Khoa học công nghệ phát triển tạo chuyển biến tích cực cho nhân loại về mọi mặt, trong đó, phải kể đến sự tiếp cận của con người đối với những nguồn thông tin đa dạng, phong phú với tốc độ nhanh chóng bất kể không gian và thời gian thông qua hệ thống Internet. Internet đem lại sự khởi đầu và phát triển cho một môi trường xã hội mới trên không gian mạng, các ứng dụng mạng xã hội ra đời làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người sử dụng. Các mạng xã hội khá đang dạng và phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến là Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram....
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, những năm qua, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc đảm bảo quyền con người; trong đó quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin của người dân thông qua internet, mạng xã hội. Chính vì vậy, từ năm 2015 đến nay, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 20 quốc gia có số người sử dụng internet lớn nhất thế giới[1]. Theo thống kê đến tháng 02/2022, có 76.95 triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam, số lượng người dùng mạng xã hội ở Việt Nam vào đầu năm 2022 tương đương 78.1% dân số, trong đó người dùng Facebook là 70.4 triệu người.[2]
Bản chất internet là môi trường mở cho phép người dùng tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, chia sẻ, kết nối cộng đồng. Do vậy, internet và các trang mạng xã hội đã và đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của con người, nhất là giới trẻ ở nước ta. Thông qua internet, con người được tiếp cận với lượng thông tin, kiến thức xã hội rộng, được cập nhật thường xuyên với tốc độ rất nhanh, nội dung đa dạng… dễ tạo hiệu ứng xã hội theo chiều rộng nên rất khó quản lý, giám sát và kiểm duyệt. Đây chính là một trong những nội dung mà các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm chống phá nước ta.
Để thực hiện mưu đồ “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, các thế lực thù địch đã lợi dụng hàng trăm kênh truyền hình trên internet, các trang web và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ra sức tuyên truyền, cổ xúy giá trị dân chủ tư sản, tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của quyền con người với luận điệu “nhân quyền cao hơn chủ quyền”; “lợi ích cá nhân co hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia”; triệt để lợi dụng những sơ hở trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo ở trong nước để xuyên tạc thực tế nhằm vu cáo Nhà nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp dân tộc, tôn giáo, tạo cớ để bên ngoài can thiệp, cũng như kích động, lôi kéo nhân dân, nhất là những người nhẹ dạ, cả tin vào các hoạt động biểu tình, gây mất ANTT. Các đối tượng còn lợi dụng những tính năng, tiện ích của công nghệ để cắt dán, trích dẫn sai lệch các hình ảnh, tài liệu, xuyên tạc tình hình thực tế ở trong nước nhằm làm cho các tầng lớp nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu không đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Đặc biệt, để tập hợp lực lượng biểu tình, gây rối an ninh trật tự, hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng đã đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng khi nước ta diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp hoặc khi Việt Nam tham gia các Hội nghị quan trọng của Liên hợp quốc,...
Lợi dụng thế mạnh của internet, mạng xã hội, các thế lực thù địch đã móc nối, cấu kết cán bộ, đảng viên có biểu hiện tha hóa, biến chất, số cấp tiến là lãnh đạo các cơ quan, ban ngành để mua chuộc, lôi kéo, tạo dựng ngọn cờ tập hợp lực lượng chống phá từ bên trong. Dưới chiêu bài “bảo vệ dân chú, nhân quyền”, “yêu nước”, các thế lực bên ngoài đã tìm mọi cách thúc đẩy phát triển “xã hội dân sự”, hình thành các tổ chức chính trị, hội nhóm bất hợp pháp như: “Hội phụ nữ nhân quyền”, “nhóm công dân tự do”, “Nhóm tuổi trẻ yêu nước”… Bên cạnh đó, hoạt động thu thập tin tức nội bộ, bí mật nhà nước; đáng lưu ý là các vụ lộ, lọt thông tin bí mật Nhà nước qua internet có xu hướng gia tăng. Quá trình điều tra, nắm bắt tình hình của các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an cho thấy, các đối tượng thường lợi dụng sức lan tỏa, đặc tính ẩn danh, xuyên biên giới, bảo mật của internet để hoạt động, tuyên truyền, phát tán thông tin xấu độc, chống phá Đảng, Nhà nước. Riêng năm 2021, loại tội phạm này diễn ra nhiều do đất nước có nhiều sự kiện quan trọng, cùng với đó là dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Năm 2021, Bộ Công an ghi nhận 8 triệu cảnh báo tấn công mạng. Cơ quan chức năng phát hiện 30 vụ lộ mất bí mật nhà nước với 220 đầu tài liệu.[3]
