1. Nhận diện khái niệm và đặc điểm phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ
Để tìm hiểu về phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ (gọi tắt là phong cách người Công an nhân dân) cần tìm hiểu các thuật ngữ phong cách, bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học thì phong cách được hiểu là “cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó”[1]. Như vậy khi nói đến phong cách theo nghĩa này là nói đến hoạt động, xử sự tạo ra những nét riêng có của một người, một lớp người ví như phong cách sống giản dị, phong cách nghệ sĩ, phong cách chiến sĩ, phong cách quân nhân, phong cách lao động, phong cách lãnh đạo…Phong cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, khí chất của cá nhân; vị trí, chức năng, nhiệm vụ; điều kiện làm việc sinh hoạt; sự giáo dục rèn luyện của mỗi cá nhân; phong cách liên quan liên quan đến đạo đức, song phong cách không phải là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể hiện ra trong hoạt động sống của con người.
Phong cách còn được hiểu là tác phong và tư cách, đó chính là lề lối làm việc, sinh hoạt hằng ngày và cách cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người như tác phong nhanh nhẹn, tư cách mẫu mực của người quân nhân. Đối với lực lượng Công an nhân dân trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công an Khu XII ngày 11 tháng 3 năm 1948 đã đề cập đến Tư cách người Công an cách mệnh, đó chính là Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, cũng chính là cách cư xử, ứng xử biểu hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Bản lĩnh là khả năng ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh, là dũng khí, chính kiến của mỗi cá nhân để linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, phát triển phù hợp với vai trò, vị thế xã hội của mỗi con người trong điều kiện khách quan thay đổi và giúp cá nhân tự đánh giá, phán xử những hành vi và cách cư xử của mình. Bản lĩnh bao gồm tri thức, tư tưởng, quan niệm, tín ngưỡng và những hiểu biết về cuộc sống; tình cảm và đạo đức; những giá trị, chuẩn mực, mục đích, lý tưởng và niềm tin khoa học, truyền thống lịch sử và phong tục tập quán.
Nhân văn là những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp với tri thức văn hóa, văn minh, thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp, lịch sử, truyền thống, tôn giáo; nhận thức đúng đắn về bản thân và niềm tin vào trí tuệ, bản lĩnh, khả năng tự hoàn thiện vươn lên của con người, là một trong những nội dung cơ bản của đạo đức vì cái gốc của đạo đức là lòng nhân ái. Giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc là lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, tình nghĩa đối với con người, với gia đình và quê hương, Tổ quốc; lối sống vị tha, chung thủy; lấy thiện thắng ác; lòng yêu hòa bình, thái độ khoan dung, không báo thù, báo oán[2].
Vì nhân dân phục vụ vừa là mục đích vừa là yếu tố cấu thành của phong cách người Công an nhân dân, được thể hiện qua việc lắng nghe, tiếp thu nghiêm túc ý kiến đóng góp của nhân dân, lắng nghe nguyện vọng chính đáng của nhân dân để giải quyết nhanh chóng, chu đáo, đảm bảo đúng quy trình, quy chế và quy định của pháp luật, “kính trọng, lễ phép” với nhân dân, “tin dân”, “gần dân”, không nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Từ sự tiếp cận trên có thể hiểu: Phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ là tác phong, tư cách trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gắn với truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thực tiễn công tác thể hiện bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Qua nghiên cứu tìm hiểu và thực tiễn công tác cho thấy, phong cách người Công an nhân dân có một số đặc điểm sau:
Một là, phong cách người Công an nhân dân được hình thành và phát triển gắn với truyền thống của lực lượng Công an nhân dân, được bổ sung và hoàn thiện trong công tác chiến đấu, học tập, rèn luyện, trong quan hệ và sinh hoạt cộng đồng.
Hai là, phong cách người Công an nhân dân gắn với vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thực tiễn công tác của lực lượng Công an nhân dân, đây là lực lượng nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Ba là, phong cách người Công an nhân dân chịu sự tác động, ảnh hưởng và được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố đặc trưng là bản lĩnh, nhân văn và vì nhân dân phục vụ.
