Ngày 31/8, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố "bản đồ tiêu chuẩn năm 2023", trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam, cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Do đó, yêu sách chủ quyền và yêu sách biển dựa trên đường đứt đoạn như thể hiện trong bản đồ nói trên là vô giá trị, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Một lần nữa Việt Nam khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán của mình về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn.
BNG
- Phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (14.11.2021)
- Giảng dạy Pháp luật góp phần xây dựng phong cách người CAND bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ (07.11.2021)
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2021 (02.11.2021)
- Văn hóa - điều kiện quan trọng để phát triển bền vững (28.10.2021)
- Những điểm mới của luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 về vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu (26.10.2021)
- Kỳ tích Đường Hồ Chí Minh trên biển - Giá trị lịch sử và hiện thực (25.10.2021)
- Quan điểm, chủ trương mới về phát triển văn hóa con người trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng (23.10.2021)
- Đường Hồ Chí Minh trên biển - bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay (22.10.2021)
- Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2021: Lợi ích của bảo vệ môi trường (22.10.2021)