Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định các tội phạm về đánh bạc tại Điều 248 (Tội đánh bạc) và Điều 249 (Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự áp dụng pháp luật vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, trước tình hình tội phạm đánh bạc trong thời gian qua diễn biến ngày càng phức tạp, trong khi đó quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm về đánh bạc còn có những nội dung chưa rõ ràng, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội đánh bạc chưa đủ sức răn đe cho nên hiệu quả phòng ngừa, điều tra và xử lý loại tội phạm này chưa cao. Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm về đánh bạc trong tình hình mới, BLHS năm 2015 đã quy định về tội phạm đánh bạc tại Điều 321 và Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015; về tội phạm tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tại Điều 322 và Khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015.
Qua nghiên cứu, so sánh giữa các điều luật này với Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), chúng tôi thấy một số điểm quy định mới về tội phạm đánh bạc như sau:
Thứ nhất, quy định mới về tình tiết định tội
So với Điều 248 của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì tại Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể và nâng mức khởi điểm tiền hoặc tài sản có giá trị dùng đánh bạc trái phép để truy cứu trách nhiệm hình sự của hành vi đánh bạc từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu. Việc nâng mức khởi điểm truy cứu trách nhiệm hình sự từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng chính là việc thu hẹp phạm vi xử lý đối với trường hợp đánh bạc dưới 5.000.000 đồng. Việc nâng mức tiền như trên một phần hạn chế những trường hợp oan sai hoặc xử lý quá nặng, thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
Đồng thời, tại Khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định:
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;…”
Đây là quy định rất cụ thể, rõ ràng về số lượng người đánh bạc trái phép, số lượng chiếu bạc, tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc làm cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thay vì sử dụng thuật ngữ “với quy mô lớn” tại Điều 249 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và thay vì sử dụng thuật ngữ “hoặc”, “mà” tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP1: “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng”, có thể được hiểu theo hai cách khác nhau, ảnh hưởng đến nhận thức và áp dụng pháp luật:
Cách hiểu thứ nhất: Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Cách hiểu thứ hai: Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 còn quy định đối với hành vi đánh bạc trái phép trong trường hợp tiền hoặc tài sản có giá trị dùng đánh bạc trái phép dưới 5.000.000 đồng thì cá nhân người đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”; Khoản 121 Điều 1 cũng quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép trong trường hợp “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Việc bổ sung tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” là cần thiết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật đối với những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trước đó.
Thứ hai, quy định mới về tình tiết định khung
So với Điều 248 và 249 của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì tại Khoản 120, 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” vì thực tiễn cho thấy, hành vi đánh bạc, khi được thực hiện qua mạng internet sẽ lôi kéo nhiều đối tượng tham gia hơn (lên đến hàng trăm ngàn người), gây ra hậu quả, thiệt hại lớn hơn rất nhiều (hàng ngàn tỷ đồng), dễ che giấu và tiêu hủy chứng cứ do đó gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm2.
Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, tội phạm sử dụng công nghệ cao gây thiệt hại mỗi năm khoảng 400 tỷ đô la, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được. Với mạng Internet, chưa bao giờ việc đánh bạc, cá độ bóng đá lại dễ dàng, thuận lợi như hiện nay. Mặc dù nhiều đường dây, tổ chức đánh bạc lớn đã bị triệt phá, hàng ngàn trang web, địa chỉ internet đánh bạc đã bị các lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm đánh sập nhưng các đối tượng cầm đầu, tổ chức và quản lý các trang web đánh bạc vẫn tìm mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để đối phó, tìm nhiều cách thức để con bạc có thể truy cập trở lại hệ thống bằng những đường dẫn, địa chỉ mạng mới. Các con bạc tham gia cá độ bóng đá không chỉ là các đối tượng có tiền án, tiền sự mà còn có cả học sinh, sinh viên, cán bộ công chức nhà nước phạm tội về kinh tế, lấy tiền của nhà nước để đánh bạc3.
Thứ ba, quy định mới về hình phạt
Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 quy định hình phạt đối với người phạm tội đánh bạc theo hướng nâng mức hình phạt so với Điều 248 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tại Điểm 1, vẫn giữ nguyên quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội đánh bạc là 03 tháng, tuy nhiên quy định mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (tức là tăng mức khởi điểm tiền phạt từ 5.000.000 đồng lên 20.000.000 đồng), quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (tức là tăng mức khởi điểm hình phạt tù từ 03 tháng lên 06 tháng). Còn tại Khoản 2 Điều 321, bên cạnh việc bổ sung tình tiết “sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thì điều luật còn quy định hình phạt tù đối với người phạm tội đánh bạc thuộc một trong các trường hợp có tình tiết tăng nặng là từ 03 năm đến 07 năm (Khoản 2 Điều 248 BLHS 1999 quy định từ 02 năm đến 07 năm). Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 321 còn quy định hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Điều 248 BLHS 1999 quy định từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng).
