Ảnh minh họa
Thời điểm hiện nay, toàn Đảng đang triển khai những nhiệm vụ trọng đại chuẩn bị cho Đại hội XIII và đó cũng là dịp các thế lực thù địch đẩy mạnh những hoạt động chống phá cách mạng nước ta mà một trong những trọng điểm của chúng là chống phá về tư tưởng. Tình hình đó đặt ra những trách nhiệm nặng nề đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, trong đó đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch càng trở thành một trong những nhiệm vụ bức thiết. Để thực hiện tốt trọng trách này, vấn đề nhận diện các loại luận điểm sai trái, thù địch là hết sức cần thiết. Sau đây, xin nêu những dạng luận điệu sai trái, thù địch để có những giải pháp xử lý cụ thể và thích hợp.
1 - NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI DO CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TÁC ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, "phi chính trị hóa", vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ nhà nước XHCN ở Việt Nam.
Khi Mỹ tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố "Mỹ quan hệ với Việt Nam là vì quyền lợi của Mỹ và để chuyển hóa chế độ chính sách ở Việt Nam theo kiểu Đông Âu và Liên Xô cũ". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger cho rằng "Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hòa bình, trước đây cộng sản dùng súng để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, ngày nay người Mỹ sẽ dùng dollar để đuổi cộng sản ra khỏi Sài Gòn. Chính phủ Hoa Kỳ đã chi mất 1.000 tỷ USD trong chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ cũng không thể để cộng sản yên vị trên đất nước Việt Nam được". Âm mưu của Mỹ là sử dụng con đường ngắn nhất lôi kéo Việt Nam theo Mỹ, dùng chính trị để phát triển ảnh hưởng kinh tế, dùng kinh tế để chi phối sự lãnh đạo của Đảng CSVN, dùng quần chúng để làm tăng thêm sự đối lập của quần chúng với chính quyền và với Đảng.
Với ý đồ đó, Mỹ và các thế lực thù địch đã thực hiện một loạt bước như ngoại giao thân thiện, chi phối đầu tư, khoét sâu nội bộ, viện trợ kinh tế, cấp học bổng cho học sinh, nghiên cứu sinh và nhận học sinh, nghiên cứu sinh sang Mỹ và các nước tư bản khác để tiếp cận, từng bước thực hiện âm mưu lũng đoạn nội bộ ta. Chúng ráo riết chống phá bằng mọi thủ đoạn vừa công khai, vừa bí mật, kết hợp bên trong và bên ngoài hòng làm thay đổi quan điểm, lập trường chính trị trong nội dung các văn kiện Đại hội Đảng, hòng làm cho Đảng ta suy yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo nên và thúc đẩy nhanh quá trình tự diễn biến, làm xói mòn và mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy yếu hệ thống lãnh đạo bằng cách loan tin bịa đặt có mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cấp cao... Nhiều nội dung của tư tưởng đa nguyên, xóa bỏ độc quyền lãnh đạo đã được ráo riết tuyên truyền dưới nhiều hình thức để xâm nhập vào xã hội và nội bộ Đảng ta trong thời gian qua. Các đối tượng thù địch nước ngoài tiếp tục gia tăng chống phá, xuyên tạc nội dung nghị quyết, phá hoại quá trình thực hiện nghị quyết. Một số xu hướng mà các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện truyền bá những luận điệu sai trái:
- Tấn công vào nền tảng tư tưởng của chúng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhà tư tưởng chống cộng, chống CNXH phê phán, đả kích tới tấp vào CN Mác-Lênin hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của chúng ta và đẩy chúng ta đi chệch quỹ đạo của CNXH. Các thế lực thù địch tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản như: du nhập CN Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì CN Mác-Lênin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng lý luận Mác-Lênin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đấu tranh dân tộc thuần túy, không thể áp đặt mẫu học thuyết Mác-Lênin vào Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường; vì thế các đảng cánh tả và nhiều đảng cộng sản trên thế giới không coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng. Và họ đưa ra luận điệu rằng tại sao các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin chưa thể là nước phát triển, còn tất cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay đều không tuân theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phủ định nền tảng tư tưởng: phủ định học thuyết Mác-Lênin, cho là học thuyết Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, chỉ phù hợp với một chừng mực nào đó với trình độ, lực lượng sản xuất và văn hóa Nga, không phù hợp với thế kỷ này, với nước ta, từ đó cho rằng CN Mác-Lênin lỗi thời ở Việt Nam.
Gần đây chúng chuyển sang luận điệu "Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa, ngay cả các cán bộ cấp cao". Đồng thời chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa ra các luận điệu "đấu tranh giai cấp", "tập trung dân chủ" là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến tranh, cho độc quyền, độc đoán, thủ tiêu dân chủ, không phù hợp với xu thế thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển.
- Phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm. Cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương tiện; đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử...
