Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) được Quốc hội khóa XV thông qua có 5 Chương, 33 Điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với CSCĐ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật CSCĐ được xây dựng trên cơ sở kế thừa và khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế của Pháp lệnh CSCĐ năm 2013; đồng thời nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật về lực lượng có chức năng, nhiệm vụ tương đồng như CSCĐ bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật nước ta và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc Quốc hội ban hành một đạo luật riêng về lực lượng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Công an đối với CSCĐ; đồng thời, góp phần tạo sự đồng thuận cao, chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức xã hội của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị lực lượng chức năng và các tổ chức, cá nhân về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ.
Ảnh minh họa
Luật CSCĐ có 5 chương, 33 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của CSCĐ; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với CSCĐ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
So với Pháp lệnh CSCĐ năm 2013, Luật CSCĐ đã có nhiều quy định mới nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; luật hóa các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CSCĐ có liên quan đến hạn chế quyền con người, quyền công dân bảo đảm phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Luật quy định vị trí của CSCĐ là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và được quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động trong Luật. Đây chính là đặc thù và sự khác biệt của CSCĐ so với các lực lượng khác trong công an nhân dân. Theo đó, CSCĐ có những quyền gồm: sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. CSCĐ cũng được quyền mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…
CSCĐ cũng được giao quyền: ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của CSCĐ trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay. CSCĐ được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách. Bên cạnh đó, CSCĐ cũng có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện (trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng); được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin.
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh CSCĐ tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung cơ bản của Luật CSCĐ. Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, Tư lệnh CSCĐ chủ trì Hội nghị. Phát biểu tại hội nghị, Thiếu tướng Lê Ngọc Châu nhấn mạnh, Luật CSCĐ là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, có ý nghĩa chính trị và tầm quan trọng đặc biệt trong suốt chặng đường gần 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng CSCĐ. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức, hoạt động và xây dựng lực lượng CSCĐ cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
Ngày 22/9/2022 Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quyết định số 6987/QĐ-BCA-K02 về ban hành kế hoạch triể khai thi hành luật CSCĐ trong CAND. Trong đó các nội dung, nhiệm vụ chính triển khai như tuyên truyền, phổ biến Luật CSCĐ; rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng văn bản quy định chi tiết, biện pháp thi hành luật; sửa đổi, bổ sung, biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học…
Tác giả: Cù Văn Hưng (Tổng hợp)
- Một số điểm mới của luật Căn cước 2023 (31.05.2024)
- “Bùng nổ thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (28.05.2024)
- 8 nhiệm vụ, giải pháp trong Chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2023 (27.05.2024)
- Chớ “lớn tiếng” xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam! (26.05.2024)
- Nghị định mới về hoạt động thông tin cơ sở (25.05.2024)
- Tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp (22.05.2024)
- Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (19.05.2024)
- Tìm hiểu về Cuốn sách “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” (18.05.2024)
- Đồng chí Đào Duy Tùng với công cuộc đổi mới đất nước (17.05.2024)