Từ lâu, võ thuật là môn học gần như được đặc cách cho phái mạnh. Nhưng ngày nay, dạo một vòng trên các sân tập chúng ta bắt gặp khá nhiều những em gái, những “bóng hồng” luyện tập các môn võ. Rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là các bạn nữ trẻ tuổi tìm đến võ thuật như niềm đam mê giúp mình vừa rèn luyện sức khỏe, tự vệ mà vẫn không mất đi phần nữ tính, duyên dáng của “phái đẹp”.
Võ thuật là môn thể thao mạnh mẽ và cũng rất khó khăn khi học vì yêu cầu của người học võ là phải có sức chịu đau cao... Học võ đối với nam đã là khó thì với nữ để theo đuổi và học được một môn võ nào đó còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Con gái thường được coi là chân yếu tay mềm, cần được bảo vệ, che chở. Tuy nhiên, ngày nay, rất nhiều cô gái đã chọn cho mình võ thuật để rèn luyện sức khỏe và cũng không kém phần mạnh mẽ như con trai. Họ cũng mặc đồng phục, buộc tóc cao, xuống tấn, đi quyền, tung “chưởng” mạnh mẽ như các chàng trai, cũng dùng đôi tay nhỏ nhắn của mình để đập gạch trước sự chứng kiến và ánh mắt thán phục của các chàng trai.
Có người cho rằng “Con gái không nên học võ, người sẽ thô lắm, cơ bắp lắm, học võ đau lắm, con gái không chịu được đau...”. Rất nhiều câu dọa dẫm với con gái về học võ nhưng tại sao họ vẫn quan tâm theo học và say mê?
Vậy chúng ta hãy nhìn nhận võ thuật theo cách bình đẳng nam nữ thì võ thuật sẽ có lợi cho phái nữ rất nhiều, đó là khi cơ thể phụ nữ được vận động thường xuyên không chỉ làm giảm tích tụ mỡ gây béo phì mà còn giúp chúng ta trẻ hóa hơn. Vận động giúp tuần hoàn máu đưa dưỡng chất đi khắp nơi, đồng thời nội tiết tố sản sinh ra những hormone đặc biệt giúp tinh thần sảng khoái và sản sinh collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Khi chúng ta càng tập càng khỏe, cảm thấy cơ thể nhanh nhẹn và trẻ trung hơn.
Một lợi ích dễ nhận thấy nhất đó là khi học võ phụ nữ sẽ có được vóc dáng cân đối, săn chắc, sự nhanh nhẹn để làm chủ cuộc sống. Tinh thần thép trong võ thuật giúp phụ nữ mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và để tự bảo vệ bản thân mình trong những tình huống nguy hiểm.
Dưới góc độ tinh thần thì tập luyện võ thuật giúp phụ nữ xua tan những lo lắng, buồn phiền của phái đẹp. Khi học võ bạn sẽ được tham gia vào một câu lạc bộ, nơi những người lạ sẽ trở thành đồng đội của bạn. Bạn sẽ xây dựng được các mối quan hệ bởi vì bạn sẽ thấy những người này gần như hàng ngày. Bạn sẽ có một cuộc hành trình với nhau và bạn sẽ học cách hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau. Việc thực hành với cả nam và nữ, những người sẽ thúc đẩy bạn vượt qua những giới hạn của bản thân.
Và điều đặc biệt là trong khi tập võ, vẻ đẹp của phụ nữ không chỉ toát ra từ vẻ chỉn chu bên ngoài mà vẻ đẹp còn nằm ở thần thái bên trong con người bạn. Một ánh mắt kiên định cùng những động tác mạnh mẽ, dứt khoát khi ra đòn, sự thông minh và nhanh nhạy để đối phó với những tình huống bất ngờ trong chiến đấu là vẻ đẹp ngời sáng nhất giúp phụ nữ tự tin và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
Phụ nữ công an nói chung và nữ học viên các Trường công an nói riêng, học võ thuật là một môn học bắt buộc. Ngoài ra, sinh viên còn phải tham gia học võ thuật chính khóa ngoài giờ, trong đó nữ giới cũng không phải ngoại lệ, bởi học võ không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn phục vụ cho công tác, chiến đấu của nữ sinh viên sau khi ra trường. Và đây là khoảng thời gian cho ta nhiều kỉ niệm nhất trong quãng đời sinh viên, và cũng là thời gian được xem là thư giãn nhất. Còn nhớ những ngày đầu mới tập võ, qua những bài khởi động lũ con gái đã không lê nổi bước chân. Võ thuật cũng làm chúng ta xích gần nhau hơn. Ngày thường, sinh viên nam, nữ phải “ngồi cách xa nhau 1m”, thì trong võ thuật không còn khoảng cách này. Thường là bạn nam sẽ là người dẫn tập cho bạn nữ, hỗ trợ trong các thế ngã, nhào lộn, rồi có cười, có khóc, có mồ hôi và cả máu đổ trên sân tập…
Ngày xưa, chúng tôi đơn giản, không có nệm tập, không chú ý đến bảo vệ làn da, không nghĩ mình phải đẹp trong tập võ. Ngày nay, điều kiện hơn hẳn, các em được tập trên nệm chuyên dụng, các em biết sử dụng kem chống nắng và có cả áo mũ bảo vệ làn da của mình.
