Tại Trường Đại học CSND, việc duy trì và phát triển văn hóa đọc, phong trào đọc luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo. Đặc biệt kể từ khi Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 132/KH-BCA-X11, ngày 20/6/2018 về phát triển văn hóa đọc trong CAND đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 09/CT-BCA-X03, ngày 07/8/2020 về công tác thư viện và phát triển văn hóa đọc trong CAND (Sau đây gọi là Kế hoạch 132 và Chỉ thị 09) thì phong trào đọc trong CAND nói chung, tại Trường Đại học CSND nói riêng ngày càng lan tỏa mạnh mẽ. Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch 132 và 3 năm thực hiện Chỉ thị số 09, việc phát triển văn hoá đọc tại Nhà trường đã đạt được nhiều kết quả nổi bật:
Học viên Nhà trường đọc sách tại Thư viện
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, cấp uỷ, lãnh đạo các đơn vị, chỉ huy lớp học đã thường xuyên quán triệt, triển khai các chỉ thị, kế hoạch của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác thư viện và phát triển văn hoá đọc đến toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên. Nhà trường đã ban hành 19 văn bản gồm 01 Nghị quyết và 15 Kế hoạch, 02 Công văn, 01 Hướng dẫn liên quan công tác thư viện và phát triển văn hoá đọc, phong trào đọc sách tại Trường.
Song song đó, Nhà trường luôn chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên trong việc phát triển văn hóa đọc dưới nhiều hình thức như treo pano, áp phích, xây dựng thư mục thông báo sách mới, tổ chức trưng bày triển lãm sách, trình chiếu video giới thiệu sách trên bảng tin điện tử Nhà trường, triển lãm sách online, tổ chức các cuộc thi ảnh, thi video giới thiệu sách; thông qua hệ thống tin, bài trên Trang thông tin điện tử Nhà trường (dhcsnd.edu.vn)…
Cuộc thi Người kể sách "Bác Hồ trong tim tôi"
Đặc biệt, năm học 2019 - 2020, thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh thành miền Nam, để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch Nhà trường đã thay đổi hình thức tiếp cận và lan toả văn hoá đọc bằng “Triển lãm sách Online”, Triển lãm sách ở các tủ trưng bày tại Phòng truyền thống mở”. Điều này không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển văn hoá đọc tại Trường Đại học CSND, mà còn thể hiện sự chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh của Nhà trường trong mọi hoàn cảnh. Những năm học tiếp theo, Nhà trường ngày càng đa dạng hình thức tuyên truyền, lan toả văn hoá đọc như tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về Sách” và thi ảnh “Khoảnh khắc cùng sách” với gần 800 tác phẩm dự thi; tổ chức Chương trình giao lưu, giới thiệu Tác giả - Tác phẩm, trao đổi kinh nghiệm đọc – viết với chủ đề “Sách và Người thầy”; Xây dựng Tủ sách điện tử “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam” với hơn 130 đầu tài liệu số, 62.000 trang tài liệu góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, giảng viên, học viên… Nổi bật, 100% Khoa, Phòng, Trung tâm thuộc Trường đã phát triển tủ sách chuyên môn, Tủ sách hồ sơ nghiệp vụ với 2.000 đầu sách tại mỗi đơn vị. 5 năm qua, cán bộ, giảng viên, học viên Trường Đại học CSND đã tham gia 5 cuộc thi do Bộ Công an phát động với 91 giải cấp Trường, 08 giải cấp Bộ, 04 giải cấp Trung ương trong cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc, cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến.
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Thành Phúc - Phó Hiệu trưởng Nhà trường tặng Giấy khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch số 132/KH-BCA-X11 về phát triển văn hoá đọc trong Công an nhân dân tại Trường Đại học CSND
Nhận thức được vai trò quan trọng của Thư viện trong việc phát triển văn hoá đọc, Nhà trường đã đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của thư viện theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT, kết hợp giữa thư viện truyền thống, thư viện điện tử và thư viện số nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin phong phú hiện có, đáp ứng kịp thời nhu cầu khai thác tài liệu toàn văn của cán bộ, giảng viên và học viên. Trong đó, Thư viện số được xây dựng Cổng thông tin với nhiều nội dung, chuyên mục đa dạng như: Thư mục thông báo sách mới; Giới thiệu sách; Bản tin thư viện; các tin tức về phong trào phát triển văn hoá đọc… Qua đó, cán bộ, giảng viên, học viên có thể truy cập dễ dàng và khai thác CSDL với hơn 80Gb dữ liệu, 500 đầu tài liệu số, 261.524 trang tài liệu về hệ thống giáo trình nhà trường biên soạn, giáo trình tham khảo, sách tham khảo, tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, văn bản pháp luật,…
LOẠI THƯ VIỆN |
CÔNG CỤ QUẢN LÝ |
