Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

Đảng phụng sự và liêm chính!

Ngày đăng: 01.11.2020

Luôn chú trọng xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng cách mạng phụng sự và liêm chính, được nhân dân tin yêu và ủy thác, vì thế, trước khi đi xa, Hồ Chí Minh dặn lại trong Di chúc: “Đảng là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[1].

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG PHỤNG SỰ VÀ LIÊM CHÍNH

Ngay từ khi chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng vô sản kiểu mới ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định trong tác phẩm Đường Cách mệnh (xuất bản năm 1927): “Cách mạng Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mạng thành công thì phải lấy dân chúng công nông làm gốc”[2]. Sau này, khi nói về Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiền phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động, chứ không mưu cầu lợi ích riêng của một nhóm người nào, của cá nhân nào”[3].

Lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã chứng minh rằng, cùng với mỗi bước ngoặt của cách mạng, tình hình và nhiệm vụ của Đảng cũng có sự thay đổi. Song, ở đâu và lúc nào, dù hoạt động bí mật hay đã cầm quyền, thì Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng cũng luôn thấu triệt rằng: Đảng cầm quyền, nhưng nhân dân là chủ, quyền là do nhân dân ủy nhiệm, nên đó phải là một Đảng luôn phụng sự (dốc lòng phục vụ, tận tụy phục vụ: phục vụ Tổ quốc[4]) và liêm chính (trong sạch, ngay thẳng: người liêm chính không có lòng tư túi[5]), để xứng đáng vừa là người lãnh đạo vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Trong di sản để lại, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quan điểm của Người về yêu cầu xây dựng một Đảng phụng sự và liêm chính qua các tác phẩm: Chính phủ là công bộc của dân (19/9/1945); Sao cho được lòng dân (12/10/1945); Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945); Sửa đổi lối làm việc (10/1947); Dân vận (15/10/1949); Tinh thần và trách nhiệm (13/12/1951); Tự phê bình và phê bình (14/2/1952); Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu (3/1952); Phải xem trọng ý kiến của quần chúng (21/8/1956); Đạo đức cách mạng (12/1958); Nói chuyện tại hội nghị thanh tra (5/3/1960); Một lòng một dạ phục vụ nhân dân (18/1/1961); Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (3/2/1969); Di chúc (1969),v.v..

Một Đảng cách mạng chân chính luôn phụng sự Tổ quốc và nhân dân theo Hồ Chí Minh phải tuân thủ 12 điều sau:

“1. Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.

2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

3. Khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải dựa vào điều kiện thiết thực và kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương.

4. Phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm soát những khẩu hiệu và chỉ thị đó có đúng hay không.

5. Phải luôn luôn xem xét lại tất cả công tác của Đảng. Mọi công tác của Đảng luôn luôn phải đứng về phía quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân.

6. Mỗi công việc của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với dân chúng. Nếu không vậy, thì chẳng những không lãnh đạo được dân chúng mà cũng không học được dân chúng. Chẳng những không nâng cao được dân chúng, mà cũng không biết ý kiến của dân chúng.

7. Mỗi công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng của nó, lại phải khéo dùng những cách thức thi hành cho hoạt bát. Nếu không vậy thì không biết nắm vững các cách thức tranh đấu và các cách thức tổ chức, không biết liên hợp lợi ích ngày thường và lợi ích lâu dài của dân chúng.

8. Đảng không che giấu những khuyết điểm của mình, không sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ và để dạy bảo cán bộ và đảng viên.

9. Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo.

10. Đảng phải luôn luôn tẩy bỏ những phần tử hủ hóa ra ngoài.

11. Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí. Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng.

12. Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quy

Copyrights © 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN