Từ ngày 10/3/2024, Nghị định số 06/2024/NĐ-CP ngày 25/01/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa chính thức có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Nghị định này sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa như sau:
Trước khi đưa công trình cảng, bến thủy nội địa vào khai thác, chủ cảng, bến thủy nội địa nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc gửi qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng các hình thức phù hợp khác 01 bộ hồ sơ đề nghị công bố hoạt động theo quy định như sau:
a) Đối với cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Nộp hồ sơ đến Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, cảng thủy nội địa có vùng nước, vùng đất vừa trên đường thủy nội địa quốc gia vừa trên đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia), Sở Giao thông vận tải (đối với cảng thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, cảng thủy nội địa trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) để thẩm định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Bộ Giao thông vận tải. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và báo cáo thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa;
b) Đối với cảng thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài: Nộp hồ sơ đến Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam (đối với cảng thủy nội địa thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định này) hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với cảng thủy nội địa thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định này). Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công bố hoạt động cảng thủy nội địa;
c) Đối với bến thủy nội địa: Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định công bố hoạt động bến thủy nội địa;
d) Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến, thành phần hồ sơ là bản chính hoặc bản sao điện tử các thành phần hồ sơ tương ứng theo quy định tại khoản 2 (đối với hồ sơ đề nghị công bố hoạt động cảng thuỷ nội địa) hoặc khoản 3 (đối với hồ sơ đề nghị công bố hoạt động bến thuỷ nội địa) Điều 18 Nghị định này;
đ) Trường hợp nhận hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ; trường hợp nhận hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng các hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản tổ chức, cá nhân qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng các hình thức phù hợp khác, nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Lực lượng Cảnh sát đường thuỷ (Nguồn: bocongan.gov.vn)
Nghị định này cũng sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 18 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP quy định về công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa như sau:
“10. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định, cơ quan công bố hoạt động cảng, bến thủy nội địa có trách nhiệm gửi quyết định công bố hoạt động cho các cá nhân, tổ chức sau:
a) Chủ đầu tư;
b) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cảng tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài;
c) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (đối với cảng thủy nội địa);
d) Các cảng vụ đường thủy nội địa, cảng vụ hàng hải (đối với cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển), Chi cục Đường thuỷ nội địa khu vực liên quan;
đ) Sở Giao thông vận tải;
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cảng, bến thuỷ nội địa;
g) Các cơ quan biên phòng, hải quan, y tế (đối với cảng, bến thủy nội địa trong khu vực cửa khẩu) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.”.
H.P (Tổng hợp)
- Củng cố vững chắc môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi NQ24 (24.10.2022)
- Pháp chế CAND đóng góp quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH* (20.10.2022)
- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của lực lượng CAND (14.10.2022)
- Việt Nam luôn xem trọng vấn đề nhân quyền (11.10.2022)
- Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực ngày 01/10/2022 (05.10.2022)
- Đồng chí Võ Văn Kiệt với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (05.10.2022)
- Toàn văn phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII (04.10.2022)
- Tìm hiểu Tài khoản định danh điện tử có thể dùng thay Căn cước công dân (30.09.2022)
- Luật Cảnh sát cơ động có hiệu lực từ ngày 1/1/2023 (30.09.2022)