Người ta gọi thanh xuân là năm 17.Thanh xuân đọng lại trên cái thi vị của những vần thơ viết tặng nhau buổi chia tay, là những giờ ra chơi ngồi dưới hàng cây và tâm tình nhau nghe về một cậu con trai, một cô con gái…Thanh xuân năm 17 đối với nhiều người có lẽ là quãng thời gian đẹp đẽ và phong phú nhất, là những mộng mơ mà mãi mãi về sau cũng chẳng thể nào tìm lại được. Tôi lại khác, tôi không quy củ thanh xuân trong một giới hạn thời gian nào đó bó buộc, hay chính xác là một độ tuổi nào đấy mà người ta cứ ngỡ là chưa chín chắn. Thanh xuân đối với tôi là được sống trọn với đam mê và thưởng thức cái dư vị vô ngần của tuổi trẻ, là trải nghiệm, con người và những chuyến đi. Giống như ở cái tuổi 20 này, nếu nói về quãng thời gian mà mình hài lòng và tâm đắc hơn cả, thì những kí ức và nhung nhớ về chuyến đi thực tế ở Gò Công Đông, Tiền Giang có lẽ cũng trở thành một phần thanh xuân đẹp đẽ của tôi tự bao giờ.
Tôi thích miền Tây, nhưng mọi hình dung chỉ thấp thoáng mơ hồ qua sách báo, mờ nhạt và lý thuyết. Để rồi 21 ngày Hành quân xanh “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân mảnh đất Bình Ân, Gò Công Đông đã khắc tạc nên những kí ức cơ hồ đẹp đẽ và chân thật về một miền Tây thân thương. Chúng tôi – những sinh viên năm hai đã thôi khắc họa ngành nghề đơn giản chỉ bằng một màu áo xanh hi vọng, bằng những bước đi điều lệnh oai nghiêm hùng dũng, mà thay vào đó là sự ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm, về mục tiêu học tập và phấn đấu sau này. Chúng tôi khao khát được trải nghiệm cuộc sống của một chiến sĩ công an thực sự, được tiếp xúc và trò chuyện với người dân, được giúp đỡ và dung hòa mọi khó khăn ngoài đời thật bằng chính bản lĩnh và khả năng mình trau dồi được. Và có lẽ Hành quân xanh chính là cơ hội giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những khó khăn, vất vả của ngành nghề, từ đó tôi rèn nên một ý chí và lòng quyết tâm cao độ trước thực tế khắc nghiệt. Song hơn hết, thứ tôi vẫn luôn đau đáu về chính là bài học về tình quân dân ấm áp, cái nghĩa tình của anh em đồng chí đồng đội, và cả sự trưởng thành của chính bản thân mình.
Lớp chúng tôi được phân ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm tập kết ở một đơn vị xã khác nhau, do vậy mà việc ăn ở và sinh hoạt hoàn toàn tách biệt và độc lập. Nhưng đó chỉ là sự lo lắng ban đầu, cho đến khi gặp gỡ và thân quen với mọi thứ nơi đây, chúng tôi lại cảm nhận được sự may mắn trọn vẹn. Cái áo ướt đẫm mồ hôi củaanh Phó Bí thư xã đi khắp nơi để thuê đồ, chị Lan nón lá nghiêng nghiêng hỏi thăm thiếu thốn chi không, mấy đứa nhỏ e dè núp sau bóng cây kêu lên be bé “Cô, cô, chú,chú…”, mọi thứ cứ nhẹ nhàng và thân thương.Rồi có những ngày đi đào đường, thông cống, cái nắng nóng buổi trưa khiến mồ hôi chảy ra như tắm, chỉ thấy những tấm lưng nhấp nhô trong bộ quân phục lấm lem và tiếng cuốc xẻng thi nhau kêu lên choang choảng, sức trẻ cũng không thắng nổi khí trời bức bách, ấy vậy mà dân thương, dân giúp đỡ tận tình. Ly trà đá mát lạnh, mấy trái chuối cỏn con, bịch sơ ri xanh xanh đỏ đỏ, thế mà quý giá và vui vẻ vô cùng. Họ khen sinh viên Công an giỏi, khen tuổi trẻ Công an nhiệt thành và bao dung. Mồ hôi vẫn chảy mà niềm