1. Tình hình giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là nghệ thuật, là khả năng sử dụng phương tiện giao tiếp bằng tiếng Anh trong quá trình trao đổi tiếp xúc qua lại giữa các cá thể bằng các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư tín, thông tin nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò then chốt, là công cụ thiết yếu trong mọi lĩnh vực, trong đó kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hơn bao giờ hết được xem là kỹ năng mềm quan trọng trong quá trình hội nhập thế giới. Nhận thức rõ vấn đề trên, ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đa ban hành Quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 với mục tiêu chung là “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, caođẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.Vì vậy, việc đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên trong các cơ sở đào tạo và trong các trường đại học đang được coi là ưu tiên hàng đầu. Thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 trong hệ thống giáo dục của ngành Công an nhân dân giai đoạn 2013 - 2020, ngày 9/9/2014, Ban Giám hiệu Trường Đại học CSND đa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 với mục tiêu đặt ra là đảm bảo đến năm 2015 đạt được bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, phấn đấu đến năm 2020 đa số giảng viên, cán bộ quản lý có đủ năng lực sử dụng ngoại ngữ một cách độc lập trong nghiên cứu, giảng dạy, tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế. Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học CSND luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên. Nhà trường đa mở nhiều lớp tiếng Anh từ trình độ sơ cấp đến trung cấp cho các đồng chí lãnh đạo, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục; cử những cán bộ, giảng viên có năng khiếu tham gia học tiếng Anh nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh nói chung và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh nói riêng. Để có cơ sở đánh giá khách quan và chính xác về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND, chúng tôi đa tiến hành khảo sát 290 cán bộ, giảng viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Về mục đích sử dụng tiếng Anh: Nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm tri thức, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy có 148 cán bộ, giảng viên, chiếm 59,67%; phục vụ nhu cầu giao tiếp trong công việc hằng ngày có 84 cán bộ, giảng viên, chiếm 33,87%; sử dụng tiếng Anh để hoàn thiện chức danh có 68 cán bộ, giảng viên, chiếm 27, 41%. - Về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh: Không giao tiếp tốt có 56 cán bộ, giảng viên, chiếm 22,8%; giao tiếp giản đơn có 99 cán bộ, giảng viên, chiếm 45,16%; giao tiếp độc lập trong một số tình huống hạn chế có 25 cán bộ, giảng viên, chiếm 10%; giao tiếp độc lập trong một số tình huống quen thuộc có 36 cán bộ, giảng viên, chiếm 34,13%; giao tiếp chủ động và thành thạo trong những tình huống quen thuộc có 20 cán bộ, giảng viên, chiếm 6,89%; giao tiếp tốt trong mọi tình huống có 10 cán bộ, giảng viên, chiếm 4,0%. - Các hoạt động giao tiếp tiếng Anh: Tiến hành trên lớp, có 111 ý kiến trả lời, chiếm 44,75%; giao tiếp với người nước ngoài có 80 ý kiến, chiếm 32, 61%; giao tiếp thông qua các câu lạc bộ tiếng Anh có 75 ý kiến, chiếm 30, 24%; chưa bao giờ giao tiếp tiếng Anh ở ngoài trường có 99 ý kiến, chiếm 39,1%. - Về chủ đề thường sử dụng khi giao tiếp bằng tiếng Anh: Chủ đề về gia đinh có 84 ý kiến trả lời, chiếm 28,96%; chủ đề về văn hóa, thể thao, du lịch có 104 ý kiến trả lời, chiếm 35,68%; chủ đề về chính trị - xã hội có 43 ý kiến trả lời, chiếm 33,87%; do công việc chuyên môn có 61 ý kiến trả lời, chiếm 24,59%. - Về năng lực sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ câu: Sử dụng được câu đơn có 178 cán bộ, giảng viên chiếm 58,5%, sử dụng được tất cả các hình thức có 12 cán bộ, giảng viên chiếm 4,04%. - Về sử dụng thủ thuật trong giao tiếp như dùng ngôn ngữ cơ thể: Có 211 cán bộ, giảng viên chiếm 69,90% cho là rất quan trọng, 89 cán bộ, giảng viên chiếm 30,1% cho là quan trọng, và không có cán bộ, giảng viên cho là không quan trọng. - Về xử lý biến thể ngôn ngữ trong giao tiếp: Kết quả đối thoại giữa giảng viên và cán bộ, giảng viên cho thấy hầu hết cán bộ, giảng viên đa giải mã và hiểu được nội dung thông tin trong câu có chứa đựng những biến thể ngôn ngữ đơn giản như: nối âm (likit - like it), biến âm hay đồng hóa âm (gonna - going to). - Về năng lực diễn đạt tiếng Anh trong giao tiếp: Hầu hết cán bộ, giảng viên thường dùng câu đơn lẻ thay vì câu ghép bằng cách dùng từ nối như từ nối đẳng lập hay từ nối chính phụ để diễn đạt một vấn đề. Như đa phân tích ở trên, kết quả điều tra về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn chung năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND vẫn còn hạn chế như: Khả năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên chỉ dừng lại ở cấp độ có thể trả lời được các câu hỏi và cung cấp thông tin một cách cơ bản trong những tình huống thông dụng. Rất ít cán bộ, giảng viên có thể tự tin kết nối và giao tiếp trong môi trường làm việc điển hình. Khi bày tỏ ý kiến hoặc trả lời các yêu cầu phức tạp, cán bộ, giảng viên khó có thể diễn đạt trôi chảy, dễ hiểu, ít sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp phức tạp và từ vựng một cách chuẩn xác. Qua thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên, chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân sau đây đa ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên. Thứ nhất, nhu cầu học tiếng Anh phục vụ giao tiếp chưa cao, chưa gắn liền với công việc nên chưa trở thành động cơ học tập. Phần lớn cán bộ, giảng viên chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Anh đối với việc học tập và nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai sau này. