Thực hiện tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới; triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030; đẩy mạnh truyền thông; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ… Đó là các nhiệm vụ trọng tâm trong tâm trong công tác binh đẳng giới năm 2022 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề ra.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong lĩnh vực bình đẳng giới, đây là năm đẩy mạnh triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 và các chương trình liên quan tới bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.
Để triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, hiệu quả công tác bình đắng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong phạm vi toàn quốc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2022 cụ thể:
Ảnh minh họa
Một là, thực hiện tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới. Các đơn vị cần rà soát, thu thập số liệu, thông tin trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý để phục vụ đánh giá 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, xác định kết quả, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; đề xuất những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung trong Luật Bình đẳng. Đồng thời, xây dựng Báo cáo tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo hướng dẫn của Bộ LĐTBXH.
Hai là, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030. Các cơ quan, tổ chức cần thực hiện rà soát, đánh giá các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã và đang được triển khai để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình ở những địa bàn, lĩnh vực còn tình trạng bất bình đẳng giới hoặc nguy cơ xảy ra bạo lực trên cơ sở giới. Chủ động bố trí kinh phí, khuyến khích huy động các nguồn lực để duy trì và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả. Phối hợp xây dựng và triển khai Đề án thí điểm Tổng đài điện thoại quốc gia hỗ trợ phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cùng các bên liên quan.
Ba là, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Mỗi đơn vị tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đắng giới; vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030.
Tích cực xây dựng, phát hành các sản phẩm truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và nền tảng số; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, quan tâm đến việc tiếp cận của người yếu thế, người khuyết tật; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương; nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực tại cộng đồng và thu hút sự tham gia của nam giới, trẻ em trai trong thực hiện bình đẳng giới; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới tại Việt Nam. Triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 hiệu quả, sáng tạo, thích ứng với điều kiện, tình hình cụ thể.
Bốn là, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới và công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ . Cấp ủy, chính quyền các cấp cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong chi đạo, triển khai công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, chú trọng phối hợp liên ngành giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực hợp pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế để tăng tính bền vững, hiệu quả trong thực hiện công tác bình đẳng giới…
Tác giả: Hữu Hùng (Tổng hợp)
- Không thể phủ nhận việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (16.05.2024)
- Xây dựng, phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại mang đậm bản sắc (14.05.2024)
- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử (14.05.2024)
- Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thật không thể phủ nhận! (12.05.2024)
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp dân vận trong giai đoạn hiện nay (10.05.2024)
- Học Bác từ tấm gương tự học và tác phong làm việc hiệu quả, chuẩn mực (09.05.2024)
- Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh (06.05.2024)
- Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam (05.05.2024)
- Chiến thắng Điện Biên Phủ - Thắng lợi của sức mạnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh (04.05.2024)