Tiếp nối truyền thống ấy, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã vươn lên khẳng định vai trò và vị trí của mình trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt là từ khi có Đảng lãnh đạo, phụ nữ Việt Nam ngày càng trưởng thành, ngày càng khẳng định được địa vị có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phụ nữ Công an nhân dân là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước. Trong hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân, phụ nữ Công an nhân dân đã liên tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, đấu tranh giải phóng đất nước, phụ nữ Công an nhân dân cũng đã có mặt trên nhiều trận tuyến chống quân thù; tham gia xây dựng và bảo vệ hậu phương vững mạnh. Nhiều tấm gương phụ nữ kiên trung, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự nghiệp của Đảng, của cách mạng, đã được tạc ghi vào lịch sử.
Đó là: Liệt sĩ Võ Thị Sáu, người đội viên Công an xung phong Đất Đỏ, đã dũng cảm, sáng tạo, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Khi bị giặc bắt và đầy ra Côn Đảo, chị vẫn kiên cường, dũng cảm đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1993, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Liệt sĩ Bùi Thị Cúc, Anh hùng lực lượng vũ trang Công an nhân dân đã nêu gương sáng về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, chịu mọi đòn roi tra tấn của kẻ thù để giữ gìn bí mật cho đồng đội và nhân dân, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Sáu chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.
Liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi, nữ điệp báo đã dũng cảm hy sinh thân mình cùng đồng đội đánh chìm tàu Thông báo hạm A-mi-ô-đanh-vin, được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Chị Nguyễn Thị Minh Hiền - trinh sát vũ trang tỉnh Bến Tre hoạt động trong vùng địch, đấu trí, đấu lực với tình báo, gián điệp, công an của ngụy quân, lập nhiều chiến công xuất sắc, đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Những tấm gương tiêu biểu đó cùng với hàng trăm, hàng nghìn phụ nữ đã và đang ngày đêm cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự đã góp phần xây đắp nên truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam.
Đất nước thống nhất, các thế hệ phụ nữ Công an nhân dân tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn hòa bình, an ninh để phục vụ công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Có mặt ở khắp các lĩnh vực công tác Công an, phụ nữ Công an nhân dân đã cống hiến sức lực, tích cực thi đua Vì an ninh Tổ quốc, lao động sáng tạo, cùng toàn lực lượng đấu tranh thắng lợi với các tổ chức phản động, gián điệp, các loại tội phạm, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, các thế lực thù địch, phản động tiến hành thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc. Trước tình hình đó, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương, phụ nữ Công an nhân dân đã phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt, nỗ lực vươn lên, khẳng định vai trò, vị trí và sự lao động cống hiến trên nhiều lĩnh vực công tác Công an, đã phát huy vai trò, tiềm năng và vị thế của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, phụ nữ Công an nhân dân cũng đều cố gắng tích cực phấn đấu, phát huy thế mạnh của đức tính cần cù, chịu khó, tỷ mỷ, kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Phụ nữ Công an nhân dân là một bộ phận của phụ nữ Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước. Trong hơn 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân, phụ nữ Công an nhân dân đã liên tục cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, đấu tranh giải phóng đất nước, phụ nữ Công an nhân dân cũng đã có mặt trên nhiều trận tuyến chống quân thù; tham gia xây dựng và bảo vệ hậu phương vững mạnh. Nhiều tấm gương phụ nữ kiên trung, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự nghiệp của Đảng, của cách mạng, đã được tạc ghi vào lịch sử.
Đó là: Liệt sĩ Võ Thị Sáu, người đội viên Công an xung phong Đất Đỏ, đã dũng cảm, sáng tạo, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Khi bị giặc bắt và đầy ra Côn Đảo, chị vẫn kiên cường, dũng cảm đấu tranh quyết liệt với kẻ thù, được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1993, chị đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Liệt sĩ Bùi Thị Cúc, Anh hùng lực lượng vũ trang Công an nhân dân đã nêu gương sáng về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất, chịu mọi đòn roi tra tấn của kẻ thù để giữ gìn bí mật cho đồng đội và nhân dân, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Sáu chữ vàng “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.
