Tháng 11 lại về với những cơn gió heo may, để rồi trong cái se lạnh của đất trời giao mùa, hương cúc vàng lại thoảng gợi lên trong ta những miền kí ức của ngày xa xôi. Tháng 11 lại về trong nhịp sống vẫn vốn dĩ tấp nập của guồng quay xã hội, trong những lo toan nhọc nhằn vì mưu sinh nhưng chẳng thể xóa nhòa những cảm xúc dâng trào mỗi mùa 20/11 - Mùa Tri ân.
Vậy là một mùa Hiến chương nữa đang hân hoan gõ cửa trên khắp cả nước, tháng 11 như đẹp và ý nghĩa hơn trong niềm nô nức của bao thế hệ học sinh, sinh viên. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc tự bao đời nay lại tiếp tục được bồi đắp, phát huy và tiếp nối qua nhiều thế hệ bằng tấm lòng tri ân vô hạn và những hành động thiết thực nhất. Hòa chung trong không khí của những ngày tháng 11 ý nghĩa, tôi xin viết về thầy - Những người thầy chiến sĩ Công an nhân dân trên thao trường bằng cả niềm tự hào và những tình cảm chân thành nhất.
Trải qua hơn 41 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đang từng ngày khẳng định vị thế trong nền giáo dục nước nhà, là nơi đào tạo ra những cán bộ, chiến sĩ chính quy, tinh nhuệ trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Chặng đường hơn 41 năm đã qua ấy ghi lại dấu ấn của những người thầy, người chiến sĩ Công an nhân dân mang trên mình hai trọng trách, vừa cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, vừa chiến đấu trên mặt trận bảo vệ an ninh trật tự. Và trong đó, cũng không thể không nhắc đến hình ảnh của những người thầy đặc biệt, không bụi phấn, cả đời gắn bó với sương gió và nắng nóng nơi thao trường - người thầy Quân sự - võ thuật.
Có thể nói, trong thực tiễn công tác và chiến đấu, lực lượng Công an nhân dân thường phải đối diện với các đối tượng côn đồ hung hãn có sử dụng vũ khí “nóng”, các đối tượng hoạt động theo kiểu băng ổ nhóm tội phạm nguy hiểm. Do đó, bên cạnh việc học tập nâng cao chính trị tư tưởng, kiến thức nghiệp vụ, việc trang bị những kiến thức quân sự, võ thuật và cách vận dụng linh hoạt sáng tạo trong từng hoàn cảnh là vô cùng cần thiết. Chính bởi vậy, vai trò của những người thầy quân sự võ thuật càng trở nên quan trọng. Với họ, công việc hướng dẫn, giảng dạy nơi thao trường là trách nhiệm, là việc làm cần thiết để rèn luyện thể lực, trang bị cho sinh viên kĩ năng, chiến thuật phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đầy cam go, nguy hiểm. Như chính lời thầy vẫn nhắc: “Đừng để máu chúng ta phải đổ xuống vô ích, các đồng chí ạ”.
Hình ảnh người thầy với những động tác chiến đấu, thế võ hay chiến thuật nhanh nhẹn, chuẩn xác luôn để lại ấn tượng sâu sắc, là ngọn lửa truyền cảm hứng cho mỗi sinh viên thêm yêu nghề, không quản ngại khó khăn, gian khổ tiếp tục rèn luyện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi bài giảng, lời dạy không chỉ là hướng dẫn luyện tập thể chất, trang bị kĩ năng chiến đấu mà còn là kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng từng trải của người thầy, là bài học về đạo đức, những câu chuyện đẹp về người chiến sĩ Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Với mỗi người thầy quân sự võ thuật, bên cạnh tính kỉ luật, sự cương nghị còn là sự hài hước và chất lãng mạn của một người nghệ sĩ, sự tâm tình và sẻ chia của một người đồng đội. Mỗi giờ giải lao, thầy trò lại như gắn kết và thấu hiểu nhau hơn qua những trò chơi vận động bổ ích, những khúc hát, lời thơ đầy chất “thép”. Và chắc rằng, trên con đường gian truân và thử thách phía trước, quãng thời gian rèn luyện nơi thao trường, nhà tập luôn là hành trang quý báu cho mỗi sinh viên trong công tác và chiến đấu sau này.
Bao mùa nắng mưa qua, người thầy không bụi phấn nhưng bằng cả tâm huyết và lòng say nghề vẫn truyền lửa cho sinh viên. Nơi thao trường có nắng gió khắc nghiệt, có công sức, mồ hôi và đôi khi là cả máu đọng lại trên sàn tập. Theo thời gian, tóc thầy cứ bạc đi vì sương gió, làn da cháy nắng đen sạm vì những ngày rèn luyện và giảng dạy. Nhưng với thầy, đó là cả niềm vui, niềm hạnh phúc được đóng góp công sức để đào tạo những chiến sĩ Công an nhân dân bản lĩnh và can trường.