Thông qua internet, mạng xã hội, các đối tượng bên ngoài và trong nước cấu kết, móc nối chặt chẽ với nhau, cụ thể bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí hoạt động; số đối tượng trong nước tích cực tập hợp; lực lượng, thành lập tổ chức, hội nhóm, thu thập tin tức để cung cấp cho bên ngoài xuyên tạc; điển hình như các tổ chức phản động: “Việt Tân”, “Bảo vệ người lao động”, “Tuổi trẻ yêu nước”… Riêng tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” thời gian qua đã thông qua facebook chỉ đạo số đối tượng trong nước thực hiện các vụ rải truyền đơn tuyên truyền, xuyên tạc để chống phá Nhà nước, tập hợp lực lượng xây dựng “Tổ chức công đoàn tự do” theo kiểu phương Tây. Thông qua internet, mạng xã hội, các thế lực thù địch còn phát tán các dự luật, nghị quyết, báo cáo thường niên… với nội dung xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo nước ta đàn áp dân tộc, tôn giáo… điển hình như: Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế của Bộ ngoại giao Mỹ, Báo cáo tình hình nhân quyền thế giới hàng năm của Anh, Úc, Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu… hoặc báo cáo thường niên của tổ chức quốc tế như : Theo dõi nhân quyền(HRW), Ân xá Quốc tế (AI); Ủy ban bảo vệ nhà báo (CPJ)… cũng lợi dụng internet, mạng xã hội chia sẻ công cụ, cách thức, thủ đoạn phạm tội hoặc làm lây nhiễm vi-rút, phẩn mềm gián điệp, mã tin học độc hại… nhằm phá hoại kinh tế, thu thập tin tức bí mật quốc gia, cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn của nước ta. Điển hình là vụ hệ thống mạng của Tập đoàn Dầu khí quốc gia hay vụ sân bay Tân Sơn Nhất bị tin tặc liên tiếp tấn công làm ngưng trệ hoạt động và xóa dữ liệu lưu trữ; gây thiệt hại lớn về kinh tế cho Nhà nước, xã hội. Trong Báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, Jon Aloisi (cựu Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) từng viết: “Thành công lớn nhất là đã thực hiện việc đưa vào Việt Nam mạng lưới internet. Đó là phương tiện hữu hiệu cho chiến dịch truyền bá các tư tưởng phương Tây nằm trong chiến lược nhằm thay đổi chính thể ở quốc gia này”.[4]
Để chỉ đạo công tác bảo vệ an toàn, an ninh mạng và phòng, chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội chống phá nước ta. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành chủ trương, chính sách pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội nhằm diễn biến hòa bình đối với nước ta. Trong đó, Ban tuyên giáo Trung ương đã tăng cường chỉ đạo quản lý báo chí, xuất bản, internet, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong đấu tranh, phản bác các thông tin và luận điệu sai trái; các hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá Nhà nước, gây rối ANTT; phối hợp Bộ thông tin – Truyền thông yêu cầu các tập đoàn truyền thông như: Google, Youtube… gỡ bỏ các clip, tài khoản có nội dung xấu, độc hại và triển khai công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng có hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội xâm phạm ANTT nước ta. Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa vào nội dung giảng dạy của các trường Đại học, Cao đẳng nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên, học sinh về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng internet, mạng xã hội xâm phạm ANTT.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác này còn có những khó khăn, hạn chế nhất định như công tác quản lý công nghệ viễn thông, bảo mật thông tin nội bộ của nhiều cơ quan nhà nước, cá nhân tại Việt Nam còn nhiều sơ hở, phần lớn chưa được bảo mật tốt; hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực quản lý mạng xã hội, internet và đấu tranh, xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đồng bộ và chưa theo kịp tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, định hướng thông tin và đấu tranh phản bác các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch vẫn còn thụ động, thiếu sắc bén. Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội còn mỏng, chưa được đào tạo chuyên sâu; trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật còn thiếu, lạc hậu nên gặp nhiều khó khăn trong phát hiện, thu thập chứng cứ và triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh. Trong khi đó, tội phạm lợi dụng internet, mạng xã hội là những đối tượng có kiến thức, trình độ, sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và liên tục thay đổi phương thức hoạt động trên phạm vi hoạt động rộng, đặc biệt là từ nước ngoài… nên rất khó phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý.