tự hào và hạnh phúc cứ ngân lên khe khẽ. Rồi khi nói chuyện, tôi thấy sự hồ hởi trong ánh mắt khi kể về một thời chiến tích vàng son, cả sự gửi gắm ước mơ không trọn vẹn vào những đứa cháu trai, cháu gái bé bỏng – “Con nói cho mấy cô chú nghe, mai mốt con lớn muốn trở thành gì?” và bật cười thật lớn khi nghe chúng nó nhắc đến hai từ “Công an”. Cũng có những hôm đang đi dân vận thì trời mưa to, cô chủ nhà thấy thương lấy ghế cho ngồi, lúi cúi ở phía sau rồi mang lên mấy cái bánh gai ép ăn kẻo đói, rồi cô kể về cái nghề may, về gia đình, về mảnh đất mình ở. Mỗi ngày đến ai đi chợ, bao giờ về cũng là một câu chuyện vui về mấy cô chú bán hàng, họ biết chúng tôi là sinh viên đi tình nguyện, mua gì cũng đều cho thêm hoặc lấy rất rẻ, còn cả việc bông đùa kén rể, chọn dâu cho tụi nhỏ ở nhà cũng trở thành thói quen khó bỏ. Những buổi trưa đi làm về mệt, mạnh ai mạnh nấy lăn ra ngủ, mưa gió đánh ầm ầm cũng không hay, vậy mà lúc thức dậy đồ đạc ngoài sân đã được xếp gọn gàng, cửa bếp được gài khóa cẩn thận chomưa khỏi tạt…mấy hành động nho nhỏ nhưng chân thành ấy khiến mình không thôi đau đáu và biết ơn. Người dân miền Tây nói giọng ngọt ngào lắm, mà cái cách họ đối đãi với mình, cũng nồng hậu và ngọt ngào không kém gì người thương đã lâu.
Hành quân xanh còn là những ngày anh em đồng chí đồng đội làm việc và gắn bó cùng nhau, đồng cam cộng khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Cái kênh dài thăm thẳm và lục bình thi nhau mọc um tùm đến nỗi ai nhìn cũng ngao ngán, mấy cái cây sào cứ thay nhau gãy không ngừng vì sức nặng của đám lục bình, rau muống già cao ngất ngưỡng. Rồi những ngày đi chặt cây ven sông, mấy bụi rậm um tùm chi chít gai, mấy tàng cây thừa thãi mọc ra tận giữa sông là một thách thức rất lớn đối chúng tôi. Rồi một người ốm, cả một tập thể người chăm, thương nhau như anh em ruột rà. Đi làm vất vả, bọn con gái chẳng thèm giữ kẽ chăm chút khi đi ra ngoài, nắng gió khiến đứa nào cũng đen đúa và xấu xí hơn nhiều, nhưng chúng tôi khỏe khoắn và vui tươi. 21 ngày tình nguyện là những ngày thử thách, bởi mọi khuôn khổ và nề nếp quen thuộc trong trường chúng tôi không còn được quản giáo nghiêm ngặt, không có sự giám sát trực tiếp mỗi ngày của những thầy cô quản lí học viên, song mọi thứ ở đây ai cũng đều tự giác thực hiện như ở trường, giờ giấc, tác phong, điều lệnh…đều trở thành thói quen khó đổi. Gần một tháng sống cùng nhau, nhưng chúng tôi lại có cảm giác hiểu nhau và thân thuộc như là một gia đình, trọn vẹn và ý nghĩa.
Quãng đời sinh viên của chúng tôi khác với mọi người cùng trang lứa, cơ hội để tiếp xúc và va chạm với thực tế cũng ít ỏi hơn nhiều, nên mỗi lần như thế bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc và khó quên. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ hình dung hết được về tình quân dân chân tình ấm áp, chẳng hiểu được tính tự lập và mạnh mẽ cần thiết đến mức nào, chẳng thể biết được con người miền Tây dễ thương và nhiệt tình ra sao…nếu như không “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân” như thế.Những lời dặn dò và niềm tin nơi người dân chính là động lực để chúng tôi phấn đấu và nhắc nhở bản thân. “Sẽ thương dân như thương chính bản thân mình vậy!”