Bốn là, phong cách người Công an nhân dân biểu hiện, thông qua lời nói và hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp và của từng cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, công tác chiến đấu, quan hệ, sinh hoạt cộng đồng.
Năm là, phong cách người Công an nhân dân có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và uy tín của đơn vị. Đối với người cán bộ, phong cách làm việc không chỉ là việc riêng của người cán bộ đó mà là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công việc và uy tín của đơn vị, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, củng cố khối đoàn kết nội bộ của đơn vị.
2. Kết quả bước đầu của Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Trong thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” (gọi tắt là Cuộc vận động) tại Trường đạt được những kết quả như sau:
Về công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện: Ngay sau khi Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 377/KH-BCA-X11 ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-T48, ngày 21 tháng 2 năm 2017 về thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 07/CT-BCA-X11, ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử Công an nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện Hướng dẫn số 2022/HD-X11-X15, ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-T48, ngày 24 tháng 3 năm 2017 về sinh hoạt chính trị và công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Kế hoạch này được triển khai đến tất cả cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên biết và thực hiện và ban hành Chương trình thực hiện Cuộc vận động này tại Trường trong năm 2017. Đồng thời chỉ đạo Tạp chí của trường mở một chuyên mục tuyên truyền về Cuộc vận động về các mô hình, tấm gương điển hình tiên tiến, trên cơ sở đó tiến hành nhân rộng, đấu tranh phản bác những luận điệu, xuyên tạc bôi nhọ hạ thấp uy tín, hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân.
Kết quả là nhà trường đã tổ chức phát động tuyên truyền nhiều khẩu hiệu thực hiện Cuộc vận động. Các đơn vị đã chủ động chỉnh trang phòng làm việc, phòng họp, phòng học…với nhiều băng rôn, khẩu ngữ tuyên truyền phù hợp với từng đơn vị, lớp học đảm bảo cho mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên đều nhận thức được tầm quan trong, ý nghĩa của việc thực hiện Cuộc vận động. Tạp chí KHGD CSND mở chuyên mục chuyên đề về Cuộc vận động đã phát hành, chủ động trong việc đặt tin bài thực hiện Cuộc vận động cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường trên 02 trang thông tin điện tử của Trường. Khối cán bộ và khối sinh viên 100% các đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai tại đơn vị mình. Các đơn vị chủ động tổ chức các cuộc họp đơn vị lồng ghép nội dung thực hiện Cuộc vận động, phổ biến các văn bản, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền của Bộ, các văn bản, hướng dẫn thực hiện của Nhà trường đến toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên tại Trường. Tất cả 100% cán bộ, giảng viên và sinh viên viết bản cam đoan thực hiện Cuộc vận động một cách nghiêm túc, phối hợp với các đơn vị, địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam viết bào tham gia hội thảo thực hiện Cuộc vận động. Cán bộ giảng viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, gắn lý luận với thực tiễn; tích cực tham gia hội thi, phong trào dạy giỏi và hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu lý luận và thực tiễn; phối hợp với công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn các tỉnh thành phố phía Nam tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phục vụ công tác giảng dạy, tổng kết công tác ký kết quy chế phối hợp. Các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và Công đoàn đã triển khai các nội dung công việc có ý nghĩa hiệu quả thiết thực. Cụ thể là Đoàn thanh niên đã tổ chức cuộc thi viết “Tuổi trẻ Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, có gần 100 bài viết có chất lượng được đánh giá cao, trong đó Ban Tổ chức cuộc thi chọn 10 bài xuất sắc nhất gửi về Bộ để tham gia theo quy định của Đoàn thanh niên Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, phối hợp với Bệnh xá Trường, bệnh viện 30-4 Bộ Công an tổ chức hiến máu nhân đạo với 853 đơn vị máu được hiến, quyên góp với số tiền 100 triệu đồng phục vụ công trình thanh niên, các công trình đền ơn đáp nghĩa trong hoạt động thực tế hè năm 2017; Công đoàn đã triển khai tham gia hội thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hội thi “Nét đẹp đoàn viên công đoàn Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xuất bản nội san, phản ánh những nét đẹp về cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Như vậy, qua triển khai thực hiện Cuộc vận động trong nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực, tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm học. Qua đó giúp cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường nhận thức sâu sắc hơn nữa về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động, xây dựng phong trào chấp hành nghiêm điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương; rèn luyện tư thế, lễ tiết tác phong chính quy, nếp sống văn hóa, tinh thần trách nhiệm, khơi dậy vinh dự và niềm tự hào về truyền thống của lực lượng Công an nhân dân, truyền thống xây dựng và trưởng thành hơn 40 năm qua của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp đào tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
