Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Huỳnh Văn Hiếu

Ngày đăng: 14.04.2022

        TRANG THÔNG TIN

VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

 

Tên đề tài luận án: Hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự”.

Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm     Mã số: 9380105                             

Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Văn Hiếu                         Khóa: 5/2015

Người hướng dẫn khoa học:    

1. GS, TS. Nguyễn Huy Thuật

2. PGS, TS. Vương Văn Hùng

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an

Những đóng góp mới của luận án

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm cướp giật tài sản có những diễn biến phức tạp, theo thống kê của Cục Cảnh sát hình sự từ năm 2012 - 2021 cả nước phát hiện 28.744 vụ cướp giật tài sản, chiếm tỉ lệ 5,48% tổng số vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội (cả nước phát hiện 524.680 vụ), số vụ cướp giật tài sản nhiều thứ hai trong số các vụ phạm tội xâm phạm trật tự xã hội, chỉ đứng sau tội phạm trộm cắp tài sản. Trong đó, lực lượng Cảnh sát hình sự đã khởi tố điều tra 26.446 vụ, kết quả điều tra đã chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 21.668 vụ (đạt 82,25% số vụ do lực lượng Cảnh sát hình sự khởi tố), với 54.650 bị can. Phương thức, thủ đoạn thực hiện và che giấu tội phạm ngày càng tinh vi, táo bạo, trắng trợn và manh động. Đặc biệt, các đối tượng thường cấu kết thành băng, nhóm hoạt động lưu động trên nhiều địa bàn, đối tượng có tiền án, tiền sự gây ra chiếm 63,98%.

Thực tiễn hỏi cung bị can trong điều tra các vụ án cướp giật tài sản, lực lượng Cảnh sát hình sự đã gặp không ít khó khăn, lực lượng Điều tra viên còn thiếu về số lượng (tính đến 12/2021 cả nước 3.305 Điều tra viên thuộc lực lượng Cảnh sát hình sự) và hạn chế về chất lượng, còn nhiều Điều tra viên chưa qua đào tạo chuyên sâu về điều tra tội phạm xâm phạm trật tự xã hội nên còn hạn chế nhất định về nghiệp vụ điều tra. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra bận nhiều việc nên ít kiểm tra việc hỏi cung bị can của Điều tra viên và Cán bộ điều tra… Quá trình hỏi cung bị can trong một số vụ án đã không tuân thủ đúng quy định; việc áp dụng chiến thuật hỏi cung bị can đôi khi chưa khoa học, cảm tính dựa vào kinh nghiệm cá nhân, do đó, trong một số vụ án cướp giật tài sản, Điều tra viên chưa áp dụng chiến thuật hỏi cung bị can một cách linh hoạt, sáng tạo, còn xảy ra một số trường hợp mớm cung, thậm chí nóng vội thỏa mãn với lời nhận tội ban đầu của bị can mà bỏ qua khâu kiểm tra xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm... Từ đó dẫn đến khi đưa vụ án ra truy tố, xét xử thì bị can phản cung, phải điều tra lại tốn kém thời gian, công sức. Có trường hợp bị can không thừa nhận hành vi phạm tội, không khai ra đồng bọn, công cụ, phương tiện gây án... Điều tra viên không dự kiến được các tình huống và cũng không có thủ thuật, chiến thuật hỏi cung bị can thích hợp dẫn đến không xử lý được tội phạm.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân bắt nguồn từ thủ đoạn đối phó cũng như đặc điểm của tội phạm cướp giật tài sản, còn có nguyên nhân khác đó là do trình độ, năng lực của Điều tra viên, Cán bộ điều tra chưa đáp ứng với yêu cầu đấu tranh với tội phạm trong tình hình mới.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động này, nghiên cứu sinh Huỳnh Văn Hiếu lựa chọn đề tài Hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự” làm luận án tiến sĩ là sự lựa chọn đúng, đáp ứng được tình hình cấp bách cả lý luận và thực tiễn hiện nay.

 Phần tổng quan tình hình nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã đưa ra nhiều công trình khoa học nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, qua đó đã xác định, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trong luận án. Đồng thời, nghiên cứu sinh đã trình bày các nội dung góp phần bổ sung lý luận hỏi cung bị can trong điều tra vụ án; đánh giá khách quan, toàn diện và sâu sắc thực trạng hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự. Luận án đã làm sáng tỏ thêm về khái niệm tội phạm cướp giật tài sản, dấu hiệu pháp lý của tội phạm cướp giật tài sản, trong đó đã phân tích các dấu hiệu pháp lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; làm rõ khái niệm bị can trong vụ án cướp giật tài sản, khái niệm hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản, trong đó luận án đã phân tích làm rõ các đặc điểm của hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản.

Nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát một số tình hình có liên quan, tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát hình sự và khảo sát trình tự tổ chức hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản từ giai đoạn chuẩn bị hỏi cung đến kết thúc hỏi cung; các hoạt động trinh sát hỗ trợ hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản; công tác chỉ đạo và mối quan hệ phối hợp hỏi cung bị can trong điều tra vụ án cướp giật tài sản. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu sinh đã có những lập luận khoa học, logic về những ưu điểm, hạn chế. Đây là kết quả của quá trình khảo sát thực tiễn, những điểm mới trong công trình nghiên cứu và là cơ sở để nghiên cứu sinh đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ cướp giật tài sản của lực lượng Cảnh sát hình sự, luận án đã có những dự báo dựa trên một số cơ sở khoa học, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.

