Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật… Đó là những hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (Luật số 29/2018/QH14).
Luật Bảo vệ bí mật nhà nước đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6. Luật được ban hành, thay thế Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10. Căn cứ khoản 1, khoản 2, Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
- Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước như sau:
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Về hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước được nêu rõ tại Điều 5, gồm 9 hành vụ cụ thể như sau:
(1) Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
(2) Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
(3) Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
(4) Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(5) Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
(6) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
(7) Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
(8) Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
(9) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.
Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.
H.P (Tổng hợp)
- "Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước vì dân, quên thân phục vụ"- kỳ2 (12.03.2022)
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS tăng trách nhiệm cho Công an xã (11.03.2022)
- “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước vì dân, quên thân phục vụ”- kỳ I (10.03.2022)
- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong CAND giai đoạn 2021-2025 (08.03.2022)
- Lấy ý kiến về quy định việc kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin, dữ liệu số (03.03.2022)
- Sửa đổi, bổ sung bộ luật TTHS để khắc phục những vướng mắc do tác động của dịch bệnh COVID-19 (22.02.2022)
- Thông tư quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong CAND (18.02.2022)
- Hãy yêu quý, bảo vệ và phục hồi đất ngập nước (13.02.2022)
- Nhận diện hoạt động của “đạo lạ”, “tà đạo” ở nước ta hiện nay (20.01.2022)