Liệt sĩ Nguyễn Thị Lợi, nữ điệp báo đã dũng cảm hy sinh thân mình cùng đồng đội đánh chìm tàu Thông báo hạm A-mi-ô-đanh-vin, được truy tặng Huân chương Quân công hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Chị Nguyễn Thị Minh Hiền - trinh sát vũ trang tỉnh Bến Tre hoạt động trong vùng địch, đấu trí, đấu lực với tình báo, gián điệp, công an của ngụy quân, lập nhiều chiến công xuất sắc, đã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Những tấm gương tiêu biểu đó cùng với hàng trăm, hàng nghìn phụ nữ đã và đang ngày đêm cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự đã góp phần xây đắp nên truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang của phụ nữ Việt Nam.
Đất nước thống nhất, các thế hệ phụ nữ Công an nhân dân tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới, khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ an ninh, trật tự, giữ gìn hòa bình, an ninh để phục vụ công cuộc khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Có mặt ở khắp các lĩnh vực công tác Công an, phụ nữ Công an nhân dân đã cống hiến sức lực, tích cực thi đua Vì an ninh Tổ quốc, lao động sáng tạo, cùng toàn lực lượng đấu tranh thắng lợi với các tổ chức phản động, gián điệp, các loại tội phạm, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong thời kỳ đổi mới, các thế lực thù địch, phản động tiến hành thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta với âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc. Trước tình hình đó, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương, phụ nữ Công an nhân dân đã phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt, nỗ lực vươn lên, khẳng định vai trò, vị trí và sự lao động cống hiến trên nhiều lĩnh vực công tác Công an, đã phát huy vai trò, tiềm năng và vị thế của mình trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, phụ nữ Công an nhân dân cũng đều cố gắng tích cực phấn đấu, phát huy thế mạnh của đức tính cần cù, chịu khó, tỷ mỷ, kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Bộ trưởng Tô Lâm trao bức trướng tặng Đại hội đại biểu Phụ nữ Bộ Công an lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2016-2021
Trên mặt trận đấu tranh chống các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh quốc gia, phòng chống các loại tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phụ nữ Công an nhân dân luôn thể hiện được tinh thần của lực lượng vũ trang, nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và đã có những đóng góp hết sức hiệu quả trong công tác tham mưu cho cấp uỷ, lãnh đạo các cấp triển khai thực hiện Chiến lược An ninh quốc gia, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.
Tích cực tham gia nghiên cứu, đề xuất nhiều vấn đề giúp lãnh đạo các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình hành động phòng, chống ma túy, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em… Phụ nữ khối Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp làm việc trong điều kiện môi trường độc hại đã khắc phục khó khăn để làm tốt công tác quản lý, giáo dục, cảm hoá người lầm lỗi chấp hành cải tạo tốt để sớm hoàn lương về với gia đình, cộng đồng xã hội.
Phụ nữ công tác trên lĩnh vực xây dựng lực lượng, tham mưu tổng hợp, đối ngoại cũng tích cực nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn, tổng hợp, tham mưu giúp Đảng ủy, lãnh đạo các cấp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt các mặt công tác chính trị tư tưởng, giáo dục, đào tạo, tổ chức cán bộ, xây dựng Đảng, công tác quần chúng, bảo vệ nội bộ, công tác đối ngoại,... góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Ở các học viện, trường Công an nhân dân, các nữ giảng viên đã tích cực nghiên cứu, cải tiến phương pháp giảng dạy, biên soạn giáo trình, giáo án nâng cao chất lượng dạy học. Hội viên là nữ sinh đã hăng hái thi đua học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, chuẩn bị hành trang cần thiết cho công tác thực tiễn sau khi ra trường.
Với tinh thần tận tụy, ý thức trách nhiệm cao, phụ nữ làm công tác hậu cần, y tế, cơ yếu, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, lễ tân, phục vụ chiến đấu đã tham mưu, hướng dẫn thực hiện tốt việc quản lý ngân sách, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ chiến đấu, xây dựng cơ bản, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng. Phụ nữ làm công tác cơ yếu, thông tin liên lạc, công nghệ tin học nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu xây dựng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, quản lý khoa học công nghệ và môi trường… luôn nhạy bén tiếp cận các tri thức khoa học hiện đại, tiên tiến trong và ngoài nước, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.
