Ngày 18/7/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 93/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2013/NĐ-CP ngày 11/10/2013 của Chính phủ quy định về tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ và xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2024.
Về Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện, thời hạn, thủ tục, hình thức, thẩm quyền quyết định tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố trong vụ án hình sự thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được quy định tại Nghị định này không áp dụng đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự; thư tín chính thức của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự; tài liệu, thư tín, tài sản của viên chức ngoại giao theo quy định tại Pháp lệnh số 25-L/CTN ngày 23 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.”.
Về Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính; tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.”.
Tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố (Khoản 3 Điều 1 Nghị định)
- Tiền, tài sản thuộc sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
- Tiền, tài sản phát sinh từ tiền, tài sản thuộc sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
- Tiền, tài sản thuộc sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp, một phần hoặc toàn bộ của tổ chức, cá nhân thay mặt cho tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, tổ chức, cá nhân chịu sự chi phối, sở hữu, kiểm soát, được ủy quyền hoặc chỉ đạo của tổ chức, cá nhân thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố;
- Tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được sử dụng trái pháp luật nhằm cung cấp, hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc tiền, tài sản có được từ hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố.
Một buổi diễn tập quốc gia chống khủng bố hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk (Nguồn: cand.com.vn)
Nguyên tắc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
- Bảo đảm đúng điều kiện, thời hạn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hình thức theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm kịp thời, hiệu quả, chính xác, khách quan, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thông tin về tên của tổ chức, cá nhân và các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân bị xem xét đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được lưu giữ theo chế độ mật cho tới khi cơ quan, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bị đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an.
- Việc trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại Nghị định này được thực hiện trên nguyên tắc không chậm trễ và không thông báo trước.
- Tiêu chí, quy trình, thủ tục, biểu mẫu tiêu chuẩn được sử dụng để xác lập, đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan khủng bố, tài trợ khủng bố tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua trên cơ sở Chương VII Hiến chương của Liên hợp quốc và pháp luật về phòng, chống khủng bố của Việt Nam.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền gây ra trong quá trình thực hiện việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc xác lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố được bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tiền, tài sản, quyền, lợi ích của bên thứ ba ngay tình được tôn trọng và bảo vệ. Trình tự, thủ tục xử lý đối với tiền, tài sản của bên thứ ba ngay tình được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thông qua hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan (Điều 8 Nghị định)
1. Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, rà soát khách hàng, giao dịch của khách hàng và các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng với danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố. Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện khách hàng, các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tài trợ khủng bố thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nghi ngờ hoặc phát hiện tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan phải báo cáo ngay việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch và gửi kèm các tài liệu có liên quan cho Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an hoặc Cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh, Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; báo cáo giao dịch đáng ngờ về tài trợ khủng bố cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an hoặc Cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, làm rõ. Trường hợp xác định khách hàng, các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố thì người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và gửi quyết định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thi hành; nếu khách hàng và các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng không thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc giao dịch được yêu cầu thực hiện không liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố thì người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh có văn bản thông báo cho tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan chấm dứt ngay việc trì hoãn giao dịch.
Trường hợp khách hàng, các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng thuộc phạm vi các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an hoặc Cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng kiểm tra, xác minh, làm rõ. Trường hợp Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng xác định khách hàng, các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc giao dịch được yêu cầu thực hiện liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố thì người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng ra quyết định phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và gửi quyết định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thi hành; nếu khách hàng, các bên liên quan đến giao dịch của khách hàng không thuộc danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố hoặc giao dịch được yêu cầu thực hiện không liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố thì người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng có văn bản thông báo cho tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan chấm dứt ngay việc trì hoãn giao dịch.
2. Qua hoạt động nghiệp vụ hoặc tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác của tổ chức, cá nhân mà có căn cứ để nghi ngờ tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố lưu thông trong hoạt động tài chính hoặc hoạt động kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng, Cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan thực hiện ngay biện pháp trì hoãn giao dịch.
Trong thời hạn 72 giờ kể từ khi trì hoãn giao dịch, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng, Cơ quan phòng, chống khủng bố Công an cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, làm rõ. Trường hợp xác định tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh ra quyết định yêu cầu tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ đối với tiền, tài sản đó để xử lý theo quy định pháp luật; nếu xác định tiền, tài sản đó không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh có văn bản yêu cầu tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan chấm dứt ngay việc trì hoãn giao dịch.
3. Trong thời hạn 72 giờ kể từ khi có quyết định phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an; người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
4. Khi nhận được báo cáo của người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh, người đứng đầu Cơ quan phòng, chống khủng bố Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét, quyết định việc xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
5. Thời hạn cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố quy định tại Điều này không quá 30 ngày. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh ở nhiều nơi thì thời hạn xem xét, quyết định việc phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố không quá 60 ngày; trường hợp phải xác minh, thu thập chứng cứ ở nước ngoài thì thời hạn xem xét, quyết định việc phong tỏa tài khoản, tạm ngừng lưu thông, phong tỏa, niêm phong, tạm giữ, xử lý đối với tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố không quá 90 ngày.”.
- Sự cần thiết xây dựng, ban hành luật Phòng cháy Chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (07.06.2024)
- “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (05.06.2024)
- Tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu (04.06.2024)
- Chung tay xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (04.06.2024)
- Tiếp cận dịch vụ chăm sóc phát triển toàn diện của trẻ em (03.06.2024)
- Đức là gốc! (02.06.2024)
- Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước (01.06.2024)
- Một số điểm mới của luật Căn cước 2023 (31.05.2024)
- “Bùng nổ thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (28.05.2024)