Những người thầy quân sự võ thuật vẫn cứ thầm lặng thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ cao quý, cần mẫn khổ luyện và không ngừng trau dồi kiến thức, thể chất để truyền đạt, rèn luyện cho sinh viên. Những lần hạ khoa mục với từng động tác nhịp nhàng, chính xác, thầy không chỉ truyền dạy kỹ năng mà còn luôn dặn dò những trường hợp, tư thế sai giúp sinh viên phòng tránh, không bị chấn thương. Dù có những phương pháp, hình thức giảng dạy riêng, nhưng mỗi người thầy quân sự võ thuật đều hướng đến mục đích cao cả chung là phát huy toàn diện trí – lực, thể chất và chiến thuật cho sinh viên. Vậy mới thấy, tâm huyết của người thầy đâu chỉ là những bài giảng khô khan mà còn là cả sự quan tâm tận tình. Rồi những lần nắm tay hướng dẫn từng động tác, những buổi ngoài giờ thầy vẫn nán lại tập cùng sinh viên đến tận chiều muộn dẫu cuộc sống vẫn còn nhiều bộn bề, ngổn ngang mới thấy càng thêm kính trọng, trân quý nhiệt huyết nơi thầy – những người thầy Công an nhân dân trên thao trường.
Jacques Bazun đã từng nói rằng: “Với nghề dạy học, không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau”. Và có lẽ, đối với người thầy quân sự võ thuật cũng vậy. Những bài giảng, động tác và hướng dẫn của thầy nơi thao trường ngày hôm nay sẽ là hành trang cho mỗi sinh viên trong những bước đường công tác đầy cam go và quyết liệt phía trước. Bằng tấm lòng và nhiệt huyết, thầy vẫn đang tiếp tục thắp lên ngọn lửa trên con đường phấn đấu và rèn luyện, vươn đến cái Chân, Thiện, Mỹ cứng cỏi, mạnh mẽ và bản lĩnh riêng vốn có của người chiến sĩ Công an nhân dân. Để rồi, dẫu thời gian cứ thấm thoắt trôi và guồng quay cuộc sống vẫn hối hả khôn nguôi thì hình ảnh của người thầy trên thao trường vẫn sẽ nguyên vẹn và sáng bừng trong tâm trí, nhắc nhở rằng ở nơi đây, dưới mái trường Đại học Cảnh sát nhân dân đầy truyền thống, vẫn luôn có những mồ hôi, tâm sức ướt đẫm áo thầy như những cống hiến thầm lặng, mãi bền bỉ...
Vậy là một mùa Hiến chương nữa đang hân hoan gõ cửa trên khắp cả nước, tháng 11 như đẹp và ý nghĩa hơn trong niềm nô nức của bao thế hệ học sinh, sinh viên. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc tự bao đời nay lại tiếp tục được bồi đắp, phát huy và tiếp nối qua nhiều thế hệ bằng tấm lòng tri ân vô hạn và những hành động thiết thực nhất. Hòa chung trong không khí của những ngày tháng 11 ý nghĩa, tôi xin viết về thầy - Những người thầy chiến sĩ Công an nhân dân trên thao trường bằng cả niềm tự hào và những tình cảm chân thành nhất.
Trải qua hơn 41 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đang từng ngày khẳng định vị thế trong nền giáo dục nước nhà, là nơi đào tạo ra những cán bộ, chiến sĩ chính quy, tinh nhuệ trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Chặng đường hơn 41 năm đã qua ấy ghi lại dấu ấn của những người thầy, người chiến sĩ Công an nhân dân mang trên mình hai trọng trách, vừa cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, vừa chiến đấu trên mặt trận bảo vệ an ninh trật tự. Và trong đó, cũng không thể không nhắc đến hình ảnh của những người thầy đặc biệt, không bụi phấn, cả đời gắn bó với sương gió và nắng nóng nơi thao trường - người thầy Quân sự - võ thuật.
Có thể nói, trong thực tiễn công tác và chiến đấu, lực lượng Công an nhân dân thường phải đối diện với các đối tượng côn đồ hung hãn có sử dụng vũ khí “nóng”, các đối tượng hoạt động theo kiểu băng ổ nhóm tội phạm nguy hiểm. Do đó, bên cạnh việc học tập nâng cao chính trị tư tưởng, kiến thức nghiệp vụ, việc trang bị những kiến thức quân sự, võ thuật và cách vận dụng linh hoạt sáng tạo trong từng hoàn cảnh là vô cùng cần thiết. Chính bởi vậy, vai trò của những người thầy quân sự võ thuật càng trở nên quan trọng. Với họ, công việc hướng dẫn, giảng dạy nơi thao trường là trách nhiệm, là việc làm cần thiết để rèn luyện thể lực, trang bị cho sinh viên kĩ năng, chiến thuật phục vụ cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đầy cam go, nguy hiểm. Như chính lời thầy vẫn nhắc: “Đừng để máu chúng ta phải đổ xuống vô ích, các đồng chí ạ”.
