Ngày 10/7/2024, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã ký ban hành Thông tư số 32/2024/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 149/2020/TT-BCA và Thông tư số 08/2018/TT-BCA; chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 24/8/2024.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, Thông tư 32/2024/TT-BCA đã sửa đổi, bổ sung về Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy; Thời hạn thực tập phương án chữa cháy; Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy; Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành… chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 24/8/2024.
Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy từ ngày 24/8/2024
Cụ thể, thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy từ ngày 24/8/2024 được quy định như sau:
- Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phương án chữa cháy cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP được phân cấp quản lý;
- Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao trên địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phương án chữa cháy cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP được phân cấp quản lý;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy khu dân cư thuộc phạm vi quản lý;
- Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy cơ sở thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 11 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện theo thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và lưu phương án chữa cháy cơ sở đã được phê duyệt; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Sửa đổi thời hạn thực tập phương án chữa cháy từ ngày 24/8/2024
Tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA sửa đổi Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định về thời hạn thực tập phương án chữa cháy như sau:
- Phương án chữa cháy cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy, khu dân cư, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
- Phương án chữa cháy của cơ quan Công an được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.
Sửa đổi, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Sửa đổi về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy như sau:
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 50/2024/NĐ-CP) do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, gồm:
- Quyết định ban hành nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đã được cấp;
- Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành đối với trường hợp phải thành lập theo quy định;
- Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
- Phương án chữa cháy cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy cơ sở;
- Biên bản kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) và điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP; văn bản kiến nghị về phòng cháy và chữa cháy; biên bản vi phạm, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
- Báo cáo kết quả kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 50/2024/NĐ-CP;
- Báo cáo vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn (nếu có); thông báo kết quả xác minh, giải quyết vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 67/2023/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
- Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có).
Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành
Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư số 149/2020/TT-BCA về thành lập đội PCCC chuyên ngành, như sau:
Các cơ sở sau đây thành lập đội PCCC chuyên ngành:
- Cơ sở quy định tại điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 3 Điều 44 Luật Phòng cháy và chữa cháy, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Kho dự trữ cấp quốc gia; kho dầu mỏ, sản phẩm dầu mỏ có tổng dung tích 15.000 m3 trở lên; nhà máy thủy điện có công suất từ 300 MW trở lên; nhà máy nhiệt điện có công suất từ 200 MW trở lên; cơ sở sản xuất phân đạm 180.000 tấn/năm trở lên; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên. Trường hợp các cơ sở hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trong cùng một khuôn viên hoặc liền kề nhau và do một đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành được thành lập một đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành…
H.P (Tổng hợp)
- Quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không (16.11.2022)
- Quán triệt và triển khai công tác bảo vệ môi trường theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (11.11.2022)
- Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, thi hành án, phòng, chống tham nhũng (09.11.2022)
- Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới (08.11.2022)
- Đấu tranh với hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội chống phá Đảng, nhà nước ta hiện nay (08.11.2022)
- Tập huấn công tác THAHS tại cộng đồng tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An (03.11.2022)
- Vai trò của người giảng viên đối với công tác tuyên truyền pháp luật (31.10.2022)
- Hội nghị trực tuyến Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (28.10.2022)
- Củng cố vững chắc môi trường an ninh, an toàn, lành mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi NQ24 (24.10.2022)