Trong khi đó, Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 quy định hình phạt đối với người phạm tội đánh bạc theo hướng cụ thể hóa và nâng mức khởi điểm phạt tiền. Tại Điểm 1 Khoản 121 quy định giữ nguyên mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nhưng mức khởi điểm tiền phạt từ 50.000.000 đồng thay cho mức 10.000.000 đồng như quy định tại Khoản 1 Điều 249 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Tại Điểm 2 Khoản 121 quy định: nâng mức phạt tù từ 03 năm lên 05 năm; bổ sung tình tiết tăng nặng “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” và cụ thể hóa, thống nhất hóa tình tiết tăng nặng “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” bằng thuật ngữ “thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên”. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 322 còn quy định hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điều 249 BLHS 1999 quy định từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng).
Việc nâng mức phạt tiền và mức khởi điểm phạt tù đối với người phạm tội đánh bạc là hết sức cần thiết, nhằm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Mặc dù BLHS năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định một số nội dung mới về tội phạm về đánh bạc như đã nêu ở trên, tuy nhiên, theo chúng tôi cần thiết phải có văn bản giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc Hội hoặc văn bản tiên lịch giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an trong việc áp dụng các quy định tại Điều 321, 322 BLHS năm 2015 và Khoản 120, 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 về tội phạm đánh bạc và tội phạm tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhằm đảm bảo thống nhất áp dụng pháp luật trong toàn bộ quá trình hoạt động tố tụng hình sự (điều tra, truy tố, xét xử), đặc biệt chú ý làm rõ: thế nào là đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc trái phép, gá bạc trái phép, tiền hoặc vật dùng để đánh bạc, tính chất chuyên nghiệp, cách thức áp dụng hình phạt tiền (chính và bổ sung)… Cụ thể:
Thứ nhất, cần quy định cụ thể về “tiền, hiện vật dùng đánh bạc” bởi trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định số tiền trong người của các đối tượng tham gia đánh bạc có phải là tiền dùng để đánh bạc hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào lời khai của chính các đối tượng này và việc làm rõ những căn cứ chứng minh số tiền này được dùng để đánh bạc là hết sức khó khăn. Hơn nữa, trong việc xác định giá trị của tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc, cơ quan chức năng còn gặp khó khăn khi các đối tượng đánh bạc dùng ngoại tệ, kim khí, đá quý hoặc các loại hiện vật được dùng để ngầm quy ước số tiền đánh bạc (phỉnh, xèng…) hoặc các loại giấy tờ có thể cầm cố (chứng nhận quyền sở hữu tài sản, chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, thẻ học viên…). Như vậy, tùy thuộc vào lời khai và sự hiểu biết của người đánh bạc mà việc áp dụng pháp luật đối với từng trường hợp đánh bạc sẽ rất khác nhau, điều này sẽ không đảm bảo tính khách quan và công bằng trong áp dụng pháp luật.
Thứ hai, cần hướng dẫn cụ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 321, BLHS năm 2015 và Đoạn c Điểm 1 Khoản 121 Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015: “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”. Bởi vì, phương tiện điện tử được hiểu là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự4. Vì vậy, có thể bao gồm các thiết bị dùng trong mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc các thiết bị khác như thiết bị y tế, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thu thanh truyền hình. Bản thân mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính được cấu thành từ nhiều thành tố trong đó có các thiết bị điện tử như máy vi tính, máy tính trung tâm, máy photocopy, điện thoại,… và đường truyền (cáp quang, dây điện thoại,…). Trong các loại thiết bị điện tử nêu trên, thường chỉ có các thiết bị dùng trong mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính được các đối tượng phạm tội sử dụng để lôi kéo nhiều người cùng tham gia đánh bạc hoặc dùng làm vật để đánh bạc, gây ra hậu quả rất lớn hoặc vô cùng lớn. Tuy nhiên, ngoài các thiết bị nêu trên còn có các thiết bị điện tử khác (thiết bị y tế, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thu thanh truyền hình) thường không được sử dụng trong việc đánh bạc hoặc được sử dụng không phải như một phương tiện để lôi kéo nhiều người cùng đánh bạc hoặc dùng làm vật để đánh bạc mà chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình tội phạm xảy ra như các loại đèn chiếu sáng, máy quay phim, chụp ảnh, máy đếm... Vì vậy, việc quy định tình tiết này trong cấu thành tăng nặng của tội phạm là hết sức cần thiết nhưng chưa thực sự rõ ràng và còn gây nhầm lẫn.