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, giảng viên chỉ học tập phục vụ cho mục đích hoàn thiện chức danh chưa thực sự có niềm đam mê học tập để nâng cao trình độ và phục vụ cho công tác nghiên cứu và giao tiếp. Thứ hai, việc học tiếng Anh của cán bộ, giảng viên nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp vẫn còn chưa mang tính thường xuyên, liên tục. Thực hiện Đề án chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ theo kế hoạch đa đề ra, Nhà trường đa tổ chức các lớp học tiếng Anh được thiết kế theo trình độ, đảm bảo học một tuần 2 buổi cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, do điều kiện công tác, số lượng cán bộ, giảng viên tham gia không thường xuyên, các lớp học không được duy trì liên tục. Bên cạnh đó, trình độ của cán bộ, giảng viên cũng có những chênh lệch khá lớn giữa cán bộ, giảng viên trẻ và số cán bộ, giảng viên lớn tuổi nên đa phần nào hạn chế việc học tập và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Thứ ba, rào cản tâm lý, ảnh hưởng bởi ngôn ngữ mẹ đẻ và văn hóa xã hội có tác động không nhỏ đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ, giảng viên, phần lớn cán bộ, giảng viên còn rất e ngại và lo âu khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp tiếng Anh trong các buổi hội thảo hay thuyết trình do các chuyên gia nước ngoài thực hiện. Thứ tư, thiếu môi trường giao tiếp. Họ ít có cơ hội để thực hiện các hoạt động tương tác bằng tiếng Anh. Do đặc thù của ngành nên việc sử dụng tiếng Anh của cán bộ, giảng viên chỉ ở trong phạm vi Trường. Thời gian tiếp xúc và thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh của cán bộ, giảng viên chỉ triển khai ở những giờ lên lớp với hai mẫu thức tương tác chủ yếu là thầy - trò và trò - trò. Ngoài ra, phần lớn cán bộ, giảng viên đều cho rằng, việc sử dụng tiếng Anh trong trường là rất ít bởi có thể bị coi là “bất bình thường” khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, nguồn tiếng Anh ở Trường Đại học CSND chưa thật phong phú và đa dạng. Nếu có, tần suất sử dụng các nguồn ngôn ngữ đó lại rất hạn chế. Yếu tố môi trường giao tiếp có ảnh hưởng không nhỏ đến kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND, và xét trên hai khía cạnh của môi trường giao tiếp cho thấy, các hoạt động ghi nhận từ những ngôn ngữ nguồn và hoạt động sản sinh trong môi trường giao tiếp còn rất hạn chế. Thứ năm, chưa xây dựng quy chuẩn về năng lực giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên của Trường Đại học CSND phù hợp với nhu cầu thực tế. Việc chưa xây dựng quy chuẩn đầu ra cho sinh viên đại học; học viên, nghiên cứu sinh sau đại học theo khung tham chiếu châu Âu cũng có tác động không nhỏ đến quá trình học tiếng Anh của cán bộ, giảng viên. 2. Một số giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân Từ việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng về kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của cán bộ, giảng viên, chúng tôi đa nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên trong thời gian tới như sau: Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Mỗi cán bộ, giảng viên cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học tập rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện có hiệu quả giải pháp nêu trên cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (trang web của Trường, diễn đàn v.v.), tổ chức hội thảo, tọa đàm, tư vấn, các hoạt động ngoại khóa, nói chuyện, trao đổi về sự cần thiết, vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để nâng cao nhận thức và nhu cầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên, bởi đó là ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ của hội nhập và phát triển xã hội. Hai là, tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoài lớp học nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên. Thành lập và tăng cường hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh ở các Phòng, Khoa, Bộ môn trong Nhà trường nhằm giúp cán bộ, giảng viên có cơ hội thực hành kỹ năng giao tiếp, có thêm cơ hội mở rộng các mối quan hệ, gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ những thành viên khác tham gia Câu lạc bộ thông qua việc trao đổi ý kiến về một đề tài được thiết kế với nội dung linh hoạt và gần gũi với thực tế. Các Câu lạc bộ còn mang lại cho cán bộ, giảng viên những kinh nghiệm quý báu và chia sẻ về cách sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho cán bộ, giảng viên tham gia nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, tạo