- Phủ định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng hình thái kinh tế xã hội chỉ là một lý thuyết về CNXH không tưởng, không bao giờ thực hiện được, sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là một tất yếu, dự báo trước. Cho rằng, nhà tư bản bóc lột công nhân nào khi hiện nay các nhà máy, công xưởng toàn các rô bốt làm việc. Cho rằng CNXH đặt xã hội lên trên cá nhân chỉ là đề cao một số người đang nắm quyền trong xã hội đó.
- Tấn công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái qui luật bỏ qua chế độ tư bản vì hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển CNTB dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy nên, cần giải quyết các vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó, theo chủ nghĩa xã hội dân chủ là tốt nhất. Chúng cho rằng, kinh tế thị trường lại định hướng XHCN sẽ không thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, sẽ bị cô lập trên trường quốc tế. Chúng rêu rao: Đảng CSVN đã chọn con đường sai, không thể có CNXH. Không ít kẻ đã lớn tiếng rằng "CNXH chính là bước quá độ từ CNXH nghèo đói tiến tới CNTB, những ước mơ của CNXH thì chính CNTB đã thực hiện rồi, rằng người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở CNTB những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra trong đời sống loài người. Tóm lại, người ta muốn nói những người Mác xít bàn về CNXH chẳng khác nào bàn về hư vô".
- Tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, các thế lực thù địch đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa đảng. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Bằng việc vu cáo Đảng CS chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc đoán, đảng trị", thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân. Gần đây chúng đưa ra luận điệu mới rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều kiện hiện nay không còn phù hợp nữa để lực lượng khác mới đưa đất nước tiến lên.
Một số người không phủ nhận hoàn toàn tính chất ưu việt của CNXH nhưng lại phê phán Mác về luận điểm đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, cho rằng những luận điểm này làm nghèo đi những hình thức tiến hóa của xã hội, khuyến khích thù hận, mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp liên miên. Dựa vào một số "cải cách" ở các nước tư bản và nhất là dựa vào các mô hình xã hội - dân chủ Thụy Điển, Phần Lan, họ cho rằng từ CNTB tiến sang CNXH không nhất thiết phải thông qua cách mạng xã hội mà cứ để cho nó phát triển tự nhiên, thông qua việc mở rộng dân chủ, đấu tranh nghị trường để nhân dân tự lựa chọn chế độ chính trị mới.
- Về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân: chúng cho rằng, giai cấp công nhân chỉ là những người có học vấn thấp, những lãnh tụ của giai cấp công nhân cũng thường có trình độ văn hóa không cao, "lại được đào luyện trong một lôgíc chuyên chế bạo ngược", cho nên giỏi lắm cũng chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, nhất là trong thời đại khoa học phát triển. Họ lập luận: "... nếu như giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là "Người đào huyệt chôn CNTB" xây dựng một xã hội mới thì tại sao ở những nước tư bản phát triển có lực lượng công nhân rất đông, chất lượng cao lại không thực hiện vai trò lịch sử của mình? Đảng CSVN không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, vì nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa phong kiến. Vì thế nhiều cán bộ cao cấp của Đảng chỉ phấn đấu leo cao để tham nhũng, “lợi ích nhóm”. Với những điều kiện như trên, giai cấp công nhân và Đảng CSVN không thể lãnh đạo, xây dựng được CNXH đích thực ở Việt Nam..." v.v... và v.v...
- Phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH, phê phán triệt để, bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường XHCN, công khai ca ngợi con đường TBCN. Cho rằng "đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là chắp vá, không tưởng. Việt Nam hiện nay đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Nếu không hòa nhập vào thời đại, đi theo con đường TBCN thì sẽ bị trả giá, tự giác thì đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó, nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn". Gần đây có luận điệu xảo quyệt, thâm độc hơn như "con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ TBCN theo định hướng XHCN, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập với nhau".
- Phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN và bôi nhọ lãnh đạo. Chúng lập luận, cho dù trong quá khứ có làm nhiều thành tích thì đến thời đại mới đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước. Phản bác quan điểm, cương lĩnh của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch đòi "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ".
- Chống phá nước ta về vấn đề nhân quyền. Một số nước Phương Tây đưa ra những chiêu bài "nhân quyền cao hơn chủ quyền, nhân quyền không biên giới, vấn đề nhân quyền về bản chất không còn được coi là công việc thuộc nội bộ của một quốc gia". Hơn nữa, họ còn nêu ra rằng cộng đồng quốc tế có quyền tiến công vào bên trong lãnh thổ của một quốc gia để bảo vệ nhân quyền và giải tỏa tai họa để can thiệp "nhân đạo". Ngay cả khi quan hệ Việt – Mỹ đã được nâng cấp thành quan hệ đối tác toàn diện, một số đối tượng trong chính quyền Mỹ vẫn công khai tuyên bố: "Vấn đề nhân quyền vẫn sẽ là trọng tâm của sự bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự khác biệt về nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã cản trở mối giao hảo giữa hai nước và sự tiến bộ chậm chạp về nhân quyền đã làm tắc nghẽn sự phát triển của Việt Nam".