3. Một số đề xuất, kiến nghị trong xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ
Trong thời gian qua lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã nghiên cứu tìm hiểu, nắm vững và tổ chức triển khai vận dụng phong cách người Công an nhân dân trong việc xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu phục vụ; công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục, quản lý học viên; xác định vai trò của các đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn…) gắn với hoạt động giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân - văn, lịch sử truyền thống Công an nhân dân, Tâm lý học, Giáo dục an ninh - quốc phòng và các phong trào thi đua trong toàn trường góp phần xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ. Sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân trong quá trình học tập và rèn luyện học tập theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, bước đầu xác định các tiêu chí xây dựng phong cách người sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Trong thời gian tới, để xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ, cần tiến hành các nội dung sau:
Một là, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường cần nắm vững và vận dụng phong cách người Công an nhân dân gắn với truyền thống, chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân để xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Hai là, các đơn vị chức năng khi tiến hành xây dựng những tiêu chí, đặc trưng của phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân cần xác định, làm rõ các nội dung bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ gắn với công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên; công tác quản lý giáo dục và tham mưu phục vụ.
Ba là, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi xây dựng các tiêu chí bản lĩnh về chính trị, bản lĩnh trong công tác, trong quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng và tiêu chí nhân văn, vì nhân dân phục vụ tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và từng đơn vị thuộc Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
Bốn là, kịp thời tuyên truyền các mô hình, những tấm gương điển hình tiên tiến thể hiện rõ phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ để học tập, nhân rộng, lan tỏa đến toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên Nhà trường.
Năm là, xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ cần trở thành công việc thường xuyên, bền vững gắn với quá trình hình thành và phát triển, chất lượng, hiệu quả, sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.
----------------------
Tài liệu tham khảo
1. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học- Nxb Đà Nẵng năm 2013.
2. Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
3. Chỉ thị số 07/CT-BCA-X11, ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử Công an nhân dân trong tình hình mới.
4. Hướng dẫn số 2022/HD-X11-X15, ngày 07 tháng 3 năm 2017 và Đề cương tuyên truyền Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
5. Kế hoạch số 92/KH-T48, ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân về sinh hoạt chính trị và công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
6. Báo cáo số 136/BC-T48 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân về sơ kết 06 tháng thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
Để tìm hiểu về phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ (gọi tắt là phong cách người Công an nhân dân) cần tìm hiểu các thuật ngữ phong cách, bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học thì phong cách được hiểu là “cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một lớp người nào đó”[1]. Như vậy khi nói đến phong cách theo nghĩa này là nói đến hoạt động, xử sự tạo ra những nét riêng có của một người, một lớp người ví như phong cách sống giản dị, phong cách nghệ sĩ, phong cách chiến sĩ, phong cách quân nhân, phong cách lao động, phong cách lãnh đạo…Phong cách phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, khí chất của cá nhân; vị trí, chức năng, nhiệm vụ; điều kiện làm việc sinh hoạt; sự giáo dục rèn luyện của mỗi cá nhân; phong cách liên quan liên quan đến đạo đức, song phong cách không phải là đạo đức mà là những phẩm chất đạo đức được nhận thức và được thể hiện ra trong hoạt động sống của con người.
