Kế thừa bài học, kế sách “giữ nước từ khi nước chưa nguy” trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tại Đại hội XIII, tư duy, lý luận về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” lần đầu tiên được Đảng ta hoàn thiện, phát triển mới, chính thức đưa vào văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, trở thành tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong bảo vệ và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trang Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu bài viết của Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an về vấn đề trên, với tiêu đề "Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: Cụ thể hóa quan điểm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong bảo đảm an ninh quốc gia".
Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, công tác bảo đảm an ninh quốc gia đã được lãnh đạo, chỉ đạo triển khai mạnh mẽ, quyết liệt theo 5 hướng:
Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an
(1) Nắm chắc tình hình bên ngoài, bên trong, đối tác, đối tượng liên quan trực tiếp đến an ninh, lợi ích quốc gia; các vấn đề an ninh truyền thống, an ninh phi truyền thống; âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động… kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách và chủ động xây dựng, triển khai các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, đẩy lùi nguy cơ, thách thức.
(2) Quyết liệt chỉ đạo xử lý kịp thời, hiệu quả mọi yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh bên ngoài, bên trong từ sớm, từ xa, từ ngoài biên giới lãnh thổ, từ cơ sở, ngay khi mới bắt đầu, không để diễn biến phức tạp. Tập trung kiềm chế, từng bước xóa bỏ các vấn đề an ninh phức tạp kéo dài nhiều năm.
(3) Đấu tranh xử lý quyết liệt với các đối tượng chống phá trọng điểm, kể cả từ bên ngoài biên giới quốc gia, tạo răn đe, bảo đảm các yêu cầu chính trị, đối ngoại, góp phần nâng cao uy tín, vị thế đất nước.
(4) Phát hiện, điều tra, xử lý nhiều vụ án, bị can phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và một số vụ án kinh tế, tham nhũng, góp phần “cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, trong sạch thị trường, phát triển kinh tế bền vững, ngăn chặn suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.
(5) Đặc biệt coi trọng tổng kết các vấn đề có ý nghĩa căn cơ, then chốt trong bảo vệ an ninh quốc gia, làm cơ sở đề xuất các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh, lợi ích quốc gia trong tình hình mới và chủ động điều chỉnh biện pháp, đối sách đấu tranh ngày càng có hiệu quả với âm mưu, hoạt động chống Đảng, Nhà nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động qua đó, giữ vững an ninh quốc gia, không để xảy ra bị động, bất ngờ về chiến lược.
Đó còn là việc bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước; hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, các hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn ở cấp độ cao nhất, không để xảy ra sơ suất dù là nhỏ nhất Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (SEA Games 31) do Việt Nam đăng cai, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Chúng ta đã chủ động các phương án, kế hoạch, phát hiện, đánh đúng, đánh trúng, vô hiệu hóa các hướng tấn công, thâm nhập nội bộ, thu thập bí mật nhà nước, tác động chuyển hóa thể chế, chính sách của các thế lực thù địch đối với Việt Nam, bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Thực tiễn cho thấy từ tầm nhìn cho tới giải pháp, công tác an ninh đã góp phần đẩy lùi một bước mối đe dọa về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng, thực thi chính sách pháp luật; củng cố, tăng cường độc lập tự chủ về kinh tế; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đi đôi với ngăn chặn, phòng ngừa các hiện tượng, xu hướng không lành mạnh; bảo đảm vững chắc an ninh chính trị nội bộ, nền tảng tư tưởng của Đảng, an ninh văn hóa, an ninh kinh tế; bảo đảm ngày càng vững chắc an ninh xã hội, an ninh tại các địa bàn chiến lược, trọng điểm; xây dựng không gian mạng ngày càng an toàn, lành mạnh, trật tự, kỷ cương.
Thực tiễn công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong nửa nhiệm kỳ vừa qua đã kiểm nghiệm và khẳng định quan điểm về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” cụ thể hóa trên lĩnh vực an ninh quốc gia, đó là:
(1) Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, các thế lực thù địch thay đổi chiến lược và phương thức chống phá, sử dụng phương thức phi vũ trang là chủ yếu, lợi dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, tôn giáo, dân tộc để can thiệp vào nội bộ nước ta với chiến lược hết sức nguy hiểm “diễn biến hòa bình” kết hợp bạo loạn lật đổ.
Trong bối cảnh đó, phương thức đấu tranh phi vũ trang ngày càng giữ vị trí quan trọng; đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa là những phương thức để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy.
(2) Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang mà còn là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh kinh tế, chính trị làm cơ sở; là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh lòng dân, niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng; là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
(3) Bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước là lợi ích cao nhất; sức mạnh bên trong là nhân tố quyết định; kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của các cấp, các ngành, củng cố tiềm lực; chủ động phòng ngừa, sớm phát hiện và triệt tiêu những nhân tố bên trong có thể dẫn đến những đột biến bất lợi.
Trong bối cảnh cục diện chính trị thế giới đang đứng trước những thay đổi có tính thời đại; những nhân tố có thể gây đột biến, bất lợi từ bên trong gia tăng, đặt ra yêu cầu rất cao đối với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân so với những năm trước đây; các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn biến ngày càng phức tạp với biện pháp phi vũ trang là chủ yếu; sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi phương thức hoạt động, tổ chức cách thức tiến hành chiến tranh, can dự/can thiệp của các nước và nhiều khía cạnh khác của hoạt động quân sự, an ninh, tình báo... đang đặt ra những thách thức chưa từng có đối với bảo vệ an ninh quốc gia, đòi hỏi tiếp tục bám sát, quán triệt và triển khai có hiệu quả quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa” với biện pháp, cách làm cụ thể, với nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt và tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Theo bocongan.gov.vn/
- Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo (8/8/1921 - 8/8/2021) (03.08.2021)
- Mạng xã hội - nhận diện và nguy cơ (17.07.2021)
- Đổi mới phong trào thi đua nhằm phát huy ý chí tự lực, tự cường, xây dựng đất nước (11.07.2021)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (27.06.2021)
- Những quy định nổi bật của Luật thoả thuận quốc tế năm 2020 (25.06.2021)
- Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại (20.06.2021)
- Luật Cư trú 2020 “siết” chặt hơn việc khai báo tạm vắng (17.06.2021)
- Tư duy mới về An ninh quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII (16.06.2021)
- Những điểm mới của Thông tư 55 hướng dẫn Luật Cư trú (03.06.2021)