Mục tiêu của các thế lực thù địch là tập trung hướng vào nội bộ ta, tìm mọi hình thức, tinh vi hoặc trắng trợn, công khai hoặc bí mật, ráo riết làm cho nội bộ không ổn định, luôn luôn gieo rắc ngờ vực, nghi kỵ, giảm sút lòng tin hòng gây chia rẽ, lục đục nội bộ. Ví dụ các chiến dịch tung tin thường tập trung vào các kỳ đại hội, kỳ bầu cử Quốc hội nhằm mục đích kích động, chia rẽ nội bộ. Xuất hiện nhiều luận điệu hết sức thâm độc, nguy hiểm như "Phe thân Mỹ sẽ thắng và phe thân Trung Quốc sẽ thua”. Theo số liệu thống kê hiện nay ở bên ngoài có 52 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, mạng internet, 429 tờ báo, tạp chí, trên 40 nhà xuất bản tập trung tuyên truyền chống phá ta. Hàng năm có hơn 3 nghìn tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, 28 nghìn thư ân xá quốc tế xâm nhập, tán phát qua con đường bưu điện quốc tế dưới dạng quà cáp, và gần 11 nghìn ấn phẩm được đưa vào bằng nhiều con đường khác. Các đài phát thanh RFI, VOA, BBC liên tục phát những tài liệu, các cuộc phỏng vấn những phần tử người Việt lưu vong ở nước ngoài để cắt xén, thổi phồng, xuyên tạc một số sự kiện ở trong nước đưa lên mạng đang phát tán rộng rãi trong xã hội nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội trước thời điểm Đại hội Đảng.
2 - NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI DO CÁC PHẦN TỬ PHẢN ĐỘNG, THOÁI HÓA,, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ, BẤT MÃN GÂY RA
Một số đối tượng lá mặt, lá trái, cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn, cực đoan quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng những thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại bí mật cộng tác với những phần tử bất mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Số đối tượng này tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài nói xấu chế độ, chống phá Nhà nước Việt Nam. Những bài viết được tung lên Internet có nội dung tuyên truyền những quan điểm phản động, cực đoan. Chính số đối tượng ở trong nước, những phần tử bất hảo nói trên đã tham gia cộng tác viết bài, cung cấp thông tin, gửi thư kiến nghị đưa lên mạng gây ảnh hưởng xấu xung quanh việc ta bắt giữ các đối tượng có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Ngoài ra, phải kể đến một số văn nghệ sĩ, nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, xã hội người ngoại quốc, ở nước ngoài đã đến Việt Nam do không có những thông tin chính xác, đầy đủ, bị người Việt phản động lưu vong tuyên truyền, lôi kéo cung cấp thông tin bịa đặt chống phá Việt Nam. Trong khi đó, các nguồn sách báo, phim ảnh có nội dung đồi trụy, ca ngợi một chiều, phiến diện về cuộc sống của những nước phát triển TBCN không quản lý được, tác động vào tư tưởng, tâm lý của nhân dân.
Những biểu hiện cơ hội hữu khuynh ở nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện trong bối cảnh đất nước vừa có thời cơ, vận hội lớn, vừa đứng trước nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Tư tưởng cơ hội hữu khuynh đó không chỉ được xây dựng trên một cơ sở lý luận xét lại nào đó, mà chỉ là sự cóp nhặt hỗn tạp giữa trào lưu triết học, xã hội học tư sản hiện đại, song lại chưa thoát được căn bệnh giáo điều đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và mắc bệnh thực dụng. Điều này thể hiện thái độ và lối sống cơ hội nhằm trục lợi cả chính trị và vật chất. Cố tình nhắm mắt trước lịch sử của dân tộc về quá trình phát triển đi lên CNXH là tất yếu, lợi dụng sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô để phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân các nước đó lựa chọn, và từ đó lên lớp dạy cho nhân dân ta. Họ cho rằng bi kịch Xô viết như lời cáo chung cho Chủ nghĩa Cộng sản, là hệ quả tất yếu cho các nước XHCN còn lại. Một số đối tượng còn kích động nhân dân để gây rối như các vụ bạo loạn ở một vài nơi trong nước. Đồng thời, những đối tượng này còn cho rằng CNXH không có cơ sở kinh tế vì chế độ XHCN ở nước ta đã chấp nhận nền kinh tế thị trường.