Phong cách còn được hiểu là tác phong và tư cách, đó chính là lề lối làm việc, sinh hoạt hằng ngày và cách cư xử, biểu hiện phẩm chất đạo đức của một người như tác phong nhanh nhẹn, tư cách mẫu mực của người quân nhân. Đối với lực lượng Công an nhân dân trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Công an Khu XII ngày 11 tháng 3 năm 1948 đã đề cập đến Tư cách người Công an cách mệnh, đó chính là Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, cũng chính là cách cư xử, ứng xử biểu hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Bản lĩnh là khả năng ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh, là dũng khí, chính kiến của mỗi cá nhân để linh hoạt, sáng tạo, đổi mới, phát triển phù hợp với vai trò, vị thế xã hội của mỗi con người trong điều kiện khách quan thay đổi và giúp cá nhân tự đánh giá, phán xử những hành vi và cách cư xử của mình. Bản lĩnh bao gồm tri thức, tư tưởng, quan niệm, tín ngưỡng và những hiểu biết về cuộc sống; tình cảm và đạo đức; những giá trị, chuẩn mực, mục đích, lý tưởng và niềm tin khoa học, truyền thống lịch sử và phong tục tập quán.
Nhân văn là những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết hợp với tri thức văn hóa, văn minh, thể hiện qua cách suy nghĩ, giao tiếp, lịch sử, truyền thống, tôn giáo; nhận thức đúng đắn về bản thân và niềm tin vào trí tuệ, bản lĩnh, khả năng tự hoàn thiện vươn lên của con người, là một trong những nội dung cơ bản của đạo đức vì cái gốc của đạo đức là lòng nhân ái. Giá trị truyền thống nhân văn của dân tộc là lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, tình nghĩa đối với con người, với gia đình và quê hương, Tổ quốc; lối sống vị tha, chung thủy; lấy thiện thắng ác; lòng yêu hòa bình, thái độ khoan dung, không báo thù, báo oán[2].
Vì nhân dân phục vụ vừa là mục đích vừa là yếu tố cấu thành của phong cách người Công an nhân dân, được thể hiện qua việc lắng nghe, tiếp thu nghiêm túc ý kiến đóng góp của nhân dân, lắng nghe nguyện vọng chính đáng của nhân dân để giải quyết nhanh chóng, chu đáo, đảm bảo đúng quy trình, quy chế và quy định của pháp luật, “kính trọng, lễ phép” với nhân dân, “tin dân”, “gần dân”, không nhũng nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Từ sự tiếp cận trên có thể hiểu: Phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ là tác phong, tư cách trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân gắn với truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thực tiễn công tác thể hiện bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Qua nghiên cứu tìm hiểu và thực tiễn công tác cho thấy, phong cách người Công an nhân dân có một số đặc điểm sau:
Một là, phong cách người Công an nhân dân được hình thành và phát triển gắn với truyền thống của lực lượng Công an nhân dân, được bổ sung và hoàn thiện trong công tác chiến đấu, học tập, rèn luyện, trong quan hệ và sinh hoạt cộng đồng.
Hai là, phong cách người Công an nhân dân gắn với vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thực tiễn công tác của lực lượng Công an nhân dân, đây là lực lượng nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Ba là, phong cách người Công an nhân dân chịu sự tác động, ảnh hưởng và được cấu thành bởi nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố đặc trưng là bản lĩnh, nhân văn và vì nhân dân phục vụ.
Bốn là, phong cách người Công an nhân dân biểu hiện, thông qua lời nói và hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp và của từng cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, công tác chiến đấu, quan hệ, sinh hoạt cộng đồng.
Năm là, phong cách người Công an nhân dân có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc và uy tín của đơn vị. Đối với người cán bộ, phong cách làm việc không chỉ là việc riêng của người cán bộ đó mà là yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng công việc và uy tín của đơn vị, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng, củng cố khối đoàn kết nội bộ của đơn vị.