Hình ảnh người thầy với những động tác chiến đấu, thế võ hay chiến thuật nhanh nhẹn, chuẩn xác luôn để lại ấn tượng sâu sắc, là ngọn lửa truyền cảm hứng cho mỗi sinh viên thêm yêu nghề, không quản ngại khó khăn, gian khổ tiếp tục rèn luyện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi bài giảng, lời dạy không chỉ là hướng dẫn luyện tập thể chất, trang bị kĩ năng chiến đấu mà còn là kinh nghiệm quý báu trong những năm tháng từng trải của người thầy, là bài học về đạo đức, những câu chuyện đẹp về người chiến sĩ Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Với mỗi người thầy quân sự võ thuật, bên cạnh tính kỉ luật, sự cương nghị còn là sự hài hước và chất lãng mạn của một người nghệ sĩ, sự tâm tình và sẻ chia của một người đồng đội. Mỗi giờ giải lao, thầy trò lại như gắn kết và thấu hiểu nhau hơn qua những trò chơi vận động bổ ích, những khúc hát, lời thơ đầy chất “thép”. Và chắc rằng, trên con đường gian truân và thử thách phía trước, quãng thời gian rèn luyện nơi thao trường, nhà tập luôn là hành trang quý báu cho mỗi sinh viên trong công tác và chiến đấu sau này.
Bao mùa nắng mưa qua, người thầy không bụi phấn nhưng bằng cả tâm huyết và lòng say nghề vẫn truyền lửa cho sinh viên. Nơi thao trường có nắng gió khắc nghiệt, có công sức, mồ hôi và đôi khi là cả máu đọng lại trên sàn tập. Theo thời gian, tóc thầy cứ bạc đi vì sương gió, làn da cháy nắng đen sạm vì những ngày rèn luyện và giảng dạy. Nhưng với thầy, đó là cả niềm vui, niềm hạnh phúc được đóng góp công sức để đào tạo những chiến sĩ Công an nhân dân bản lĩnh và can trường.
Những người thầy quân sự võ thuật vẫn cứ thầm lặng thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ cao quý, cần mẫn khổ luyện và không ngừng trau dồi kiến thức, thể chất để truyền đạt, rèn luyện cho sinh viên. Những lần hạ khoa mục với từng động tác nhịp nhàng, chính xác, thầy không chỉ truyền dạy kỹ năng mà còn luôn dặn dò những trường hợp, tư thế sai giúp sinh viên phòng tránh, không bị chấn thương. Dù có những phương pháp, hình thức giảng dạy riêng, nhưng mỗi người thầy quân sự võ thuật đều hướng đến mục đích cao cả chung là phát huy toàn diện trí – lực, thể chất và chiến thuật cho sinh viên. Vậy mới thấy, tâm huyết của người thầy đâu chỉ là những bài giảng khô khan mà còn là cả sự quan tâm tận tình. Rồi những lần nắm tay hướng dẫn từng động tác, những buổi ngoài giờ thầy vẫn nán lại tập cùng sinh viên đến tận chiều muộn dẫu cuộc sống vẫn còn nhiều bộn bề, ngổn ngang mới thấy càng thêm kính trọng, trân quý nhiệt huyết nơi thầy – những người thầy Công an nhân dân trên thao trường.
Jacques Bazun đã từng nói rằng: “Với nghề dạy học, không thể nhìn thấy kết quả của một ngày làm việc. Kết quả ấy vô hình và có lẽ vẫn còn đó đến 20 năm sau”. Và có lẽ, đối với người thầy quân sự võ thuật cũng vậy. Những bài giảng, động tác và hướng dẫn của thầy nơi thao trường ngày hôm nay sẽ là hành trang cho mỗi sinh viên trong những bước đường công tác đầy cam go và quyết liệt phía trước. Bằng tấm lòng và nhiệt huyết, thầy vẫn đang tiếp tục thắp lên ngọn lửa trên con đường phấn đấu và rèn luyện, vươn đến cái Chân, Thiện, Mỹ cứng cỏi, mạnh mẽ và bản lĩnh riêng vốn có của người chiến sĩ Công an nhân dân. Để rồi, dẫu thời gian cứ thấm thoắt trôi và guồng quay cuộc sống vẫn hối hả khôn nguôi thì hình ảnh của người thầy trên thao trường vẫn sẽ nguyên vẹn và sáng bừng trong tâm trí, nhắc nhở rằng ở nơi đây, dưới mái trường Đại học Cảnh sát nhân dân đầy truyền thống, vẫn luôn có những mồ hôi, tâm sức ướt đẫm áo thầy như những cống hiến thầm lặng, mãi bền bỉ...
Tin liên quan