 

INFORMATION OF NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Thesis: "Suspect interrogation in investigating criminal cases of robbery by snatching of the Criminal Police Force".

Major: Criminology and Crime Prevention         Code: 9380105

PhD Candidate: Huynh Van Hieu                  Course: 5/2015

Supervisors:        

  1. Prof., Dr. Nguyen Huy Thuat
  2. Assoc. Prof., Dr. Vuong Van Hung

Training institution: The People’s Police University – Ministry of Public Security

New contribution of the thesis

In recent years, the situation of robbery by snatching has become complicated, according to statistics of the Bureau of Criminal Police from 2012 to 2021, there have been 28,744 cases of robbery by snatching detected in the whole country, accounting for 5.48% of the total number of crimes infringing on social order (524,680 cases detected in the whole country). The number of robbery by snatching cases is the second highest number among cases of crimes infringing social order, only after theft. In which, the Criminal Police Force pressed criminal charge and investigated 26,446 cases, the investigative results of 21,668 cases were transferred to the People’s Procuracy to propose the prosecution (accounting for 82.25% of the cases pressed criminal charge by the Criminal Police Force), with 54,650 suspects. The modus operandi to carry out and conceal criminals are increasingly sophisticated, blatant and violent. In particular, the offenders often colluded into gangs with mobile operation in many areas; the offenders with criminal history and records accounted for 63.98%.

In practice of the suspect interrogating in the investigating robbery by snatching, the Criminal Police force has encountered many difficulties, there is still lacking in number as well as limitation in the quality of the Investigator force (by 12/2021, there are is 3,305 investigator in whole country). There is a number of Investigators who have not received intensive training in investigating crimes infringing social order, so they still have certain limitations in their investigative skills. The heads and vice heads of the Investigative Police Agency are busy with many things, so they rarely check the interrogation of the suspect by investigators and investigating officers... The process of interrogating the suspect in some cases has not been properly followed the regulation; the application of the tactic of interrogating the suspect is sometimes not scientific, just based on personal experience; therefore, in some cases of robbery by snatching, investigators have not applied the tactic of interrogating the suspect flexibly and creatively; there were also some cases of falsification, even hastily satisfied with the suspect’s initial confession and bypassed the verification process, collecting relevant documents and evidence. The value of proving the crime... As a result, when the case was brought to prosecution or trial, the suspect reversed the confession, and the case had to be re-investigated, which costs time and effort. In some cases, the suspect did not admit the crime, did not disclose his accomplices, tools, and means for committing crime… The investigator could not foresee the circumstances and did not have the tricks and tactics of appropriate suspect interrogation leading to the failure to handle the crime.

The situation above has many causes, in addition to those stemming from the coping methods as well as the criminal characteristics of the crime, there are other causes that are due to the qualifications and capacity of the investigators, investigating officers that have not yet met to the requirements of fighting crime in the new situation.

In order to improve the effectiveness of this activity, PhD candidate Huynh Van Hieu chose the topic: “Suspect interrogation in investigating criminal cases of robbery by snatching of the Criminal Police Force” as his doctoral thesis. This is the right choice, meeting the urgent situation of both theory and practice today.

In the literature review, the PhD student has presented many domestic and foreign scientific researches related to the thesis topic, thereby identifying and posing issues that need further research and clarification in the thesis. At the same time, the PhD student presented the contents contributing to supplementing the theory of suspect interrogation in investigating the criminal cases; objectively, comprehensively and deeply assessed the practical situation of suspect interrogation activities in investigating of robbery by snatching of the Criminal Police Force. The thesis has clarified more about the concept of robbery by snatching, the legal characteristics of the crime of robbery by snatching, in which the legal characteristics have been analyzed according to the provisions of the Criminal Code 2015, amended in 2017; clarified the concept of the suspect in the robbery case, the concept of suspect interrogation in investigating the robbery by snatching case, in which the thesis has analyzed and clarified the characteristics of the suspect interrogation in investigating the robbery by snatching cases.

The PhD student conducted survey on a number of related situations, the organizational structure of the Criminal Police Force and examined the order in the suspect interrogation in investigating the criminal cases from the preparation stage to the end of the interrogation; reconnaissance activities to support suspect interrogation in investigating the criminal cases; leadership and cooperation relationship to interrogate the accused in the investigation of the property robbery case. Basing on the analysis of current situation, the PhD student has made scientific and logical arguments about the advantages and limitations. This is the result of the practical survey, the new points in the research and the basis for the PhD student to propose solutions to improve the effectiveness of the suspect interrogation in investigating the robbery by snatching case of the Criminal Police Force.

Based on the study of the practical situation of suspect interrogation in investigating the robbery by snatching case of the Criminal Police force, the thesis has made forecasts based on a number of scientific basis, then proposed a number of solutions to improve the effectiveness of this activity in the future.

 

Copyrights © 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN
  • Ngày: 3176
  • Tuần: 65614
  • Tháng: 100000
  • Tổng: 100000