Hôm nay (23/5/2021) hơn 69 triệu cử tri trên toàn quốc sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ thiêng liêng của mình để bầu ra những người xứng đáng vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Mỗi kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, chúng ta lại bồi hồi xúc động nhớ về những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Người nói: “Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được”…
Hơn 75 năm trước, ngày 6-1-1946, lần đầu tiên công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cầm trên tay lá phiếu khẳng định quyền cử tri của mình, sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử mà các thế hệ cha ông phải bền bỉ tranh đấu, hi sinh mới có được. Ngày 5-1-1946, trước Tổng tuyển cử một ngày, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu: “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946. Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ. Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. Người cũng căn dặn: “Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thành thực câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng...”.
Chiều ngày 5/1/1946, Bác đến Khu học xá (nay là Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội) cùng các ứng cử viên gặp gỡ cử tri. Hôm ấy, trước đông đảo quần chúng có mặt, Bác đã nói với các ứng cử viên: “Vừa rồi đây ta vừa tranh được độc lập. Một số ít người, chỉ một số ít thôi, đã quên cái công khó nhọc của dân chúng. Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyền cầm lá phiếu ngày nay đó. Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng Hoa Thám đã khó nhọc vì cái quyền dân chủ ấy lắm. Biết bao người đã bị bắn, bị chém, đã đeo cái tên chính trị phạm và bị nhốt đầy các nhà tù Sơn La, Côn Đảo, Ban Mê Thuật… mới đòi được cái quyền dân chủ ngày nay”. Bác Hồ quay sang phía các ứng cử viên nhắc nhở: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”. Rồi hướng về các cử tri, Bác căn dặn: “Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy”.
Những lời Bác dặn năm xưa vẫn vẹn nguyên giá trị về quyền cử tri, về ý nghĩa thiêng liêng của lá phiếu, về trách nhiệm, nghĩa vụ của đại biểu khi trúng cử, phải “quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”. Từ ngày Tổng tuyển cử đầu tiên đến nay, nước nhà qua bao thời kỳ cách mạng, từ chiến đấu bảo vệ non song, bờ cõi, nay đất nước hội nhập, đổi mới, thế và lực đã được nâng lên. Bởi thế, ý nghĩa lá phiếu bầu cử ngày nay không chỉ là khẳng định quyền công dân của một quốc gia độc lập, chủ quyền, một Việt Nam hiên ngang, bất khuất trong chiến tranh mà còn thể hiện quyền công dân của một Việt Nam hoà bình, đổi mới, dân chủ, hướng tới khát vọng giàu mạnh, hùng cường. Mỗi lá phiếu đều gửi gắm niềm tin, trao cho người được bầu, tín nhiệm. Ý nghĩa lớn chính là thể hiện giá trị cao cả, thiêng liêng đó.
Theo quy định, trước kỳ bầu cử, mỗi ứng viên được lựa chọn tranh cử phải có chương trình hành động, gặp gỡ cử tri, vận động bầu cử. Ngoài bản lý lịch “cứng” với những thông tin vắt tắt về tiểu sử thì những buổi tiếp xúc, gặp gỡ cử tri là nơi để ứng viên thể hiện khả năng thu hút quần chúng đến đâu, hành động và lời nói có lấy được cảm tình, niềm tin từ cử tri hay không. Như lệ thường, trước kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các ứng viên cũng trải qua những bước như vậy. Có những ứng viên thu hút nhờ khả năng diễn thuyết tốt, lôi cuốn; có ứng viên lại khẳng định sức nặng với chương trình hành động thuyết phục; có ứng viên đi vào lòng người bằng lời lẽ, cử chỉ thân tình, chân thực… Bằng cách nào thì quy tụ lại, cử tri tín nhiệm ở cái đức và cái tài của ứng viên mà điều đó có được không phải chỉ trong một bài nói, một hành động.
Theo Hội đồng bầu cử quốc gia, tổng số người chính thức ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV là 866 người để bầu 500 đại biểu. Về ứng cử viên đại biểu HĐND cấp tỉnh, tổng số đại biểu được bầu theo luật định: 3.726 người. Tổng số người ứng cử theo danh sách chính thức là 6.199 người. Cấp huyện, tổng số đại biểu được bầu theo luật định là 22.952 người. Tổng số người ứng cử trong danh sách chính thức là 37.468 người. Cấp xã, tổng số đại biểu được bầu theo luật định 242.312 người. Tổng số người ứng cử trong danh sách chính thức là 405.244 người. Theo thống kê, toàn quốc có tổng cộng 69.198.594 cử tri với 84.767 khu vực bỏ phiếu. Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch COVID -19, theo chỉ đạo của Hội đồng Bầu cử quốc gia, các địa phương đã rà soát, cập nhật bổ sung danh sách cử tri, có các phương án xử lý, bảo đảm tất cả các cử tri đủ điều kiện đều được thực hiện quyền bầu cử.
Tại cuộc họp trực tuyến trước ngày bầu cử, để Ngày bầu cử diễn ra an toàn, đúng pháp luật, bảo đảm thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia đề nghị Ủy ban bầu cử các địa phương phải bám sát quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Hội đồng bầu cử quốc gia để tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Tiếp tục triển khai rà soát toàn bộ các công việc liên quan, bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ công tác bầu cử; rà soát, điều chỉnh các phương án cụ thể cho công tác bầu cử phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID -19 trên từng địa bàn, nhất là tổ chức bầu cử đối với cử tri đang thực hiện cách ly phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Bộ trưởng Tô Lâm đặc biệt lưu ý, Ủy ban bầu cử các địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền và công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo môi trường an toàn, điều kiện thuận lợi nhất để người dân thực hiện quyền bầu cử, nhất là số cử tri già yếu, ốm đau, khuyết tật, người đang cách ly tập trung, cách ly tại nhà...; chú trọng công tác quản lý cư trú, phòng, chống xuất nhập cảnh, cư trú trái phép trên địa bàn; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh, lợi dụng dịch bệnh đưa tin sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận xã hội...
- Khai giảng khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ trong trấn áp tội phạm cho cán bộ thuộc Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia (28.10.2024)
- Khoa Ngoại ngữ -Tin học Trường Đại học CSND và Trung tâm Ngôn ngữ sáng tạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm (28.10.2024)
- Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học tại các tỉnh, thành phố phía Nam (26.10.2024)
- Trao tặng thẻ bảo hiểm y tế cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Trường đóng quân (26.10.2024)
- Hội thảo khoa học về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tại các tỉnh, thành phố phía Nam (25.10.2024)
- Bế giảng Lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, kiến thức nâng cao cho lãnh đạo, chỉ huy là Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng Công an cấp huyện và tương đương khối Cảnh sát (đợt 1) năm học 2024-2025 (24.10.2024)
- Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Trường Đại học CSND và Công an các tỉnh Tây Nam Bộ giai đoạn 2022 – 2024 (23.10.2024)
- Khai giảng lớp Bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều tra mở tại Trường (23.10.2024)
- Cần thiết ban hành Luật Dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính (22.10.2024)