Có nhiều sáng kiến, công trình phần việc do phụ nữ đảm nhận đã được cấp ủy và lãnh đạo đơn vị đánh giá cao, có tác dụng thúc đẩy tinh thần thi đua của hội viên, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Cùng với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phụ nữ Công an nhân dân đã tích cực học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Trong 10 năm qua, chỉ tính ở khối cơ quan Bộ Công an đã có 6.908 lượt cán bộ nữ được đào tạo các bậc học trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước, nâng tỉ lệ phụ nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 71,6% trong tổng số cán bộ nữ, trong đó có 06 Phó Giáo sư, 135 Tiến sĩ, hàng trăm Thạc sĩ. Phụ nữ có trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị chiếm 42,11% trong tổng số cán bộ nữ.
Nhiều đồng chí có học hàm, học vị, có trình độ và kinh nghiệm đã tham gia nghiên cứu khoa học, góp phần tổng kết thực tiễn, xây dựng và hoàn thiện lý luận Công an nhân dân. Nhiều đề tài đã nghiệm thu, được đánh giá loại xuất sắc, ứng dụng vào công tác chiến đấu và phục vụ chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân. Số lượng cán bộ nữ được bổ nhiệm lãnh đạo chỉ huy các cấp ngày càng tăng, được rèn luyện qua thực tiễn công tác, chiến đấu; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác cũng như trong các phong trào thi đua, có phương pháp chỉ đạo, quản lý khoa học, tổ chức, thực hiện hoạt động thực tiễn có hiệu quả; đồng thời có năng lực điều hành các hoạt động, có khả năng quy tụ cán bộ, chiến sĩ dưới quyền, có uy tín với quần chúng và hoàn thành trọng trách được giao.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phụ nữ Công an nhân dân còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tình nghĩa thông qua các phong trào “Chung sức vì biển đảo quê hương”, “Tiếp bước trẻ em nghèo đến trường”, “Áo ấm mùa đông”, “Đỡ đầu phụ nữ nghèo”, “Đỡ đầu lớp học chất độc da cam”; tổ chức các đoàn công tác thăm, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân các vùng khó khăn; chăm sóc, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; phối hợp với Đoàn Thanh niên giúp dân làm đường nông thôn, thực hiện công trình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Thắp sáng đường quê”, “Tiết kiệm vì địa phương thân yêu” giúp phụ nữ nghèo trên địa bàn có vốn phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững… với số tiền hàng chục tỷ đồng, góp phần chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm với xã hội, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó giữa lực lượng Công an và nhân dân trên địa bàn.
Những đóng góp của phụ nữ Công an nhân dân thời gian qua đã được cấp ủy và lãnh đạo các cấp ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Từ năm 2007 đến nay, có 01 tập thể được Chủ tịch nước tặng Huân chương Quân công hạng Nhất, 02 tập thể được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 11 tập thể được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; 4 tập thể, 46 cá nhân được tặng Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Phụ nữ Công an tiêu biểu; hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được Chính phủ, Bộ Công an, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng Bằng khen.
Thành tích đạt được của phụ nữ Công an nhân dân đã góp phần tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, tiếp tục tạo nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với cấp ủy, chính quyền và nhân dân về hình ảnh người phụ nữ Công an nhân dân tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, vì an ninh Tổ quốc.
Để tiếp tục phát huy truyền thống của phụ nữ Công an nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự nói riêng, thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ và hội viên cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:
1. Phát huy vai trò tham mưu với cấp ủy Đảng thực hiện tốt công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Là tổ chức đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ, Hội Phụ nữ các cấp phải nghiên cứu, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham mưu cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lao động nữ nói chung và cán bộ nữ nói riêng; đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với phụ nữ trong Công an nhân dân.
Đặc biệt là, cần tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20-01-2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Từ đó chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng xây dựng chương trình hành động, kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện với những nội dung, biện pháp thiết thực, phù hợp.