Thứ ba, cần quy định cụ thể về hành vi khách quan thế nào là “tổ chức đánh bạc”, “gá bạc” vì điều luật chưa quy định cụ thể, do đó có thể gây ra sự thiếu thống nhất khi áp dụng điều luật này để định tội danh trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự, mặc dù trong tờ trình dự thảo BLHS 2015 (lần 2) cũng đã từng đề cập đến vấn đề này5. Điển hình như hành vi của người ghi đề (đã được xác định đủ cơ sở khởi tố) phải bị xử lý về tội tổ chức đánh bạc thì hợp lý hơn xử lý về tội đánh bạc. Đây không thể xem là hình thức một người đánh bạc với nhiều người để xử về tội đánh bạc như hiện nay vẫn áp dụng. Bởi lẽ người ghi đề có sự chuẩn bị trước về giấy bút, tiền để ăn thua, công đi tìm người ăn thua với mình và việc tổ chức của họ có quy mô.
Thứ tư, cần quy định cụ thể việc truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách chính xác và thống nhất (trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự) đối với các cá nhân có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm tổ chức đánh bạc hoặc tội gá bạc trên cơ sở tương quan với trách nhiệm pháp lý mà các cá nhân, tổ chức có hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế6 phải gánh chịu nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật hình sự với pháp luật hành chính, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể vi phạm trước pháp luật.
Như vậy, qua tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật và để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về đánh bạc trong tình hình mới, Điều 321, 322 BLHS năm 2015 và Khoản 120, 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định một số điểm mới so với Điều 248 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Việc thống nhất nhận thức và vận dụng quy định này trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc trong thời gian tới là hết sức cần thiết, nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự.
Qua nghiên cứu, so sánh giữa các điều luật này với Điều 248 và Điều 249 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), chúng tôi thấy một số điểm quy định mới về tội phạm đánh bạc như sau:
Thứ nhất, quy định mới về tình tiết định tội
So với Điều 248 của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì tại Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể và nâng mức khởi điểm tiền hoặc tài sản có giá trị dùng đánh bạc trái phép để truy cứu trách nhiệm hình sự của hành vi đánh bạc từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng đối với người phạm tội lần đầu. Việc nâng mức khởi điểm truy cứu trách nhiệm hình sự từ 2.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng chính là việc thu hẹp phạm vi xử lý đối với trường hợp đánh bạc dưới 5.000.000 đồng. Việc nâng mức tiền như trên một phần hạn chế những trường hợp oan sai hoặc xử lý quá nặng, thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa của Nhà nước, đồng thời đảm bảo tính phù hợp với điều kiện phát triển về kinh tế, xã hội của nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
Đồng thời, tại Khoản 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định:
“1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;…”
Đây là quy định rất cụ thể, rõ ràng về số lượng người đánh bạc trái phép, số lượng chiếu bạc, tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc làm cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thay vì sử dụng thuật ngữ “với quy mô lớn” tại Điều 249 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và thay vì sử dụng thuật ngữ “hoặc”, “mà” tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP1: “Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng”, có thể được hiểu theo hai cách khác nhau, ảnh hưởng đến nhận thức và áp dụng pháp luật:
Cách hiểu thứ nhất: Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Cách hiểu thứ hai: Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trở lên hoặc tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 còn quy định đối với hành vi đánh bạc trái phép trong trường hợp tiền hoặc tài sản có giá trị dùng đánh bạc trái phép dưới 5.000.000 đồng thì cá nhân người đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”; Khoản 121 Điều 1 cũng quy định việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép trong trường hợp “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Việc bổ sung tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” là cần thiết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật đối với những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trước đó.
Thứ hai, quy định mới về tình tiết định khung
So với Điều 248 và 249 của BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) thì tại Khoản 120, 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định bổ sung tình tiết định khung tăng nặng “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” vì thực tiễn cho thấy, hành vi đánh bạc, khi được thực hiện qua mạng internet sẽ lôi kéo nhiều đối tượng tham gia hơn (lên đến hàng trăm ngàn người), gây ra hậu quả, thiệt hại lớn hơn rất nhiều (hàng ngàn tỷ đồng), dễ che giấu và tiêu hủy chứng cứ do đó gây khó khăn cho việc điều tra, xử lý tội phạm2.