NGUỒN TÀI NGUYÊN |
GHI CHÚ |
Thư viện điện tử Libol 6.0 |
Phần mềm Thư viện Libol 6.0 |
13.323 nhan đề; 405.981 cuốn |
Tài liệu in truyền thống |
Phân hệ tư liệu số |
Phần mềm Libol |
1.378 đơn vị tài liệu |
Cơ sở dữ liệu |
Thư viện liên thông các đơn vị |
Phần mềm Libol |
7.636 đơn vị tài liệu |
Cơ sở dữ liệu |
Bộ sưu tập số |
Phần mềm Dspace |
34.267 đơn vị tài liệu |
Cơ sở dữ liệu |
Thư viện số |
Phần mềm Kipos |
261.524 đơn vị tài liệu |
Cơ sở dữ liệu |
Bảng số liệu tính đến tháng 2/2023
STT |
CÁC CHỈ TIÊU |
SỐ LIỆU |
GHI CHÚ |
|
2018-2019 |
2020-2023 |
|||
1 |
Tổng số thẻ bạn đọc của thư viện |
1.022 thẻ |
4.620 thẻ |
10.171 tổng số thẻ |
2 |
Tổng số lượt người sử dụng thư viện |
104.762 lượt |
416.759 lượt |
|
3 |
Tổng số lượt sách, báo phục vụ của thư viện |
101.504 lượt |
405.784 lượt |
|
4 |
Số bản sách trung bình một người sử dụng thư viện được trong năm |
99 |
88 |
|
5 |
Tổng số lớp tập huấn về kỹ năng đọc, kỹ năng thông tin do thư viện tổ chức |
16 |
42 |
Mỗi khoá học/01 lớp |
6 |
Số lượt người sử dụng thư viện được tập huấn, trang bị kiến thức thông tin và kỹ năng đọc |
1.022 |
4.620 |
|
Kết quả thực hiện các Chỉ số phát triển văn hóa đọc tại Nhà trường
Để công tác thư viện và văn hoá đọc trong CAND nói chung, tại Trường Đại học CSND nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ, có chiều sâu, hướng đến mô hình thư viện ứng dụng công nghệ tiên tiến, theo chúng tôi thời gian tới cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, Nhà trường tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch của Nhà nước và Bộ Công an trong công tác thư viện, phát triển văn hoá đọc như Quyết định số 1520/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030"; Thông tư số 92/2021/TT-BCA ngày 12/10/2021 của Bộ Công an 92/2021/TT-BCA quy định về hoạt động, định mức vật chất bảo đảm nhu cầu văn hoá, tinh thần và rèn luyện thể chất của cán bộ, chiến sĩ CAND; Kế hoạch số 132/KH-BCA-X11 ngày 20/6/2018 về phát triển văn hoá đọc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong CAND; Chỉ thị số 09/CT-BCA-X03 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác thư viện và phát triển văn hoá đọc trong CAND; Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch Triển khai Chương trình Chuyển đổi số của Bộ Công an,… nhằm đẩy mạnh phát triển công tác thư viện, tạo điều kiện cho các hoạt động học tập suốt đời cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển văn hóa đọc trong CAND, tại Trường Đại học CSND thời gian tới.
Hai là, Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và các đơn vị đoàn thể trong phát huy vai trò tự học, tự nghiên cứu trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phong trào đọc sách trong việc góp phần đào tạo nguồn nhân lực trong CAND và tại Trường Đại học CSND, thúc đẩy phong trào đọc sách; xây dựng môi trường nghiên cứu, học tập suốt đời.
Ba là, Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí dành riêng cho thư viện, phòng đọc, bổ sung nguồn lực thông tin và các hoạt động phát triển văn hoá đọc. Tổ chức, quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có của thư viện. Quan tâm đầu tư bổ sung, làm phong phú thêm nguồn lực thông tin cho thư viện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Bốn là, Tiếp tục phát huy và thực hiện có hiệu quả công tác thư viện, duy trì văn hóa đọc. Triển khai có hiệu quả 2 công trình sáng kiến “Cổng thông tin Thư viện số Trường Đại học Cảnh sát nhân dân”, “Tủ sách điện tử Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tại Trường Đại học CSND” do cán bộ Trung tâm LT&TV chủ trì thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển văn hoá đọc tại Trường, nghiên cứu đổi mới và tổ chức các hoạt động, phong văn hoá đọc phù hợp với đặc điểm, tình hình của Nhà trường đến từng cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên.
Tác giả: Thượng tá Nguyễn Hồng Phong - Phó Giám đốc TTTL&TV
- 9 hành vi bị cấm theo Luật Căn cước công dân (19.02.2024)
- Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới (10.02.2024)
- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi (06.02.2024)
- Quét sạch chủ nghĩa cá nhân để phòng, chống suy thoái (02.02.2024)
- 6 nhiệm vụ Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở (01.02.2024)
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (22.01.2024)
- Tiêu chuẩn sức khỏe đặc thù đối với lực lượng Công an nhân dân (18.01.2024)
- Quy trình tiếp nhận, phân loại, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tổ tụng hình sự trong CAND (15.01.2024)
- Những chiến công thầm lặng của lực lượng Công an cơ sở trong thời bình (12.01.2024)