Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

Những đóng góp mới của luận án nghiên cứu sinh Nguyễn Thanh Minh

Ngày đăng: 01.11.2020

TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Tên đề tài luận án: “Hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế”. Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 9380105 Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Minh Khoá: 4/2014 Người Hướng dẫn khoa học: 1. GS, TS. Nguyễn Huy Thuật 2. PGS, TS. Hoàng Văn Trực Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cảnh sát nhân dân - Bộ Công an Những đóng góp mới của luận án: Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm qua có xu hướng diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều vụ án có sự tiếp tay, móc nối của các đối tượng là lãnh đạo, nhân viên ngân hàng với các đối tượng khác, lợi dụng sơ hở trong quy trình kiểm soát nội bộ của ngân hàng để thực hiện tội phạm. Nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản mà còn gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống tín dụng. Theo chức năng, lực lượng Cảnh sát kinh tế đã điều tra, xử lý nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng nghiêm trọng, phức tạp. Trong quá trình điều tra các vụ án, nhiều điều tra viên đã vận dụng rất hiệu quả biện pháp hỏi cung bị can để thu thập chứng cứ có giá trị, làm rõ được nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, xác định rõ vai trò, vị trí của các đối tượng, giải quyết nhiều “nút thắt” trong vụ án, khai thác mở rộng các vụ án phức tạp, liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều đối tượng, thu thập được nhiều thông tin có giá trị để xây dựng, kiểm tra giả thuyết điều tra, xác định phương hướng điều tra, làm rõ được nguyên nhân, điều kiện phạm tội, qua đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, hoạt động hỏi cung bị can của lực lượng Cảnh sát kinh tế trong một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng vẫn còn những khó khăn, hạn chế, thiếu sót nhất định, rất cần được phân tích, đánh giá để xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả. Trong khi đó, lý luận hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng nhìn chung còn thiếu và tản mạn, chưa sát với các quy định pháp luật hiện hành, diễn biến, tình hình tội phạm trong giai đoạn hiện nay và đặc thù của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Do đó, xét cả phương diện lý luận và thực tiễn,việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế” làm luận án tiến sĩ luật học có ý nghĩa rất cấp thiết. Thông qua việc hệ thống hóa có phân tích, đánh giá và khái quát các tri thức có liên quan đến hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng trong các công trình khoa học trong và ngoài nước, luận án góp phần mang lại nhận thức rộng hơn, sâu sắc hơn về hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Luận án đã phân tích, làm rõ lý luận hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế như: Nhận thức về tội phạm lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng; Khái niệm, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, luận án đã làm rõ lý luận về chiến thuật hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng ở các giai đoạn: Chuẩn bị hỏi cung bị can, tiến hành hỏi cung bị can, kết thúc hỏi cung bị can. Luận án cũng đã phân tích lý luận về các biện pháp trinh sát hỗ trợ, quan hệ phối hợp và công tác chỉ đạo hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Luận án đã nghiên cứu, đánh giá tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng và làm rõ thêm một số đặc điểm, tình hình có liên quan đến hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án này của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Luận án đã tập trung phân tích, làm rõ đặc điểm hình sự của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng có liên quan đến hoạt động hỏi cung bị can, nghiên cứu, phân tích tổ chức lực lượng, phương tiện của lực lượng Cảnh sát kinh tế có liên quan đến hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án này. Luận án đã khảo sát thực trạng hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế ở các giai đoạn chuẩn bị hỏi cung bị can, giai đoạn tiến hành hỏi cung bị can, giai đoạn kết thúc hỏi cung bị can, khảo sát làm rõ thực trạng các biện pháp trinh sát hỗ trợ, quan hệ phối hợp và công tác chỉ đạo hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Luận án đã đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng một cách khoa học về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Luận án đã đưa ra dự báo tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra vụ án này của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Luận án đã đưa ra 6 giải pháp nâng cao hiệu quả hỏi cung bị can trong điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực ngân hàng của lực lượng Cảnh sát kinh tế. Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, kết quả khảo sát thực tiễn và các dự báo khoa học nên đảm bảo tính khoa học, có giá trị tham khảo và giá trị ứng dụng trong thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát kinh tế. INFORMATION OF NEW CONTRIBUTION OF THE THESIS Thesis: "Suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force". Major: Criminology and Crime Prevention Code: 9380105 PhD Candidate: Nguyen Thanh Minh Course: 4/2014 Supervisors: 1. Prof. Nguyen Huy Thuat 2. Ass. Prof. Hoang Van Truc Training institution: The People’s Police University - Ministry of Public Security New contribution of the thesis In recent years, the crime of obtaining property by fraud in the banking sector has tended to be complicated. Notably, many cases have been committed with the help and connection of bank leaders and bank employees. Criminals take advantage of loopholes in the bank's internal control process to commit crimes. The fact that many particularly serious fraud cases in banking sector occur not only causes great damage to properties but also adversely affects the operation of the credit system. According to the function, the Economic Police force has investigated and handled many serious and complicated cases of obtaining property by fraud in the banking sector. In the course of investigating these cases, many investigators have conducted interrogations effectively. This helps them to collect valuable evidence, clarify the content of the case, the criminal acts of the accused, clearly identify the roles and positions of the subjects, solve many "bottlenecks", expand complicated cases involving many banks and many subjects, collect valuable information to formulate, test hypotheses, determine investigation directions and clarify the causes and conditions of crimes, thereby propose solutions to prevent crimes. In spite of the positve achievement, the suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force still has certain difficulties, limitations and shortcomings, which need to be classified, analyzed and evaluated to identify the causes and propose solutions to improve efficiency. Meanwhile, the theory of suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector is generally lacking and scattered and not close to the current legal provisions, the developments of crimes in the current period and the c-haracteristics of the fight of the Economic Police force against fraud in the banking sector. Therefore, it is imperative for myself to study a doctoral thesis with the title of "Suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force" theoretically and practically. By conducting systematic literature review, analysing, evaluating and generalizing knowledge about suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector in scientific works of domestic and foreign researchers, the thesis helps to bring a broader and deeper awareness of suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force. The thesis analyzes and clarifies the theory of suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force such as: Concept, missions and c-haracteristics. In particular, the thesis clarifies the theory of tactics to interrogate suspects in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector at three stages: Preparing, conducting and ending the interrogation. The thesis also builds the theory of supporting reconnaissance measures, coordination relations and direction in suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force. The thesis studies and assesses the situation of obtaining property by fraud in the banking sector and further clarifies some c-haracteristics and situations related to the interrogation of the Economic Police force. The thesis focuses on analyzing and clarifying the criminal c-haracteristics of obtaining property by fraud in the banking sector, which related to suspect interrogation. In addition, the thesis also studies and analyzes the organization of forces and means of the Economic Police Force, which related to suspect interrogation in investigating these cases. The thesis studies, analyzes and evaluates the real situation of suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force, explores advantages, limitations and causes of limitations of these activitives. Finally, the thesis makes forecasts and proposes six advanced solutions to enhance the effectiveness in suspect interrogation in investigating cases of obtaining property by fraud in the banking sector of the Economic Police force in the future. These solutions are built on the results of theoretical research, practical survey and scientific forecasts, so they are scientific and practical to improve the efficiency in the interrogation of the Economic Police force.

Copyrights © 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN
  • Ngày: 21
  • Tuần: 525
  • Tháng: 329
  • Tổng: 1100200