Theo báo cáo của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol, tội phạm sử dụng công nghệ cao gây thiệt hại mỗi năm khoảng 400 tỷ đô la, cao hơn số tiền mà tội phạm buôn bán ma túy thu được. Với mạng Internet, chưa bao giờ việc đánh bạc, cá độ bóng đá lại dễ dàng, thuận lợi như hiện nay. Mặc dù nhiều đường dây, tổ chức đánh bạc lớn đã bị triệt phá, hàng ngàn trang web, địa chỉ internet đánh bạc đã bị các lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm đánh sập nhưng các đối tượng cầm đầu, tổ chức và quản lý các trang web đánh bạc vẫn tìm mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để đối phó, tìm nhiều cách thức để con bạc có thể truy cập trở lại hệ thống bằng những đường dẫn, địa chỉ mạng mới. Các con bạc tham gia cá độ bóng đá không chỉ là các đối tượng có tiền án, tiền sự mà còn có cả học sinh, sinh viên, cán bộ công chức nhà nước phạm tội về kinh tế, lấy tiền của nhà nước để đánh bạc3.
Thứ ba, quy định mới về hình phạt
Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 quy định hình phạt đối với người phạm tội đánh bạc theo hướng nâng mức hình phạt so với Điều 248 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tại Điểm 1, vẫn giữ nguyên quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội đánh bạc là 03 tháng, tuy nhiên quy định mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (tức là tăng mức khởi điểm tiền phạt từ 5.000.000 đồng lên 20.000.000 đồng), quy định hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (tức là tăng mức khởi điểm hình phạt tù từ 03 tháng lên 06 tháng). Còn tại Khoản 2 Điều 321, bên cạnh việc bổ sung tình tiết “sử dụng mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” thì điều luật còn quy định hình phạt tù đối với người phạm tội đánh bạc thuộc một trong các trường hợp có tình tiết tăng nặng là từ 03 năm đến 07 năm (Khoản 2 Điều 248 BLHS 1999 quy định từ 02 năm đến 07 năm). Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 321 còn quy định hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Điều 248 BLHS 1999 quy định từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng).
Trong khi đó, Khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 quy định hình phạt đối với người phạm tội đánh bạc theo hướng cụ thể hóa và nâng mức khởi điểm phạt tiền. Tại Điểm 1 Khoản 121 quy định giữ nguyên mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nhưng mức khởi điểm tiền phạt từ 50.000.000 đồng thay cho mức 10.000.000 đồng như quy định tại Khoản 1 Điều 249 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Tại Điểm 2 Khoản 121 quy định: nâng mức phạt tù từ 03 năm lên 05 năm; bổ sung tình tiết tăng nặng “sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội” và cụ thể hóa, thống nhất hóa tình tiết tăng nặng “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” bằng thuật ngữ “thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên”. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 322 còn quy định hình phạt bổ sung với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điều 249 BLHS 1999 quy định từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng).
Việc nâng mức phạt tiền và mức khởi điểm phạt tù đối với người phạm tội đánh bạc là hết sức cần thiết, nhằm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Mặc dù BLHS năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định một số nội dung mới về tội phạm về đánh bạc như đã nêu ở trên, tuy nhiên, theo chúng tôi cần thiết phải có văn bản giải thích pháp luật của Ủy ban thường vụ Quốc Hội hoặc văn bản tiên lịch giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an trong việc áp dụng các quy định tại Điều 321, 322 BLHS năm 2015 và Khoản 120, 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 về tội phạm đánh bạc và tội phạm tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc nhằm đảm bảo thống nhất áp dụng pháp luật trong toàn bộ quá trình hoạt động tố tụng hình sự (điều tra, truy tố, xét xử), đặc biệt chú ý làm rõ: thế nào là đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc trái phép, gá bạc trái phép, tiền hoặc vật dùng để đánh bạc, tính chất chuyên nghiệp, cách thức áp dụng hình phạt tiền (chính và bổ sung)… Cụ thể:
Thứ nhất, cần quy định cụ thể về “tiền, hiện vật dùng đánh bạc” bởi trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định số tiền trong người của các đối tượng tham gia đánh bạc có phải là tiền dùng để đánh bạc hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào lời khai của chính các đối tượng này và việc làm rõ những căn cứ chứng minh số tiền này được dùng để đánh bạc là hết sức khó khăn. Hơn nữa, trong việc xác định giá trị của tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc, cơ quan chức năng còn gặp khó khăn khi các đối tượng đánh bạc dùng ngoại tệ, kim khí, đá quý hoặc các loại hiện vật được dùng để ngầm quy ước số tiền đánh bạc (phỉnh, xèng…) hoặc các loại giấy tờ có thể cầm cố (chứng nhận quyền sở hữu tài sản, chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng minh nhân dân, thẻ học viên…). Như vậy, tùy thuộc vào lời khai và sự hiểu biết của người đánh bạc mà việc áp dụng pháp luật đối với từng trường hợp đánh bạc sẽ rất khác nhau, điều này sẽ không đảm bảo tính khách quan và công bằng trong áp dụng pháp luật.