Hãy đến với võ thuật, vì võ thuật là môi trường thể thao chân chính đem đến niềm vui. Học võ không chỉ giúp phụ nữ rèn luyện thân thể, trang bị các kỹ năng tự vệ mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn, làm tính tình người học trở nên đằm thắm, ôn hòa hơn. Họ biết kiềm chế cảm xúc khi nóng giận. Học võ giúp phụ nữ tự tin hơn và nâng cao sức khỏe. Họ nhận thức và cảm nhận tốt hơn về bối cảnh, về các mối nguy hiểm và linh hoạt hơn khi ứng phó trong cá tình huống xấu.
Phụ nữ đến với võ thuật như một cách để yêu thương và làm đẹp cho bản thân mình. Võ thuật không làm mất đi vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng vốn có của phụ nữ mà còn làm tôn thêm nét đẹp của tự tin, mạnh mẽ và cá tính của một người phụ nữ hiện đại.
Hãy đến với võ thuật, người học có sẽ bộ óc thông minh, nhanh nhẹn trong thân thể mạnh khỏe.
Thế nên, là phụ nữ hiện đại, hãy chọn cho mình một môn võ thuật để tự vệ và để làm đẹp từ nội tâm đến hình thức./.
Võ thuật là môn thể thao mạnh mẽ và cũng rất khó khăn khi học vì yêu cầu của người học võ là phải có sức chịu đau cao... Học võ đối với nam đã là khó thì với nữ để theo đuổi và học được một môn võ nào đó còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Con gái thường được coi là chân yếu tay mềm, cần được bảo vệ, che chở. Tuy nhiên, ngày nay, rất nhiều cô gái đã chọn cho mình võ thuật để rèn luyện sức khỏe và cũng không kém phần mạnh mẽ như con trai. Họ cũng mặc đồng phục, buộc tóc cao, xuống tấn, đi quyền, tung “chưởng” mạnh mẽ như các chàng trai, cũng dùng đôi tay nhỏ nhắn của mình để đập gạch trước sự chứng kiến và ánh mắt thán phục của các chàng trai.
Có người cho rằng “Con gái không nên học võ, người sẽ thô lắm, cơ bắp lắm, học võ đau lắm, con gái không chịu được đau...”. Rất nhiều câu dọa dẫm với con gái về học võ nhưng tại sao họ vẫn quan tâm theo học và say mê?
Vậy chúng ta hãy nhìn nhận võ thuật theo cách bình đẳng nam nữ thì võ thuật sẽ có lợi cho phái nữ rất nhiều, đó là khi cơ thể phụ nữ được vận động thường xuyên không chỉ làm giảm tích tụ mỡ gây béo phì mà còn giúp chúng ta trẻ hóa hơn. Vận động giúp tuần hoàn máu đưa dưỡng chất đi khắp nơi, đồng thời nội tiết tố sản sinh ra những hormone đặc biệt giúp tinh thần sảng khoái và sản sinh collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Khi chúng ta càng tập càng khỏe, cảm thấy cơ thể nhanh nhẹn và trẻ trung hơn.
Một lợi ích dễ nhận thấy nhất đó là khi học võ phụ nữ sẽ có được vóc dáng cân đối, săn chắc, sự nhanh nhẹn để làm chủ cuộc sống. Tinh thần thép trong võ thuật giúp phụ nữ mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống và để tự bảo vệ bản thân mình trong những tình huống nguy hiểm.
Dưới góc độ tinh thần thì tập luyện võ thuật giúp phụ nữ xua tan những lo lắng, buồn phiền của phái đẹp. Khi học võ bạn sẽ được tham gia vào một câu lạc bộ, nơi những người lạ sẽ trở thành đồng đội của bạn. Bạn sẽ xây dựng được các mối quan hệ bởi vì bạn sẽ thấy những người này gần như hàng ngày. Bạn sẽ có một cuộc hành trình với nhau và bạn sẽ học cách hỗ trợ và khuyến khích lẫn nhau. Việc thực hành với cả nam và nữ, những người sẽ thúc đẩy bạn vượt qua những giới hạn của bản thân.