Một số quan điểm khác phủ nhận con đường phát triển đất nước theo hướng XHCN lại viện dẫn cơ sở lý luận, phương pháp luận Mác xít về quá trình vận động của lịch sử như một dòng chảy lịch sử tự nhiên. Những người cơ hội trước kia đã từng giáo điều trong việc nhận thức về sự thối nát, giãy chết của CNTB, thì bây giờ họ lại ấu trĩ cho rằng thế giới TBCN ngày nay toàn những nước tư bản có nền công nghệ phát triển cao, toàn những con rồng, con hổ; rằng con đường tư bản đưa dân tộc đến tương lai tươi sáng. Họ ngụy biện rằng không nhất thiết phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng CNXH, không nhất thiết phải chịu sự lãnh đạo của Đảng CS thì đất nước mới phát triển. Từ đó vội vàng đi đến kết luận rằng CNXH chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực, nếu có thì chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và đổ vỡ.
Chúng xuyên tạc, trong nội bộ Đảng vẫn duy trì cái gọi là chế độ tập trung dân chủ, mà hầu hết các Đảng CS trên thế giới đã từ bỏ, vì thế thực chất, sự tập trung quyền lực bao giờ cũng đưa tới chỗ triệt tiêu dân chủ. Nhiều lắm dân chủ chỉ trở thành đồ rởm, chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực. "Đảng là cản trở của nền dân chủ" nên kiến nghị đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng "Đảng chỉ nên lãnh đạo tư tưởng, đạo đức, lối sống và định hướng chung chung", "không lãnh đạo kinh tế, văn hóa, không lãnh đạo lực lượng vũ trang"... đó là công việc của nhà nước. Đây là thủ đoạn dọn đường cho sự hình thành tư tưởng đa nguyên chính trị, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang để vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chúng tung ra luận điệu trong Đảng có phe cải cách và phe bảo thủ, có “nhóm lợi ích” từ lãnh đạo cấp cao và nhóm này chi phối toàn bộ các nhóm lợi ích ở cấp dưới. Chúng cũng bịa đặt rằng "điều này cho thấy phe bảo thủ đã thành công trong việc đặt nặng sự ổn định chính trị trong nước trước cải cách. Thành phần thủ cựu trong Đảng cộng sản lo ngại Nhà nước sẽ mất đặc quyền đặc lợi". Chúng tìm mọi cách bịa đặt, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà nước, xuất hiện nhiều cuốn nhật ký, hồi ký tài liệu tung ra những chuyện giật gân trong sinh hoạt của các nhà lãnh đạo, đề cao người này, hạ thấp người kia, kích động, chia rẽ lãnh đạo cao cấp của Đảng, gây nghi ngờ hòng mong chia rẽ nhân dân với Đảng.
Các đối tượng phủ định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công kích đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là định hướng XHCN, như "kinh tế thị trường và CNXH như nước với lửa không thể hòa nhập được". "Kinh tế thị trường là kinh tế TBCN, do thời cuộc và do cuộc sống bắt buộc, chính quyền Việt Nam phải chọn sống chung với con hổ yêu tinh hiện đại này, thể nào sớm hay muộn cũng bị nó ăn thịt"; thực hiện đường lối mở cửa, phát triển kinh tế thị trường là chế độ Cộng sản Việt Nam đã uống liều thuốc đắng, kinh tế nhà nước là ung nhọt, là sân sau của những “nhóm lợi ích” cấp cao, là những tổ mối đục khoét của cải đất nước.
Xuyên tạc lịch sử, đòi lật án, chúng xuyên tạc "Thành quả cách mạng Tháng Tám là thành quả cay đắng. Chính quyền về tay nhân dân nhanh chóng rơi vào tay Đảng cộng sản", rằng "dù không có Đảng Cộng sản, nhiều thuộc địa đã giành được độc lập mà ít tốn xương máu. Sự hao tổn xương máu của dân tộc là do Đảng cộng sản gây ra". Chúng vu cáo "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc nội chiến, quân đội ta là những người lính đánh thuê của các thế lực hiếu chiến". Bôi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, làm mất lòng tin.Tất cả các mũi tấn công trên đều nhằm vào phát triển mầm mống các nhân tố chống CNXH, thúc đẩy sự hình thành xã hội dưới tác động của hàng hóa, nguồn vốn phương Tây, hình thành tâm lý sùng bái đồng dollar, lôi kéo thêm lực lượng cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân để lấn át kinh tế nhà nước.
Tiếp tục phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh khi chúng cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu. Du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm là một sai lầm mà lịch sử không bao giờ tha thứ. Từ đó họ phát động chiến dịch bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bôi nhọ danh nhân mà họ gọi là chiến dịch "hạ bệ thần tượng". Gần đây chúng tung lên luận điệu "No Ho" phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc công lao, sự nghiệp vĩ đại của Bác. Thâm độc hơn, chúng tung ra luận điệu tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với học thuyết Mác-Lênin. Chúng ngụy biện rằng, bây giờ học thuyết Mác-Lênin đã lỗi thời, nên chỉ dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh mà thôi, vì "Chủ nghĩa Hồ Chí Minh" là chủ nghĩa dân tộc, vì dân tộc”. Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm, là thủ đoạn thâm độc làm suy yếu tư tưởng Hồ Chí Minh và thực chất là để phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tiến tới phủ định chính ngay tư tưởng Hồ Chí Minh. Trắng trợn hơn, chúng rêu rao tư tưởng Hồ Chí Minh là “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bây giờ có độc lập tự do rồi thì cần gì tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Hoặc cứ coi Hồ Chí Minh là một vị thánh của dân tộc để thờ, còn tư tưởng của Người thì không cần cho đất nước trong thời cuộc hiện nay.