Đại hội XIII của Đảng khẳng định, cần tiếp tục “kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó, bảo vệ an ninh tư tưởng, đặc biệt là trên không gian mạng và mạng xã hội là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái.[5] Trong bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các thế lực thù địch sẽ triệt để lợi dụng mạng xã hội, internet để thực hện âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với nước ta. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động nà, trong thời gian tới cần tập trung vào những công tác trọng tâm sau[6]:
Một là, tiếp tục chủ động tăng cường công tác nắm tình hình, bám sát cơ sở, nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn, đặc biệt là phương thức hoạt động mới của các thế lực thù địch lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá nước ta; chú trọng nắm tình hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Làm tốt công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với đối tượng lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm pham ANTT nước ta.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp về tầm quan trọng của công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm ANTT nước ta, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Làm cho cán bộ, đảng viên và người dân đặc biệt là thanh, thiếu niên thấy rõ tính hai mặt của internet và mạng xã hội; có khả năng nhận diện và “miễn dịch” các nội dung thông tin xấu độc, nguy hại đối với xã hội; kịp thời tố giác với cơ quan chức năng các hoạt động thông qua internet, mạng xã hội để móc nối, lôi kéo người dân vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Xây dựng ý thức và phong cách văn hóa khi tham gia mạng xã hội, internet; không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông tin, tài liệu liên quan đến bí mật quốc gia. Phát huy hơn nữa lợi thế của internet, mạng xã hội trong việc cập nhật thường xuyên các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các thành tựu đã đạt được trong việc đảm bảo quyền con người. Khắc phục kịp thời lỗ hổng bảo mật trong hệ thống mạng nội bộ và các sơ hở để lộ lọt bí mật nhà nước.
Ba là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, an ninh mạng như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự…, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật An ninh mạng, Chiến lược An ninh mạng quốc gia và văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an toàn, an ninh mạng và có chế tài xử lí nghiêm các hành vi vi phạm. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 05 thuộc Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm về “Đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao” gắn với thực hiện quy hoạch phát triển An ninh thông số quốc gia đến năm 2020; Chỉ thị số 897/CT-TTg của Thủ tướng về tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số và các văn bản pháp luật khác nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước đối với internet, mạng xã hội và ngăn chặn, xử lí kịp thời các trang thông tin điện tử, blog có nội dung xấu, độc hại.
Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm ANTT có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh nhuệ, hiện đại, có trình độ chuyên môn sắc bén trong điều tra, khám phá âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng phương thức này để chống phá nước ta. Tiếp tục đầu tư, trang bị các trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng và áp dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để tâm phạm ANTT nước ta.
Năm là, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin và an ninh mạng để trao đổi kinh nghiệm trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống hoạt động vi phạm pháp luạt trên lĩnh vực này; tranh thủ tiếp thu công nghệ mới và hợp tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm ANTT nước ta./.
-----------------------
[1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1, tr. 87)
[2] https://haugiang.gov.vn/web/dai-phat-thanh-truyen-hinh-tinh-hau-giang/chitiet6linhvuc/-/tin-tuc/Su-dung-mang-xa-hoi--Tu-do--nhung-hay-van-minh-53553
[3] https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/nam-2021-phat-hien-30-vu-lo-mat-bi-mat-nha-nuoc-1491888651
[4] Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2/02/2013, tr. 30.
[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, T.I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H., tr.181, 91.
[6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (tập 1, tr. 120)
Tài liệu tham khảo:
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
- Tạp chí Công an nhân dân, kỳ 2/02/2013, tr. 30.
- Mạng xã hội và những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay - TS. Nguyễn Thị Trang - Tạp chí Lý luận chính trị ngày 6.6.2022
- https://haugiang.gov.vn/
- https://www.hcmcpv.org.vn/
Tác giả: Thu Hà - Hiền Anh
- Giảng dạy Pháp luật góp phần xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ (07.11.2021)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021 (02.11.2021)
- Văn hóa - điều kiện quan trọng để phát triển bền vững (28.10.2021)
- Những điểm mới của luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu (26.10.2021)
- Kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển - Giá trị lịch sử và hiện thực (25.10.2021)
- Quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (23.10.2021)
- Đường Hồ Chí Minh trên biển - bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (22.10.2021)
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2021: Lợi ích của bảo vệ môi trường (22.10.2021)
- Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 (21.10.2021)