Sáng nay, tại điểm đào tạo Thành phố Thủ Đức, Trường Đại học CSND tổ chức Hội thảo Khoa học “Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt – Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng”. Đại tá, PGS.TS Nguyễn Giang Nam – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và Đại tá Lê Thanh Hùng – Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu đồng chủ trì Hội thảo.
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt vừa mang những đặc điểm chung của hoạt động điều tra vụ án hình sự, vừa có những đặc điểm riêng thể hiện qua tính chất “bí mật” khi áp dụng trong thực tiễn và được quy định cụ thể trong 06 điều luật (Từ điều 223 đến điều 228) tại Chương XVI Bộ luật TTHS năm 2015. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện các quy định về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho thấy vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phục vụ công tác điều tra, khám phá tội phạm.
Để giải quyết vấn đề trên, Trường Đại học CSND đã tổ chức Hội thảo và nhận được sự quan tâm, trực tiếp đến dự và đóng góp về chuyên môn của các chuyên gia đầu ngành như Đại tá PGS.TS Trần Ngọc Đức (Trưởng Khoa Luật – Đại học CSND), Đại tá PGS.TS Bùi Thanh Trung (Trưởng Khoa Cảnh sát điều tra – Đại học CSND), PGS.TS Phạm Minh Tuyên (Thẩm phán Cao cấp, Giám đốc Học viện Tòa án), Đại tá Bùi Tuấn Ân (Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang), Đại tá Trần Văn Luận (Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tây Ninh), Đại tá, Th.S Võ Duy Tuấn (Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên), Thượng tá, TS Chế Quang Nghĩa (Trưởng Khoa ANĐT –T04), PGS.TS Lê Huỳnh Tấn Duy (Phó Trưởng Khoa Luật Hình sự - Đại học Luật TP.HCM)…, đại diện lãnh đạo Công an các đơn vị địa phương khu vực phía Nam cùng đông đảo cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường.
Đại biểu dự Hội thảo chụp hình lưu niệm
Hội thảo diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến trao đổi về vai trò của biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; các điều kiện đảm bảo, những thuận lợi, khó khăn khi tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Cơ quan điều tra; mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phòng chống tiêu cực khi tiến hành các biện pháp này trong điều tra vụ án hình sự; những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thời gian qua tại các địa phương… Mỗi nội dung đều góp phần mang đến góc nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về hoạt động này.
Phát biểu kết luận, Đại tá, PGS.TS Nguyễn Giang Nam đánh giá cao chất lượng Hội thảo. Đồng chí nhấn mạnh, việc nghiên cứu lý luận và áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong thực tiễn đóng vai trò quan trọng đối với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do đó, những ý kiến trao đổi tại Hội thảo là rất hữu ích để phục vụ hoạt động giảng dạy của Nhà trường cũng như tư vấn pháp luật cho Công an các đơn vị địa phương. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thời gian tới./.
Tác giả: Vũ Phương - Ngô Hiền
- Viết tiếp sứ mệnh thiêng liêng của những thiên thần áo trắng (27.02.2024)
- Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (26.02.2024)
- Những điểm nổi bật của công tác tuyển quân trong lực lượng Công an nhân dân năm 2024 (25.02.2024)
- Xứng đáng với 08 chữ vàng "KIÊN TRUNG, BẤT KHUẤT, MƯU TRÍ, DŨNG CẢM" (21.02.2024)
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải tập trung ngay vào xử lý công việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn (16.02.2024)
- Tập trung thực hiện những công tác trọng điểm, cấp bách để tạo đà đột phá trong năm 2024 (16.02.2024)
- Thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (10.02.2024)
- Bộ trưởng Tô Lâm: Tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa với tấn công, đánh trúng, đánh đúng các loại tội phạm (10.02.2024)
- "Tết của tuổi trẻ Đại học Cảnh sát nhân dân" (09.02.2024)