Họ còn nói chế độ một Đảng là không dân chủ, thậm chí đòi các đảng cộng sản đang cầm quyền phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình. Một số người cho rằng thích ứng với nền kinh tế đa sở hữu thì nền chính trị không thể nhất nguyên được, không thể duy trì sự lãnh đạo của một đảng duy nhất. Do vậy theo họ, dân chủ phải đi liền với đa nguyên về chính trị. Không ít những lời gièm pha, chỉ trích rằng dân chủ của ta là nửa vời, chưa mở ra đã khép lại… Có người nói cách làm của chúng ta là non gan, yếu bóng vía, không dám mở bung dân chủ hết cỡ, không dám thực hiện dân chủ công khai, không giới hạn.
Để chứng minh điều này, những người có lập trường cơ hội và thù địch viện dẫn và xuyên tạc nhiều sự thật lịch sử. Lấy hiện tượng làm bản chất, cường điệu một số hiện tượng đơn lẻ, có thực và có nguyên nhân cụ thể, biến nó thành phổ biến, tất yếu và không tránh khỏi của cả hệ thống. Từ tệ tham nhũng mà Đảng đang đấu tranh thì họ suy ra thành đảng tham nhũng. Đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, dưới con mắt của các phần tử cơ hội, thù địch đều cho là có vấn đề, sai lầm, đầy mâu thuẫn, lúng túng và bế tắc.
- Tấn công vào định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Họ cho rằng Đảng ta đưa ra định hướng XHCN là thừa, vô nghĩa, do đó chỉ cần đặt vấn đề xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh là đủ, cần gì phải định hướng XHCN, vì theo họ dòng sông tự nó phải chảy ra biển, cần gì phải uốn nắn. Rằng: Việt Nam tiến lên CNXH bỏ qua TBCN là một điều kỳ quặc, trái quy luật, vì thế hãy tạm gác lại mục tiêu CNXH và lùi về với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đúng đắn nhất.
3. Những luận điệu sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị kém
So với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nghèo và đang phát triển, sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Trong lĩnh vực xã hội, còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết. Điều đó đã tác động, gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng xã hội, là cái cớ để một số phần tử đả kích chế độ.
Các thế lực thù địch đã lôi kéo, kích động một bộ phận nhân dân và cả một số cán bộ các dân tộc thiểu số đi theo tiếng gọi của thần thánh hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Họ kích động tư tưởng hẹp hòi, dẫn đến nhận thức sai lệch trong một số vấn đề như: dân tộc thiểu số phải có đức tin riêng, có cuộc sống riêng, người Kinh là những kẻ cướp đất, cướp miếng ăn của họ. Từ cách nhìn sai lệch dễ nảy sinh quan điểm sai trái, những yếu tố tâm lý nghi kỵ, dân tộc hẹp hòi. Do sự nhận thức yếu kém cộng với sự kích động thù địch trong và ngoài nước, một số đồng bào dân tộc đã gây mất trật tự trị an, chống lại và hành hung người thi hành công vụ; một số người còn trốn, đi theo Fulro ra nước ngoài làm tay sai cho chúng.