Và điều đặc biệt là trong khi tập võ, vẻ đẹp của phụ nữ không chỉ toát ra từ vẻ chỉn chu bên ngoài mà vẻ đẹp còn nằm ở thần thái bên trong con người bạn. Một ánh mắt kiên định cùng những động tác mạnh mẽ, dứt khoát khi ra đòn, sự thông minh và nhanh nhạy để đối phó với những tình huống bất ngờ trong chiến đấu là vẻ đẹp ngời sáng nhất giúp phụ nữ tự tin và thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
Phụ nữ công an nói chung và nữ học viên các Trường công an nói riêng, học võ thuật là một môn học bắt buộc. Ngoài ra, sinh viên còn phải tham gia học võ thuật chính khóa ngoài giờ, trong đó nữ giới cũng không phải ngoại lệ, bởi học võ không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn phục vụ cho công tác, chiến đấu của nữ sinh viên sau khi ra trường. Và đây là khoảng thời gian cho ta nhiều kỉ niệm nhất trong quãng đời sinh viên, và cũng là thời gian được xem là thư giãn nhất. Còn nhớ những ngày đầu mới tập võ, qua những bài khởi động lũ con gái đã không lê nổi bước chân. Võ thuật cũng làm chúng ta xích gần nhau hơn. Ngày thường, sinh viên nam, nữ phải “ngồi cách xa nhau 1m”, thì trong võ thuật không còn khoảng cách này. Thường là bạn nam sẽ là người dẫn tập cho bạn nữ, hỗ trợ trong các thế ngã, nhào lộn, rồi có cười, có khóc, có mồ hôi và cả máu đổ trên sân tập…
Ngày xưa, chúng tôi đơn giản, không có nệm tập, không chú ý đến bảo vệ làn da, không nghĩ mình phải đẹp trong tập võ. Ngày nay, điều kiện hơn hẳn, các em được tập trên nệm chuyên dụng, các em biết sử dụng kem chống nắng và có cả áo mũ bảo vệ làn da của mình.
Hãy đến với võ thuật, vì võ thuật là môi trường thể thao chân chính đem đến niềm vui. Học võ không chỉ giúp phụ nữ rèn luyện thân thể, trang bị các kỹ năng tự vệ mà còn đòi hỏi sự kiên nhẫn, làm tính tình người học trở nên đằm thắm, ôn hòa hơn. Họ biết kiềm chế cảm xúc khi nóng giận. Học võ giúp phụ nữ tự tin hơn và nâng cao sức khỏe. Họ nhận thức và cảm nhận tốt hơn về bối cảnh, về các mối nguy hiểm và linh hoạt hơn khi ứng phó trong cá tình huống xấu.
Phụ nữ đến với võ thuật như một cách để yêu thương và làm đẹp cho bản thân mình. Võ thuật không làm mất đi vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng vốn có của phụ nữ mà còn làm tôn thêm nét đẹp của tự tin, mạnh mẽ và cá tính của một người phụ nữ hiện đại.
Hãy đến với võ thuật, người học có sẽ bộ óc thông minh, nhanh nhẹn trong thân thể mạnh khỏe.
Thế nên, là phụ nữ hiện đại, hãy chọn cho mình một môn võ thuật để tự vệ và để làm đẹp từ nội tâm đến hình thức./.
Tin liên quan
- Trang thông tin về những đóng góp mới của luận án NCS Nguyễn Thanh Trường (15.09.2023)
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân (10.09.2023)
- Trang thông tin về những đóng góp mới của Luận án NCS Nguyễn Tấn Luật (16.06.2023)
- Công bố dạng thức, đề tham khảo bài thi đánh giá của Bộ Công an năm 2023 (21.04.2023)
- Bỏ 2 mã bài thi trong kỳ thi đánh giá tuyển sinh CAND 2023 (16.03.2023)
- Bế giảng Khóa D3T – Khánh Hòa (21.12.2022)
- Bế giảng hai Khóa đào tạo Đại học CSND hình thức VLVH mở tại địa phương (11.11.2022)
- Bế giảng khóa D1T – Gia Lai (28.10.2022)
- Tập huấn về công tác đảm bảo, cải tiến chất lượng đào tạo sau đánh giá ngoài (14.10.2022)