Cùng với đó, cần nắm vững các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ nữ, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để theo dõi, nắm bắt tình hình thực tiễn, từ đó tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, đề xuất việc đào tạo, sử dụng, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ lãnh đạo nữ ở đơn vị; giới thiệu với cấp ủy Đảng những quần chúng nữ ưu tú để kết nạp Đảng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao chất lượng, đảm bảo phụ nữ Công an nhân dân có phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Để đông đảo cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nhận thức đúng đắn về vai trò của người phụ nữ và công tác cán bộ nữ là công tác của Đảng; từ đó đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện cho phụ nữ phấn đấu vươn lên, Hội Phụ nữ các cấp trong Công an nhân dân cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức về công tác phụ nữ, bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam; trong đó, chủ động tuyên truyền về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định của Ngành; truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, của lực lượng Công an nhân dân, phụ nữ Công an nhân dân....
Thực hiện nghiêm túc Cuộc vận động “Xây dựng hình ảnh người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” để xây dựng và gìn giữ hình ảnh đẹp của người Công an cách mạng trong thời kỳ mới. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; gắn việc thực hiện tốt Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân với việc rèn luyện phẩm chất “Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang” của phụ nữ Việt Nam nhằm xây dựng người phụ nữ Công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tự tin, tự trọng, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo, có nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ, xây dựng gia đình hạnh phúc; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, không có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Tổ chức tốt phong trào thi đua “Phụ nữ Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo vì an ninh Tổ quốc; xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững” gắn với các phong trào thi đua, cuộc vận động của Ngành, của đơn vị.
3. Chăm lo xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, xứng đáng là người đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
Để Hội Phụ nữ thực sự là người đại diện cho tiếng nói và quyền lợi của phụ nữ, chăm lo ngày càng nhiều hơn, tốt hơn cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với phụ nữ, các cấp Hội cần tăng cường xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp; thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động của Hội Phụ nữ cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, đặc thù của từng đơn vị và phát huy vai trò tham mưu, giúp cấp uỷ Đảng, lãnh đạo Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác gia đình trẻ em đẩy mạnh công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác phụ nữ, công tác gia đình, trẻ em của đơn vị.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để toàn thể cán bộ, hội viên cần nhận thức đúng đắn về vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội, có trách nhiệm xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công tác hội và phong trào phụ nữ theo hướng phong phú về hình thức, sâu sắc về nội dung, tập trung về cơ sở và gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, đơn vị, phù hợp với tính chất công tác và đặc điểm của giới.
Đội ngũ cán bộ Hội cũng cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực hoạt động. Chú ý tới công tác quy hoạch cán bộ Hội, giới thiệu cán bộ Hội, cán bộ nữ có tiềm năng để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo nữ. Cùng với nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác chuyên môn, mỗi cán bộ Hội phải tự giác nêu gương trong tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, văn hóa để hội viên học tập noi theo.
4. Tự thân mỗi cán bộ nữ trong Công an nhân dân cần tự giác học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trên từng cương vị công tác.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, người phụ nữ không chỉ cần có tri thức, có trình độ học vấn và kiến thức mà còn phải có sự năng động, sáng tạo, chấp hành kỷ luật, kỷ cương để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, mỗi cán bộ nữ Công an nhân dân phải xác định rõ trách nhiệm của mình; phát huy tinh thần tự học, tự rèn, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn; chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái trở thành công dân khỏe mạnh, không vi phạm pháp luật, có ích cho xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đấu tranh với những nhận thức sai lệch, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Đặc biệt, cần chủ động, tích cực thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”; tự giác rèn luyện phấn đấu để đạt được 4 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong thời đại mới: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang, đóng góp tích cực hơn vì sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
Tác giả: Đinh Văn Long
Tin liên quan
- Mấy ý kiến góp phần nâng cao chất lượng bài dạy giỏi các môn nghiệp vụ chuyên ngành tại trường Đại h (29.03.2017)
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư chúc Tết Trung thu (11.03.2017)
- Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (07.03.2017)
- Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ qua các thời kỳ và kinh nghiệm rút ra đối với công tác vận động của (04.03.2017)
- Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện "Khai thác và quảng bá thông tin trong kỷ nguyên số" (27.02.2017)
- Đại hội Công đoàn trường Đại học CSND lần thứ VII, nhiệm kì 2017-2022 (21.02.2017)
- Làm rõ bản chất khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong giảng dạy các môn lý luận chín (20.02.2017)
- Nghị định quy định chế độ báo cáo về điều tra hình sự (13.02.2017)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng chức danh phó Trưởng phòng, quy hoạch chức danh Phó trưởng phòng và tương đ (02.02.2017)