Đồng bào ở các vùng chiến lược về an ninh, quốc phòng ở nước ta chủ yếu là đồng bào theo đạo, người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đây là những địa bàn trọng yếu nhưng hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu kém nên đã trở thành một trong những điểm yếu để các thế lực thù địch tác động mạnh bằng chiến tranh tâm lý. Ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch thông qua việc truyền đạo trái phép, các tổ chức phi chính phủ đã mị dân bằng những khẩu hiệu có liên quan sát thực đến đời sống của nhân dân như “đói cho ăn, đau cho thuốc, chết cho hòm”… Sự kiện đồng bào Mông ở Mường Nhé vừa qua cũng có sự tác động của các đối tượng phản động. Trong khi đó, một số nơi do bất bình trước những khó khăn, những cách làm sai trái của một số cán bộ nên phản ứng tập thể, gây mất an ninh trật tự ở nông thôn, an ninh đô thị, thậm chí kéo dài những vụ tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công…
Do tác động nhiều mặt, trong xã hội đã xuất hiện nhiều hiện tượng như tầm thường văn hóa, chạy theo lối sống sinh hoạt văn hóa lai căng, thác loạn, dung tục, xa rời văn hóa truyền thống. Một số đầu sách có nội dung phức tạp, xuyên tạc lịch sử văn học Việt Nam vẫn được nhập khẩu, phát hành. Trên thị trường băng đĩa nhạc xuất hiện hàng loạt băng đĩa đồi trụy, phản động được lưu hành. Hàng loạt thông tin xâm nhập vào không được kiểm chứng, dẫn đến nhận thức sai lệnh thông tin và hình thành nên quan điểm sai trái. Một số báo, đài đưa tin, bài thiếu chính xác, thiếu định hướng tư tưởng gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Trong khi đó, một số cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài (AFP, Reuter, BBC, VOA) đưa các tin, bài vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Không ít cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân đã đọc, nghe những luận điệu này, không phân biệt đúng sai, nhiều cán bộ đảng viên đã biểu hiện dao động, mất lòng tin và suy thoái về tư tưởng chính trị, vô tình thành phần tử cơ hội gấy nguy hại nghiêm trọng tới sự vững mạnh về chính trị và trong sạch về tổ chức của Đảng. Các thế lực thù địch rất quan tâm lôi kéo tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên vì đây là lực lượng hùng hậu, là đội ngũ quan trọng trong xã hội, nhất là trí thức, lớp trẻ. Chúng coi đó là hướng hoạt động có tính chiến lược nhằm chuyển hóa tư tưởng của thế hệ điều hành đất nước trong tương lai. Những thế hệ sau 1975 đã quên hoặc chưa từng nếm trải những khổ cực trong chiến tranh do đó dễ bị thao túng, lôi kéo. Do ảnh hưởng của các thế lực thù địch cùng với tác động của một số yếu tố khách quan, một số sinh viên hiểu sai và nói sai về đất nước và chế độ.
Có một số cán bộ, đảng viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm trí có người còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời, nó chỉ thích họp với hoạt động của Đảng khi chưa dành được chính quyền, còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo chiến tranh, rằng thực hiện tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, sẽ không có dân chủ, không có nhân đạo. Họ cho rằng định hướng XHCN là giáo điều, sách vở, xuất phát từ định đề giai cấp chứ không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Theo họ, phải từ bỏ định hướng XHCN thì mới phù hợp với thực tế đất nước, xu thế với thời đại. Họ cho rằng chúng ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất XHCN bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất ngày càng bị yếu kém, trì trệ, dẫn tới kinh tế tụt hậu.
Một số người cho rằng không nên phân chia nền kinh tế theo tiêu chí quan hệ sản xuất mà lâu nay vẫn làm, như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo họ, cách phân chia đó dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, không có lợi cho việc phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế khác. Thay vào đó, nên phân chia nền kinh tế theo tiêu chí nhỏ, vừa và lớn. Họ cho rằng, chỉ bằng cách xóa bỏ mọi dấu hiệu quan hệ xã hội của sản xuất thì mới có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Có người còn lớn tiếng khuyên chúng ta cứ “nhập khẩu” toàn bộ luật pháp của phương Tây về và làm theo thì đất nước mới phát triển.
“Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Chúng thường xuyên chống phá chúng ta bằng nhiều thủ đoạn trong đó có những luận điệu sai trái, xuyên tạc. Vì vậy, đấu tranh chống luận điệu sai trái như một nhiệm vụ tất yếu chúng ta cần làm và nhất định phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các loại quan điểm sai trái để có những đối sách phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu tranh này chính là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội. Gần 90 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái trực tiếp phục vụ cho việc lãnh đạo thực hiện những mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân dân. Đấu tranh chống các luận điệu sai trái cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn./.
1 - NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI DO CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TÁC ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, "phi chính trị hóa", vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ nhà nước XHCN ở Việt Nam.
Khi Mỹ tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố "Mỹ quan hệ với Việt Nam là vì quyền lợi của Mỹ và để chuyển hóa chế độ chính sách ở Việt Nam theo kiểu Đông Âu và Liên Xô cũ". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger cho rằng "Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hòa bình, trước đây cộng sản dùng súng để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, ngày nay người Mỹ sẽ dùng dollar để đuổi cộng sản ra khỏi Sài Gòn. Chính phủ Hoa Kỳ đã chi mất 1.000 tỷ USD trong chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ cũng không thể để cộng sản yên vị trên đất nước Việt Nam được". Âm mưu của Mỹ là sử dụng con đường ngắn nhất lôi kéo Việt Nam theo Mỹ, dùng chính trị để phát triển ảnh hưởng kinh tế, dùng kinh tế để chi phối sự lãnh đạo của Đảng CSVN, dùng quần chúng để làm tăng thêm sự đối lập của quần chúng với chính quyền và với Đảng.