Tôi thích miền Tây, nhưng mọi hình dung chỉ thấp thoáng mơ hồ qua sách báo, mờ nhạt và lý thuyết. Để rồi 21 ngày Hành quân xanh “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với người dân mảnh đất Bình Ân, Gò Công Đông đã khắc tạc nên những kí ức cơ hồ đẹp đẽ và chân thật về một miền Tây thân thương. Chúng tôi – những sinh viên năm hai đã thôi khắc họa ngành nghề đơn giản chỉ bằng một màu áo xanh hi vọng, bằng những bước đi điều lệnh oai nghiêm hùng dũng, mà thay vào đó là sự ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm, về mục tiêu học tập và phấn đấu sau này. Chúng tôi khao khát được trải nghiệm cuộc sống của một chiến sĩ công an thực sự, được tiếp xúc và trò chuyện với người dân, được giúp đỡ và dung hòa mọi khó khăn ngoài đời thật bằng chính bản lĩnh và khả năng mình trau dồi được. Và có lẽ Hành quân xanh chính là cơ hội giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về những khó khăn, vất vả của ngành nghề, từ đó tôi rèn nên một ý chí và lòng quyết tâm cao độ trước thực tế khắc nghiệt. Song hơn hết, thứ tôi vẫn luôn đau đáu về chính là bài học về tình quân dân ấm áp, cái nghĩa tình của anh em đồng chí đồng đội, và cả sự trưởng thành của chính bản thân mình.
Lớp chúng tôi được phân ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm tập kết ở một đơn vị xã khác nhau, do vậy mà việc ăn ở và sinh hoạt hoàn toàn tách biệt và độc lập. Nhưng đó chỉ là sự lo lắng ban đầu, cho đến khi gặp gỡ và thân quen với mọi thứ nơi đây, chúng tôi lại cảm nhận được sự may mắn trọn vẹn. Cái áo ướt đẫm mồ hôi củaanh Phó Bí thư xã đi khắp nơi để thuê đồ, chị Lan nón lá nghiêng nghiêng hỏi thăm thiếu thốn chi không, mấy đứa nhỏ e dè núp sau bóng cây kêu lên be bé “Cô, cô, chú,chú…”, mọi thứ cứ nhẹ nhàng và thân thương.Rồi có những ngày đi đào đường, thông cống, cái nắng nóng buổi trưa khiến mồ hôi chảy ra như tắm, chỉ thấy những tấm lưng nhấp nhô trong bộ quân phục lấm lem và tiếng cuốc xẻng thi nhau kêu lên choang choảng, sức trẻ cũng không thắng nổi khí trời bức bách, ấy vậy mà dân thương, dân giúp đỡ tận tình. Ly trà đá mát lạnh, mấy trái chuối cỏn con, bịch sơ ri xanh xanh đỏ đỏ, thế mà quý giá và vui vẻ vô cùng. Họ khen sinh viên Công an giỏi, khen tuổi trẻ Công an nhiệt thành và bao dung. Mồ hôi vẫn chảy mà niềm tự hào và hạnh phúc cứ ngân lên khe khẽ. Rồi khi nói chuyện, tôi thấy sự hồ hởi trong ánh mắt khi kể về một thời chiến tích vàng son, cả sự gửi gắm ước mơ không trọn vẹn vào những đứa cháu trai, cháu gái bé bỏng – “Con nói cho mấy cô chú nghe, mai mốt con lớn muốn trở thành gì?” và bật cười thật lớn khi nghe chúng nó nhắc đến hai từ “Công an”. Cũng có những hôm đang đi dân vận thì trời mưa to, cô chủ nhà thấy thương lấy ghế cho ngồi, lúi cúi ở phía sau rồi mang lên mấy cái bánh gai ép ăn kẻo đói, rồi cô kể về cái nghề may, về gia đình, về mảnh đất mình ở. Mỗi ngày đến ai đi chợ, bao giờ về cũng là một câu chuyện vui về mấy cô chú bán hàng, họ biết chúng tôi là sinh viên đi tình nguyện, mua gì cũng đều cho thêm hoặc lấy rất rẻ, còn cả việc bông đùa kén rể, chọn dâu cho tụi nhỏ ở nhà cũng trở thành thói quen khó bỏ. Những buổi trưa đi làm về mệt, mạnh ai mạnh nấy lăn ra ngủ, mưa gió đánh ầm ầm cũng không hay, vậy mà lúc thức dậy đồ đạc ngoài sân đã được xếp gọn gàng, cửa bếp được gài khóa cẩn thận chomưa khỏi tạt…mấy hành động nho nhỏ nhưng chân thành ấy khiến mình không thôi đau đáu và biết ơn. Người dân miền Tây nói giọng ngọt ngào lắm, mà cái cách họ đối đãi với mình, cũng nồng hậu và ngọt ngào không kém gì người thương đã lâu.
