Từ ngày 30/3/2024, Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành.
Theo đó, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo khi vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Cụ thể, khoản 4 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bị cấm gồm:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: internet)
Khoản 5 Điều 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi cũng bị cấm.
Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định căn cứ tính chất, mức độ vi phạm và khả năng khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan ra quyết định xác định thời hạn đình chỉ nhưng không quá 24 tháng.
Quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên tổ chức, người đại diện, trụ sở tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; nguyên nhân đình chỉ; thời hạn đình chỉ; trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc, bị đình chỉ.
Thẩm quyền đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
Trước khi ra quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định có trách nhiệm kiểm tra và kết luận về việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc vi phạm nghiêm trọng một trong các trường hợp quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được ban hành, cơ quan nhà nước ban hành quyết định phải giao quyết định cho các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ;
- Tổ chức thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc bị đình chỉ;
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với quyết định đình chỉ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đối với quyết định đình chỉ do cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương ban hành.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi nhận được quyết định đình chỉ phải dừng tất cả hoạt động tôn giáo và có trách nhiệm khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ trong thời gian bị đình chỉ.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 6 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định rõ về việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ.
Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý.
Hoa Lư (Tổng hợp)
- Từ khát vọng đấu tranh giải phóng dân tộc của đồng chí Trần Phú đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc hiện nay (03.05.2024)
- Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1-5-1904 / 1-5-2024): Người đóng góp lớn trong công tác xây dựng Đảng (02.05.2024)
- Một số giải pháp phát triển văn hoá đọc tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (29.04.2024)
- Hiểu rõ ý nghĩa Giỗ Tổ Hùng Vương, phản bác các quan điểm sai trái (29.04.2024)
- Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (26.04.2024)
- Tìm hiểu Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở 2023 (18.04.2024)
- Để nền tảng tư tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ sống (18.04.2024)
- Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Bộ Công an, công ty Luật, Văn phòng Luật sư hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa, bị treo (16.04.2024)
- Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người con ưu tú của dân tộc (15.04.2024)