Với ý đồ đó, Mỹ và các thế lực thù địch đã thực hiện một loạt bước như ngoại giao thân thiện, chi phối đầu tư, khoét sâu nội bộ, viện trợ kinh tế, cấp học bổng cho học sinh, nghiên cứu sinh và nhận học sinh, nghiên cứu sinh sang Mỹ và các nước tư bản khác để tiếp cận, từng bước thực hiện âm mưu lũng đoạn nội bộ ta. Chúng ráo riết chống phá bằng mọi thủ đoạn vừa công khai, vừa bí mật, kết hợp bên trong và bên ngoài hòng làm thay đổi quan điểm, lập trường chính trị trong nội dung các văn kiện Đại hội Đảng, hòng làm cho Đảng ta suy yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo nên và thúc đẩy nhanh quá trình tự diễn biến, làm xói mòn và mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy yếu hệ thống lãnh đạo bằng cách loan tin bịa đặt có mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cấp cao... Nhiều nội dung của tư tưởng đa nguyên, xóa bỏ độc quyền lãnh đạo đã được ráo riết tuyên truyền dưới nhiều hình thức để xâm nhập vào xã hội và nội bộ Đảng ta trong thời gian qua. Các đối tượng thù địch nước ngoài tiếp tục gia tăng chống phá, xuyên tạc nội dung nghị quyết, phá hoại quá trình thực hiện nghị quyết. Một số xu hướng mà các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện truyền bá những luận điệu sai trái:
- Tấn công vào nền tảng tư tưởng của chúng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhà tư tưởng chống cộng, chống CNXH phê phán, đả kích tới tấp vào CN Mác-Lênin hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của chúng ta và đẩy chúng ta đi chệch quỹ đạo của CNXH. Các thế lực thù địch tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản như: du nhập CN Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì CN Mác-Lênin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng lý luận Mác-Lênin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đấu tranh dân tộc thuần túy, không thể áp đặt mẫu học thuyết Mác-Lênin vào Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường; vì thế các đảng cánh tả và nhiều đảng cộng sản trên thế giới không coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng. Và họ đưa ra luận điệu rằng tại sao các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin chưa thể là nước phát triển, còn tất cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay đều không tuân theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phủ định nền tảng tư tưởng: phủ định học thuyết Mác-Lênin, cho là học thuyết Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, chỉ phù hợp với một chừng mực nào đó với trình độ, lực lượng sản xuất và văn hóa Nga, không phù hợp với thế kỷ này, với nước ta, từ đó cho rằng CN Mác-Lênin lỗi thời ở Việt Nam.
Gần đây chúng chuyển sang luận điệu "Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa, ngay cả các cán bộ cấp cao". Đồng thời chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa ra các luận điệu "đấu tranh giai cấp", "tập trung dân chủ" là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến tranh, cho độc quyền, độc đoán, thủ tiêu dân chủ, không phù hợp với xu thế thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển.
- Phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm. Cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương tiện; đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử...
- Phủ định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng hình thái kinh tế xã hội chỉ là một lý thuyết về CNXH không tưởng, không bao giờ thực hiện được, sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là một tất yếu, dự báo trước. Cho rằng, nhà tư bản bóc lột công nhân nào khi hiện nay các nhà máy, công xưởng toàn các rô bốt làm việc. Cho rằng CNXH đặt xã hội lên trên cá nhân chỉ là đề cao một số người đang nắm quyền trong xã hội đó.
- Tấn công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái qui luật bỏ qua chế độ tư bản vì hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển CNTB dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy nên, cần giải quyết các vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó, theo chủ nghĩa xã hội dân chủ là tốt nhất. Chúng cho rằng, kinh tế thị trường lại định hướng XHCN sẽ không thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, sẽ bị cô lập trên trường quốc tế. Chúng rêu rao: Đảng CSVN đã chọn con đường sai, không thể có CNXH. Không ít kẻ đã lớn tiếng rằng "CNXH chính là bước quá độ từ CNXH nghèo đói tiến tới CNTB, những ước mơ của CNXH thì chính CNTB đã thực hiện rồi, rằng người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở CNTB những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra trong đời sống loài người. Tóm lại, người ta muốn nói những người Mác xít bàn về CNXH chẳng khác nào bàn về hư vô".
- Tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, các thế lực thù địch đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa đảng. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Bằng việc vu cáo Đảng CS chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc đoán, đảng trị", thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân. Gần đây chúng đưa ra luận điệu mới rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều kiện hiện nay không còn phù hợp nữa để lực lượng khác mới đưa đất nước tiến lên.
Một số người không phủ nhận hoàn toàn tính chất ưu việt của CNXH nhưng lại phê phán Mác về luận điểm đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, cho rằng những luận điểm này làm nghèo đi những hình thức tiến hóa của xã hội, khuyến khích thù hận, mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp liên miên. Dựa vào một số "cải cách" ở các nước tư bản và nhất là dựa vào các mô hình xã hội - dân chủ Thụy Điển, Phần Lan, họ cho rằng từ CNTB tiến sang CNXH không nhất thiết phải thông qua cách mạng xã hội mà cứ để cho nó phát triển tự nhiên, thông qua việc mở rộng dân chủ, đấu tranh nghị trường để nhân dân tự lựa chọn chế độ chính trị mới.
