Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 157/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân, dân quân thường trực và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Đối tượng áp dụng
(1) Người lao động quy định tại điểm đ, điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
(2) Người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
(3) Người lao động quy định tại (1) trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Nghị định này.
(4) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, gồm: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với các đối tượng quy định tại Nghị định 157/2025/NĐ-CP.
Về tổ chức thực hiện
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc phạm vi quản lý của mình. Hàng năm, hai Bộ xây dựng kế hoạch và lập dự toán thu, chi BHXH, đồng thời thực hiện quyết toán theo quy định. Các tổ chức BHXH Quân đội và BHXH Công an Nhân dân sẽ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ từ BHXH Việt Nam.
Điều 6 Nghị định 157/2025/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội như sau:
- Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, được thực hiện như sau:
Hai năm đầu hằng tháng đóng bằng 02 lần mức tham chiếu, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tăng thêm 0,5 lần mức tham chiếu, tối đa bằng 04 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
- Trường hợp người lao động có thời gian trước và sau ngày 01 tháng 7 năm 2025 đều thuộc đối tượng quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 trở đi được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian xác định hai năm đầu làm cơ sở tính tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được tính kể từ thời điểm nhập ngũ, tham gia nghĩa vụ công an nhân dân, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phí, tham gia Dân quân thường trực.
Mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
Mức đóng, phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động đối với đối tượng quy định tại điểm d, đ và e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định chi tiết như sau:
1. Trường hợp người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, công an, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp của quân đội, công an, cơ yếu mà vẫn do cơ quan, đơn vị cũ quản lý thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội, công an, cơ yếu; đồng thời, được bầu cử, bổ nhiệm, kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài quân đội, công an, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương; phụ cấp kiêm nhiệm này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp người lao động quy định tại điểm d khoản, 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, tham gia phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn bị ốm đau phải nghỉ việc mà không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 33; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương của tháng liền kề trước khi bị ốm đau. Trường hợp bị ốm ngay tháng đầu làm việc thì mức đóng bảo hiểm xã hội được xác định bằng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.
4. Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mà không làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian người lao động không làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội không làm việc từ 14 ngày trở lên trong tháng thì ngân sách địa phương đóng bảo hiểm xã hội như đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội.
Ảnh minh họa (Nguồn: internet)
Về các chế độ cụ thể, chế độ ốm đau: Thời gian hưởng căn cứ vào thời gian điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và thời gian mà người lao động phải nghỉ việc theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Chế độ hưu trí quy định điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng dựa trên thời gian đóng BHXH và độ tuổi nghỉ hưu, với tuổi nghỉ hưu đối với nam tăng dần từ 56 tuổi 3 tháng (năm 2025) đến 57 tuổi (từ năm 2028 trở đi) và nữ từ 51 tuổi 8 tháng (năm 2025) đến 55 tuổi (từ năm 2035 trở đi). Nghị định cũng cho phép nghỉ hưu sớm hơn đối với những trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại hoặc bị suy giảm khả năng lao động.
Chế độ tử tuất bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần cho thân nhân của người tham gia BHXH không may qua đời.
Nghị định 157/2025/NĐ-CP còn quy định các điều khoản chuyển tiếp quan trọng để bảo đảm quyền lợi cho những người đã tham gia BHXH theo các quy định trước đây.
Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. Các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025:
- Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
- Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30. tháng 6 năm 2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đổi với quân nhân.
H.P (Tổng hợp)
- Rộn ràng Hội thao chào mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 (27.02.2019)
- Trao đổi về phương pháp viết bài đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân (26.02.2019)
- Công tác vận động quần chúng của lực lượng Cảnh sát giao thông công an Thành phố Hồ Chí Minh trong đ (18.02.2019)
- Nâng cao chất lượng Tạp chí Khoa học giáo dục Cảnh sát nhân dân đáp ứng nhu cầu hội nhập (18.01.2019)
- Chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ giấy (11.01.2019)
- Thesis: “Activities of the People’s Police Force in preventing deliberate infliction of bodily (05.12.2018)
- Dissertation: “Examining scenes in investigating cases of using explosive materials” (29.11.2018)
- Tin bảo vệ luận án của NCS Trần Hữu Tiến (26.11.2018)
- Title of thesis: Investigating the scene of extortion cases by the Criminal Investigation on So (24.11.2018)