2. Kết quả bước đầu của Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Trong thời gian qua Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” (gọi tắt là Cuộc vận động) tại Trường đạt được những kết quả như sau:
Về công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện: Ngay sau khi Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 377/KH-BCA-X11 ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”, nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-T48, ngày 21 tháng 2 năm 2017 về thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 07/CT-BCA-X11, ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử Công an nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện Hướng dẫn số 2022/HD-X11-X15, ngày 07 tháng 3 năm 2017 của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, nhà trường đã ban hành Kế hoạch số 92/KH-T48, ngày 24 tháng 3 năm 2017 về sinh hoạt chính trị và công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Kế hoạch này được triển khai đến tất cả cán bộ, giảng viên, công nhân viên, sinh viên biết và thực hiện và ban hành Chương trình thực hiện Cuộc vận động này tại Trường trong năm 2017. Đồng thời chỉ đạo Tạp chí của trường mở một chuyên mục tuyên truyền về Cuộc vận động về các mô hình, tấm gương điển hình tiên tiến, trên cơ sở đó tiến hành nhân rộng, đấu tranh phản bác những luận điệu, xuyên tạc bôi nhọ hạ thấp uy tín, hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân.
Kết quả là nhà trường đã tổ chức phát động tuyên truyền nhiều khẩu hiệu thực hiện Cuộc vận động. Các đơn vị đã chủ động chỉnh trang phòng làm việc, phòng họp, phòng học…với nhiều băng rôn, khẩu ngữ tuyên truyền phù hợp với từng đơn vị, lớp học đảm bảo cho mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên đều nhận thức được tầm quan trong, ý nghĩa của việc thực hiện Cuộc vận động. Tạp chí KHGD CSND mở chuyên mục chuyên đề về Cuộc vận động đã phát hành, chủ động trong việc đặt tin bài thực hiện Cuộc vận động cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường trên 02 trang thông tin điện tử của Trường. Khối cán bộ và khối sinh viên 100% các đơn vị đã xây dựng kế hoạch triển khai tại đơn vị mình. Các đơn vị chủ động tổ chức các cuộc họp đơn vị lồng ghép nội dung thực hiện Cuộc vận động, phổ biến các văn bản, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền của Bộ, các văn bản, hướng dẫn thực hiện của Nhà trường đến toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên tại Trường. Tất cả 100% cán bộ, giảng viên và sinh viên viết bản cam đoan thực hiện Cuộc vận động một cách nghiêm túc, phối hợp với các đơn vị, địa phương trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía Nam viết bào tham gia hội thảo thực hiện Cuộc vận động. Cán bộ giảng viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân chủ động đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, gắn lý luận với thực tiễn; tích cực tham gia hội thi, phong trào dạy giỏi và hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu lý luận và thực tiễn; phối hợp với công an các đơn vị, địa phương trên địa bàn các tỉnh thành phố phía Nam tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phục vụ công tác giảng dạy, tổng kết công tác ký kết quy chế phối hợp. Các đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và Công đoàn đã triển khai các nội dung công việc có ý nghĩa hiệu quả thiết thực. Cụ thể là Đoàn thanh niên đã tổ chức cuộc thi viết “Tuổi trẻ Công an nhân dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, có gần 100 bài viết có chất lượng được đánh giá cao, trong đó Ban Tổ chức cuộc thi chọn 10 bài xuất sắc nhất gửi về Bộ để tham gia theo quy định của Đoàn thanh niên Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, phối hợp với Bệnh xá Trường, bệnh viện 30-4 Bộ Công an tổ chức hiến máu nhân đạo với 853 đơn vị máu được hiến, quyên góp với số tiền 100 triệu đồng phục vụ công trình thanh niên, các công trình đền ơn đáp nghĩa trong hoạt động thực tế hè năm 2017; Công đoàn đã triển khai tham gia hội thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hội thi “Nét đẹp đoàn viên công đoàn Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên xuất bản nội san, phản ánh những nét đẹp về cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Như vậy, qua triển khai thực hiện Cuộc vận động trong nhà trường đã có sự chuyển biến tích cực, tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm học. Qua đó giúp cán bộ, giảng viên và sinh viên nhà trường nhận thức sâu sắc hơn nữa về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Cuộc vận động, xây dựng phong trào chấp hành nghiêm điều lệnh, kỷ luật, kỷ cương; rèn luyện tư thế, lễ tiết tác phong chính quy, nếp sống văn hóa, tinh thần trách nhiệm, khơi dậy vinh dự và niềm tự hào về truyền thống của lực lượng Công an nhân dân, truyền thống xây dựng và trưởng thành hơn 40 năm qua của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân trong sự nghiệp đào tạo, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