cơ hội cho cán bộ, giảng viên được gặp gỡ, giao lưu với người nước ngoài. Thông qua đó, cán bộ, giảng viên không chỉ có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân, luyện kỹ năng nghe, nói mà còn có thêm hiểu biết về văn hóa của các quốc gia khác, học được cách ứng xử, cách trao đổi thông tin nhanh chóng, có hiệu quả. Đồng thời, hoạt động này còn giúp cán bộ, giảng viên rèn cho mình khả năng nói trước đám đông, trước người lạ, rèn cho họ sự tự tin, năng động. Tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc thi về tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên Nhà trường, nhằm tạo cho cán bộ, giảng viên động lực để học tiếng Anh và rèn các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh. Hoạt động này khuyến khích cán bộ, giảng viên thể hiện năng khiếu, đam mê, sở thích của mình với môn tiếng Anh. Họ sẽ có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với tiếng Anh, dễ dàng có được động lực khi phấn đấu để đạt đến thành tích của các cuộc thi. Ba là, thực hiện những thủ thuật giảng dạy sáng tạo nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên. Để giúp cán bộ, giảng viên vượt qua rào cản tâm lý e ngại, thiếu tự tin, giảng viên phải là người trực tiếp hướng dẫn người học tham gia các hoạt động giao tiếp, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần thường xuyên sử dụng tiếng Anh, cần quan tâm và tạo điều kiện cho người học đặc biệt là những cán bộ, giảng viên yếu, thiếu tự tin thực hành nhiều hơn. Giảng viên có thể sử dụng một trong những thủ thuật như: mô tả tranh ảnh, trò chơi ngôn ngữ, hỏi - đáp, thảo luận, để giúp cho cán bộ, giảng viên thực hành và phát triển kỹ năng giao tiếp đối với những lớp học sơ cấp và cả những lớp trung cấp. Trong quá trình giảng dạy, cần lồng ghép các yếu tố văn hóa, xã hội của người bản xứ trong các bài giảng nhằm giảm thiểu những hiểu nhầm hay “shock văn hóa”. Bốn là, kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu (CEF) và phát huy khả năng tự học của của cán bộ, giảng viên. Để rèn luyện được kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên thì việc định hướng cho họ cách học, cách rèn luyện đơn thuần là chưa đủ. Điều quan trọng là chúng ta cần tạo động lực thúc đẩy họ để họ làm đúng, làm tốt hơn nữa. Chính vì vậy, kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh là con đường ngắn nhất giúp cán bộ, giảng viên có được mục đích cụ thể để trong quá trình học tập rèn luyện họ sẽ đạt đến. Làm tốt việc kiểm tra đánh giá không những có thể phát huy năng lực của mỗi cá nhân mà nó còn là công cụ kiểm soát tốt nhất sự tiến bộ và những khó khăn mà họ gặp phải. Đó sẽ là cơ sở để có những biện pháp kịp thời và khả thi nhất trong quá trình nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND. Năm là, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Khoa, Phòng, Bộ môn trong việc triển khai và thực hiện Đề án ngoại ngữ 2020 cho cán bộ, giảng viên. Cụ thể: + Bộ môn ngoại ngữ phối hợp với lãnh đạo các khoa, bộ môn, phòng theo dõi, đảm bảo đúng mục tiêu và kiểm tra việc tổ chức dạy và học tiếng Anh nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của cán bộ, giảng viên Trường Đại học CSND. + Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Công tác Chính trị, Công tác Đảng và Công tác quần chúng tăng cường kiểm tra sát sao hoạt động của các Câu lạc bộ tiếng Anh (có chế độ thưởng phạt công bằng). + Chủ nhiệm các Câu lạc bộ kiểm tra quá trình hoạt động, rèn luyện của từng cá nhân và nhóm một cách định kỳ. Thực hiện việc tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm đánh giá đúng mặt mạnh, nhìn nhận đúng những phần hạn chế trong công tác tổ chức rèn luyện các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên. + Giao nhiệm vụ và đưa vào tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộ, giảng viên hàng năm. Áp dụng bình xét thi đua hàng năm trong việc thực hiện chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ đối với từng cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ giảng dạy trẻ. Thi đạt chuẩn ngoại ngữ theo quy định, cán bộ, giảng viên sẽ được ưu tiên trong việc xét đi đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ, hoặc tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn hoặc bồi dưỡng ngoại ngữ trong hoặc ngoài nước.
Tác giả: Lê Hương Hoa
- Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (10.07.2024)
- Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường số (09.07.2024)
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm Quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (09.07.2024)
- Tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa - căn cốt để thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (09.07.2024)
- Trường Đại học CSND tăng cường quán triệt, thực hiện quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (08.07.2024)
- Không bắt buộc đổi căn cước công dân gắn chíp thành thẻ căn cước (07.07.2024)
- Một số điểm mới quan trọng của Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (03.07.2024)
- Phòng ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con (03.07.2024)
- Các mối quan hệ lớn trong đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay (02.07.2024)