Luật Thoả thuận quốc tế năm 2020 được Quốc hội khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 13/11/2020. Ngày 1/7/2021 Luật có hiệu lực thi hành, thay thế Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế năm 2007. Xin giới thiệu một số quy định nổi bật tại luật Thoả Thuận quốc tế năm 2020.
1. Thoả thuận quốc tế là gì? (Khoản 1 Điều 2)
- Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
- Hiện hành theo Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Ký kết và thực hiện thoả thuận quốc tế 2007 (Pháp lệnh) quy định:
Thỏa thuận quốc tế là cam kết bằng văn bản về hợp tác quốc tế được ký kết nhân danh cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với một hoặc nhiều bên ký kết nước ngoài, trừ các nội dung sau đây:
+ Hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia;
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tương trợ tư pháp;
+ Tham gia tổ chức quốc tế liên chính phủ;
+ Hỗ trợ phát triển chính thức thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam;
+ Các vấn đề khác thuộc quan hệ cấp Nhà nước hoặc Chính phủ theo quy định của pháp luật.
2. Thoả thuận quốc tế không phải là điều ước quốc tế (Điều 6)
- Thảo thuận quốc tế được ký kết với tên gọi là thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế bao gồm công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.
- Trong khi đó, điều ước quốc tế được quy định tại Luật điều ước quốc tế 2016 là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
3. Ngôn ngữ sử dụng trong thỏa thuận quốc tế (Điều 7)
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
4. Thẩm quyền ký kết thoả thuận quốc tế của UBND cấp xã (Khoản 6 Điều 3)
UBND cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Hiệu lực của thỏa thuận quốc tế (Điều 32)
- Thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó.
- Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế không quy định về hiệu lực thì thỏa thuận quốc tế đó có hiệu lực theo sự thống nhất bằng văn bản giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
6. Thoả thuận quốc tế có thể được ký kết với cá nhân nước ngoài (Khoản 3 Điều 2)
- Cụ thể, theo quy định mới bên ký kết nước ngoài bao gồm Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài.
- Hiện hành, theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh thì bên ký kết nước ngoài bao gồm Quốc hội, cơ quan của Quốc hội, cơ quan giúp việc của Quốc hội, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc cơ quan tương đương; chính quyền địa phương; tổ chức nước ngoài.
Như vậy, từ ngày 01/7/2021 thoả thuận quốc tế có thể được ký kết giữa bên ký kết Việt Nam và cá nhân nước ngoài.
Phan Thanh Tâm (Tổng hợp)
- Trình tự, thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử (01.07.2024)
- Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội tại các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (30.06.2024)
- Các Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 (30.06.2024)
- Những điểm cốt lõi trong Quy định 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (28.06.2024)
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các nội dung về công tác Công an bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới tại Trường Đại học CSND hiện nay (26.06.2024)
- Cuốn sách của tư duy, tầm nhìn và sự tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam (23.06.2024)
- Báo chí Việt Nam trước yêu cầu, nhiệm vụ và thử thách mới (19.06.2024)
- Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 (19.06.2024)
- Một số vấn đề về cần lưu ý trên cơ sở Nghị quyết Số 01/2024/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình (18.06.2024)