Trụ sở chính: 36 Nguyễn Hữu Thọ - Phường Tân Phong - Quận 7 - TP. Hồ Chí Minh

CA các đơn vị tập trung phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở, bờ sông, bờ biển và lũ quét

Ngày đăng: 10.08.2023

Ngày 09/8/2023, Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA có Công điện số 07/CĐ-BCĐ gửi Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.

 

Nội dung Công điện nêu rõ:

Từ đầu tháng 7 năm 2023 đến nay, sạt lở đất, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, nhà cửa, tài sản của Nhân dân, nhiều tuyến giao thông, cơ sở hạ tầng bị hư hại, gây tâm lý bất an trong Nhân dân, nhất là ở một số tỉnh Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.

 

Vụ sạt lở đất, đá đè bẹp phần đầu ô tô trên tuyến QL6, địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình do mưa (Nguồn: cand.com.vn)
 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Ban Chỉ đạo ƯPT/BCA yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:  

1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Công an và chính quyền địa phương về công tác ứng phó thiên tai; trọng tâm là: (1) Công điện số 607/CĐ-TTg ngày 01/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là trong mùa mưa bão; (2) Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 08/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung phòng, chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét; (3) Công điện số 04/CĐ-BCA-V01 ngày 10/7/2023 của Bộ Công an về chủ động phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.

2. (1) Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, chỉ đạo, chủ động công tác ứng phó bảo đảm kịp thời, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương để kiểm soát, giảm thiệt hại; (2) Bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp chặt chẽ với các ngành, các lực lượng tại cơ sở rà soát kỹ, phát hiện kịp thời các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, nhất là các khu vực có dân cư, trường học, công sở, doanh trại, nhà máy, xí nghiệp,… để tổ chức di dời người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc có phương án chủ động bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, không để xảy ra tình huống bị động, bất ngờ; (3) Bảo đảm an ninh, trật tự, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, phân luồng bảo đảm an toàn giao thông qua các khu vực bị sạt lở, nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, kiên quyết không cho người và phương tiện lưu thông khi chưa đảm bảo an toàn; (4) Bảo đảm an toàn công trình hồ đập thủy lợi, nhất là các hồ đập xung yếu, hồ đập đã xảy ra sự cố trong mưa lũ vừa qua; (5) Tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết khoáng sản trái phép, vi phạm các quy định về quản lý sử dụng đất, quản lý, bảo vệ rừng, hoạt động xây dựng (nhất là hoạt động xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ, đặc dụng) theo đúng quy định của pháp luật để giảm nguy cơ rủi ro thiên tai, hạn chế xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập úng; (6) Kịp thời khởi tố, truy tố đối với các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Làm tốt công tác “4 tại chỗ”, chủ động các phương án: (1) Huy động lực lượng Công an địa phương, Công an xã và các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn tổ chức ứng phó, cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra thiên tai bảo đảm kịp thời, hiệu quả; (2) Giúp nhân dân kịp thời ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất; (3) Phương án phòng, chống thiên tai trong cơ quan, đơn vị Công an; (4) Bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và an toàn trụ sở, tài liệu, trang thiết bị làm việc, các cơ sở giam giữ của lực lượng Công an nhân dân; (5) Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, công cụ đặc chủng chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

4. Tổ chức tốt công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết về dấu hiệu, nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; kỹ năng ứng phó khi có sự cố, hạn chế thiệt hại, đặc biệt cần chú ý có hình thức tuyên truyền, hướng dẫn phù hợp, kịp thời đối với người dân ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời thông tin về tình hình và hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tổ chức tốt công tác trực ban, trực chỉ huy, bảo đảm quân số sẵn sàng triển khai các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và phòng, chống thiên tai. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về Văn phòng Bộ (SĐT: 069.2341042, 0913.555.323)./.

 

Ban Biên tập

https://bocongan.gov.vn/

Copyrights © 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN
  • Ngày: 44
  • Tuần: 717
  • Tháng: 2651
  • Tổng: 1100200