Thứ hai, cần hướng dẫn cụ thể quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 321, BLHS năm 2015 và Đoạn c Điểm 1 Khoản 121 Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015: “Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội”. Bởi vì, phương tiện điện tử được hiểu là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự4. Vì vậy, có thể bao gồm các thiết bị dùng trong mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính hoặc các thiết bị khác như thiết bị y tế, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thu thanh truyền hình. Bản thân mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính được cấu thành từ nhiều thành tố trong đó có các thiết bị điện tử như máy vi tính, máy tính trung tâm, máy photocopy, điện thoại,… và đường truyền (cáp quang, dây điện thoại,…). Trong các loại thiết bị điện tử nêu trên, thường chỉ có các thiết bị dùng trong mạng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính được các đối tượng phạm tội sử dụng để lôi kéo nhiều người cùng tham gia đánh bạc hoặc dùng làm vật để đánh bạc, gây ra hậu quả rất lớn hoặc vô cùng lớn. Tuy nhiên, ngoài các thiết bị nêu trên còn có các thiết bị điện tử khác (thiết bị y tế, thiết bị chiếu sáng, thiết bị thu thanh truyền hình) thường không được sử dụng trong việc đánh bạc hoặc được sử dụng không phải như một phương tiện để lôi kéo nhiều người cùng đánh bạc hoặc dùng làm vật để đánh bạc mà chỉ đóng vai trò thứ yếu trong quá trình tội phạm xảy ra như các loại đèn chiếu sáng, máy quay phim, chụp ảnh, máy đếm... Vì vậy, việc quy định tình tiết này trong cấu thành tăng nặng của tội phạm là hết sức cần thiết nhưng chưa thực sự rõ ràng và còn gây nhầm lẫn.
Thứ ba, cần quy định cụ thể về hành vi khách quan thế nào là “tổ chức đánh bạc”, “gá bạc” vì điều luật chưa quy định cụ thể, do đó có thể gây ra sự thiếu thống nhất khi áp dụng điều luật này để định tội danh trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự, mặc dù trong tờ trình dự thảo BLHS 2015 (lần 2) cũng đã từng đề cập đến vấn đề này5. Điển hình như hành vi của người ghi đề (đã được xác định đủ cơ sở khởi tố) phải bị xử lý về tội tổ chức đánh bạc thì hợp lý hơn xử lý về tội đánh bạc. Đây không thể xem là hình thức một người đánh bạc với nhiều người để xử về tội đánh bạc như hiện nay vẫn áp dụng. Bởi lẽ người ghi đề có sự chuẩn bị trước về giấy bút, tiền để ăn thua, công đi tìm người ăn thua với mình và việc tổ chức của họ có quy mô.
Thứ tư, cần quy định cụ thể việc truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách chính xác và thống nhất (trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự) đối với các cá nhân có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép khi chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm tổ chức đánh bạc hoặc tội gá bạc trên cơ sở tương quan với trách nhiệm pháp lý mà các cá nhân, tổ chức có hành vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế6 phải gánh chịu nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật hình sự với pháp luật hành chính, vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể vi phạm trước pháp luật.
Như vậy, qua tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật và để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về đánh bạc trong tình hình mới, Điều 321, 322 BLHS năm 2015 và Khoản 120, 121 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015 đã quy định một số điểm mới so với Điều 248 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Việc thống nhất nhận thức và vận dụng quy định này trong thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc trong thời gian tới là hết sức cần thiết, nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự.
Tin liên quan
- Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đảng (21.03.2018)
- Kỷ niệm 88 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/ (17.03.2018)
- “Tiếng hát những Bông hồng xanh” (16.03.2018)
- Tưng bừng Hội chợ xuân sinh viên (10.03.2018)
- Ngăn chặn thông tin xấu, độc trên mạng xã hội (10.03.2018)
- Hộp mứt yêu thương (20.02.2018)
- Đề xuất phương án đổi mới tuyển sinh vào các trường CAND năm 2018 (26.01.2018)
- Sinh viên chuyên ngành cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy kiến tập tại công an tỉnh Tây Ninh (13.04.2017)
- Mấy ý kiến góp phần nâng cao chất lượng bài dạy giỏi các môn nghiệp vụ chuyên ngành tại trường Đại h (29.03.2017)