3. Một số đề xuất, kiến nghị trong xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ
Trong thời gian qua lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã nghiên cứu tìm hiểu, nắm vững và tổ chức triển khai vận dụng phong cách người Công an nhân dân trong việc xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu phục vụ; công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý giáo dục, quản lý học viên; xác định vai trò của các đoàn thể (Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn…) gắn với hoạt động giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân - văn, lịch sử truyền thống Công an nhân dân, Tâm lý học, Giáo dục an ninh - quốc phòng và các phong trào thi đua trong toàn trường góp phần xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ. Sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân trong quá trình học tập và rèn luyện học tập theo 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, bước đầu xác định các tiêu chí xây dựng phong cách người sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Trong thời gian tới, để xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ, cần tiến hành các nội dung sau:
Một là, lãnh đạo, cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường cần nắm vững và vận dụng phong cách người Công an nhân dân gắn với truyền thống, chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn công tác tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân để xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ.
Hai là, các đơn vị chức năng khi tiến hành xây dựng những tiêu chí, đặc trưng của phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân cần xác định, làm rõ các nội dung bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ gắn với công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên; công tác quản lý giáo dục và tham mưu phục vụ.
Ba là, tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi xây dựng các tiêu chí bản lĩnh về chính trị, bản lĩnh trong công tác, trong quan hệ xã hội và sinh hoạt cộng đồng và tiêu chí nhân văn, vì nhân dân phục vụ tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân và từng đơn vị thuộc Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
Bốn là, kịp thời tuyên truyền các mô hình, những tấm gương điển hình tiên tiến thể hiện rõ phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ để học tập, nhân rộng, lan tỏa đến toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên Nhà trường.
Năm là, xây dựng phong cách người cán bộ, giảng viên, sinh viên Đại học Cảnh sát nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ cần trở thành công việc thường xuyên, bền vững gắn với quá trình hình thành và phát triển, chất lượng, hiệu quả, sự đoàn kết, thống nhất trong đơn vị.
----------------------
Tài liệu tham khảo
1. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học- Nxb Đà Nẵng năm 2013.
2. Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh và học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
3. Chỉ thị số 07/CT-BCA-X11, ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an về tăng cường lãnh đạo nâng cao văn hóa ứng xử Công an nhân dân trong tình hình mới.
4. Hướng dẫn số 2022/HD-X11-X15, ngày 07 tháng 3 năm 2017 và Đề cương tuyên truyền Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
5. Kế hoạch số 92/KH-T48, ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân về sinh hoạt chính trị và công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
6. Báo cáo số 136/BC-T48 ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cảnh sát nhân dân về sơ kết 06 tháng thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.
[1]Tại trang 1008, Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học- Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2013.
[2]Đề cương tuyên truyền Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ” của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
Tác giả: Tin: Văn Vương; Ảnh: Hoài Phương
Tin liên quan
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Vũ Thị Hồng Phương (18.12.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Trần Kim Lượng (11.12.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Đoàn Quang Hưng (11.12.2024)
- Đổi mới hoạt động giảng dạy thực hành đối với sinh viên chuyên ngành QLHC về TTXH hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Đào tạo tại Trường Đại học CSND (10.11.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Lê Bá Phương (06.11.2024)
- Bế giảng khóa D17T – C10 (11.10.2024)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ Nghiệp vụ điều tra mở tại Công an tỉnh Kiên Giang (11.10.2024)
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra mở tại Công an tỉnh Bình Dương (27.09.2024)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Văn Phước (19.07.2024)