải trên đường đi. Mẹ dạy chúng tôi nhiều qua các tin nhắn, qua những lá thư nhỏ. Vốn dĩ mẹ có năng khiếu môn văn, nên câu cú, từ ngữ khuyến khích, động viên hay nhắc nhở, phê bình đều thuyết phục chị em tôi. Mẹ là người khá tâm lý, không bao giờ đặt nặng điểm số, thứ hạng trong học tập, nhưng không vì thế mà chúng tôi sao nhãng. Mẹ luôn hỏi thăm chuyện “tình cảm” của bạn nào đó trong lớp theo cách của mẹ và chị em tôi luôn phải “thật thà khai báo”. Còn nhớ cuối lớp 5, biết tôi có cảm tình với một bạn trai cùng lớp, mẹ đã bỏ vào cặp tôi lá thư, thư mẹ không đề cập gì đến chuyện của tôi, mẹ chỉ nói đến gương học tập của hai chị họ tôi, mẹ khuyên tôi nên tập trung học vì đây là đợt thi cuối cấp. Hiểu được ý mẹ và lá thư tôi định gửi đi cho bạn kia đã được giữ lại.
Mẹ không dạy chúng tôi theo sách vở, mà mẹ dạy theo cảm tính và những kinh nghiệm của chính mình. Như con gái phải biết nấu ăn và mẹ luôn khuyến khích chúng tôi sáng tạo món mới, rồi mẹ góp ý, mẹ chỉ cách cầm dao, các kiến thức phổ thông mà người nội trợ bắt buộc phải biết. Mẹ không áp đặt chúng tôi phải mặc gì, mang gì, mẹ chỉ dạy nên phối màu như thế nào, mặc quần áo gì cho hợp với ngữ cảnh nơi mình đến, hoặc đừng nhìn người mẫu rồi mặc theo mà hãy nhìn những người trang phục chưa hợp lí để mình mặc đẹp hơn. Không chỉ khuyến khích chúng tôi phải học một môn thể thao nào đó mà mẹ còn dành thời gian đi học cùng. Môi trường thể thao là nơi con được thư giãn nhất sau những buổi học tập, làm việc căng thẳng, đây là nơi đầy ắp tiếng cười và tình bạn trong thể thao là tình bạn trong sáng nhất - mẹ luôn dạy chúng tôi như vậy. Mẹ dạy đi thưa, về trình, nhất là khi chúng ta đi xa, vừa trải qua một chuyến bay, phải luôn là người báo tin trước, phải hiểu là ba mẹ, những người ở lại đang mong tin con. Có lần một chị trong cơ quan nói những lời hơi quá đáng với mẹ, tôi thấy mẹ rất buồn. Sau khi cho chúng tôi đọc tin nhắn, mẹ yêu cầu nhận xét cho việc đó. Mẹ nói mẹ giật mình, vì hình như mẹ chưa dạy chúng tôi cách kiềm chế, rằng ai, kể cả người lớn, người già đều mắc sai lầm, con phải biết thông cảm, tha thứ, cũng như mình phải biết tha thứ cho chính sai lầm của mình, đừng dằn vặt bản thân, miễn là con biết mình sai và sửa chữa nó.
Trong chương trình đại học mẹ được học võ nhưng chưa bao giờ mẹ dạy chúng tôi bằng roi vọt. Chỉ những lời yêu thương và yêu thương, mẹ yêu thiên nhiên và dạy chúng tôi cũng vậy, chỉ khi mình yêu thiên nhiên thì nhìn cuộc sống sẽ tươi vui hơn, yêu đời hơn. Để chuẩn bị cho đi học xa, mẹ dạy tôi phải luôn học hỏi, đừng giấu những gì mình không biết, bạn bè, những người xung quanh luôn sẵn sàng giúp con. Mẹ dạy tôi biết đối diện với cô đơn, nhớ nhà, biết chấp nhận những khác biệt và biết quản trị thời gian. Điểm khác biệt là mẹ luôn lấy những nhược điểm của bản thân dạy chúng tôi, mẹ hỏi nếu được yêu cầu thì các con sẽ phê bình mẹ điều gì, không biết bị “mắc bẫy”, chị em tôi được dịp tố mẹ, nào là mẹ hay thức khuya, mẹ lạm dụng điện thoại, mẹ không gọn gàng… và trong tư thế “đắc thắng” mẹ nói lời cảm ơn, mẹ bảo đó là những thói quen xấu mà các con không được mắc phải.
Chúng tôi lớn lên và được dạy dỗ bằng tình thương vô bờ của người mẹ, bằng tố chất nhạy bén của người công an, bằng những phương pháp sư phạm của một cô giáo, và bằng tình thâm của một người bạn. Những lời mẹ dạy nó cứ tự nhiên mà thấm đẫm vào tâm hồn chúng tôi. Ai cũng tự hào về mẹ mình, nhưng để nói lên được điều này lại cần từ sự dạy dỗ cẩn thận của mẹ! Tôi tự hào được làm con của mẹ tôi – một nữ sĩ quan công an.
Tin liên quan
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Chí Thành (16.01.2025)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Vũ Thị Hồng Phương (18.12.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Trần Kim Lượng (11.12.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Đoàn Quang Hưng (11.12.2024)
- Đổi mới hoạt động giảng dạy thực hành đối với sinh viên chuyên ngành QLHC về TTXH hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Đào tạo tại Trường Đại học CSND (10.11.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Lê Bá Phương (06.11.2024)
- Bế giảng khóa D17T – C10 (11.10.2024)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ điều tra mở tại Công an tỉnh Kiên Giang (11.10.2024)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra mở tại Công an tỉnh Bình Dương (27.09.2024)