Hành quân xanh còn là những ngày anh em đồng chí đồng đội làm việc và gắn bó cùng nhau, đồng cam cộng khổ để hoàn thành nhiệm vụ. Cái kênh dài thăm thẳm và lục bình thi nhau mọc um tùm đến nỗi ai nhìn cũng ngao ngán, mấy cái cây sào cứ thay nhau gãy không ngừng vì sức nặng của đám lục bình, rau muống già cao ngất ngưỡng. Rồi những ngày đi chặt cây ven sông, mấy bụi rậm um tùm chi chít gai, mấy tàng cây thừa thãi mọc ra tận giữa sông là một thách thức rất lớn đối chúng tôi. Rồi một người ốm, cả một tập thể người chăm, thương nhau như anh em ruột rà. Đi làm vất vả, bọn con gái chẳng thèm giữ kẽ chăm chút khi đi ra ngoài, nắng gió khiến đứa nào cũng đen đúa và xấu xí hơn nhiều, nhưng chúng tôi khỏe khoắn và vui tươi. 21 ngày tình nguyện là những ngày thử thách, bởi mọi khuôn khổ và nề nếp quen thuộc trong trường chúng tôi không còn được quản giáo nghiêm ngặt, không có sự giám sát trực tiếp mỗi ngày của những thầy cô quản lí học viên, song mọi thứ ở đây ai cũng đều tự giác thực hiện như ở trường, giờ giấc, tác phong, điều lệnh…đều trở thành thói quen khó đổi. Gần một tháng sống cùng nhau, nhưng chúng tôi lại có cảm giác hiểu nhau và thân thuộc như là một gia đình, trọn vẹn và ý nghĩa.
Quãng đời sinh viên của chúng tôi khác với mọi người cùng trang lứa, cơ hội để tiếp xúc và va chạm với thực tế cũng ít ỏi hơn nhiều, nên mỗi lần như thế bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu sắc và khó quên. Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ hình dung hết được về tình quân dân chân tình ấm áp, chẳng hiểu được tính tự lập và mạnh mẽ cần thiết đến mức nào, chẳng thể biết được con người miền Tây dễ thương và nhiệt tình ra sao…nếu như không “cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nhân dân” như thế.Những lời dặn dò và niềm tin nơi người dân chính là động lực để chúng tôi phấn đấu và nhắc nhở bản thân. “Sẽ thương dân như thương chính bản thân mình vậy!”
Tác giả: Hồ Minh Thu
Tin liên quan
- Đổi mới hoạt động giảng dạy thực hành đối với sinh viên chuyên ngành QLHC về TTXH hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Đào tạo tại Trường Đại học CSND (10.11.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Lê Bá Phương (06.11.2024)
- Bế giảng khóa D17T – C10 (11.10.2024)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ điều tra mở tại Công an tỉnh Kiên Giang (11.10.2024)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra mở tại Công an tỉnh Bình Dương (27.09.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Văn Phước (19.07.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Hồ Văn Sang (30.05.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Lê Quốc Phương (16.02.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Cao Tiến Hùng (22.12.2023)