- Về sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân: chúng cho rằng, giai cấp công nhân chỉ là những người có học vấn thấp, những lãnh tụ của giai cấp công nhân cũng thường có trình độ văn hóa không cao, "lại được đào luyện trong một lôgíc chuyên chế bạo ngược", cho nên giỏi lắm cũng chỉ có thể lật đổ chế độ cũ, chứ không thể lãnh đạo toàn dân xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, nhất là trong thời đại khoa học phát triển. Họ lập luận: "... nếu như giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là "Người đào huyệt chôn CNTB" xây dựng một xã hội mới thì tại sao ở những nước tư bản phát triển có lực lượng công nhân rất đông, chất lượng cao lại không thực hiện vai trò lịch sử của mình? Đảng CSVN không thể gọi là Đảng của giai cấp công nhân được, vì nó có rất ít tính công nhân mà mang đậm tính nông dân, chịu ảnh hưởng nặng nề của chủ nghĩa phong kiến. Vì thế nhiều cán bộ cao cấp của Đảng chỉ phấn đấu leo cao để tham nhũng, “lợi ích nhóm”. Với những điều kiện như trên, giai cấp công nhân và Đảng CSVN không thể lãnh đạo, xây dựng được CNXH đích thực ở Việt Nam..." v.v... và v.v...
- Phủ nhận mục tiêu, lý tưởng, con đường đi lên CNXH, phê phán triệt để, bôi đen CNXH hiện thực, bác bỏ con đường XHCN, công khai ca ngợi con đường TBCN. Cho rằng "đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là chắp vá, không tưởng. Việt Nam hiện nay đang đứng ở ngã ba đường, không biết đi theo con đường nào. Nếu không hòa nhập vào thời đại, đi theo con đường TBCN thì sẽ bị trả giá, tự giác thì đến đích nhanh hơn, không tự giác thì tất yếu cũng phải đi theo con đường đó, nhưng đến đích đau đớn hơn, chậm chạp hơn". Gần đây có luận điệu xảo quyệt, thâm độc hơn như "con đường mà Việt Nam muốn đi là thứ TBCN theo định hướng XHCN, nhưng con đường này không thể thành công vì không thể nào giải quyết thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đối lập với nhau".
- Phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng CSVN và bôi nhọ lãnh đạo. Chúng lập luận, cho dù trong quá khứ có làm nhiều thành tích thì đến thời đại mới đã hết vai trò lịch sử, không đủ khả năng để lãnh đạo đất nước. Phản bác quan điểm, cương lĩnh của Đảng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch đòi "từ bỏ độc quyền lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của chế độ dân chủ".
- Chống phá nước ta về vấn đề nhân quyền. Một số nước Phương Tây đưa ra những chiêu bài "nhân quyền cao hơn chủ quyền, nhân quyền không biên giới, vấn đề nhân quyền về bản chất không còn được coi là công việc thuộc nội bộ của một quốc gia". Hơn nữa, họ còn nêu ra rằng cộng đồng quốc tế có quyền tiến công vào bên trong lãnh thổ của một quốc gia để bảo vệ nhân quyền và giải tỏa tai họa để can thiệp "nhân đạo". Ngay cả khi quan hệ Việt – Mỹ đã được nâng cấp thành quan hệ đối tác toàn diện, một số đối tượng trong chính quyền Mỹ vẫn công khai tuyên bố: "Vấn đề nhân quyền vẫn sẽ là trọng tâm của sự bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự khác biệt về nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã cản trở mối giao hảo giữa hai nước và sự tiến bộ chậm chạp về nhân quyền đã làm tắc nghẽn sự phát triển của Việt Nam".
Mục tiêu của các thế lực thù địch là tập trung hướng vào nội bộ ta, tìm mọi hình thức, tinh vi hoặc trắng trợn, công khai hoặc bí mật, ráo riết làm cho nội bộ không ổn định, luôn luôn gieo rắc ngờ vực, nghi kỵ, giảm sút lòng tin hòng gây chia rẽ, lục đục nội bộ. Ví dụ các chiến dịch tung tin thường tập trung vào các kỳ đại hội, kỳ bầu cử Quốc hội nhằm mục đích kích động, chia rẽ nội bộ. Xuất hiện nhiều luận điệu hết sức thâm độc, nguy hiểm như "Phe thân Mỹ sẽ thắng và phe thân Trung Quốc sẽ thua”. Theo số liệu thống kê hiện nay ở bên ngoài có 52 đài phát thanh và truyền hình có chương trình Việt ngữ, mạng internet, 429 tờ báo, tạp chí, trên 40 nhà xuất bản tập trung tuyên truyền chống phá ta. Hàng năm có hơn 3 nghìn tài liệu chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng, 28 nghìn thư ân xá quốc tế xâm nhập, tán phát qua con đường bưu điện quốc tế dưới dạng quà cáp, và gần 11 nghìn ấn phẩm được đưa vào bằng nhiều con đường khác. Các đài phát thanh RFI, VOA, BBC liên tục phát những tài liệu, các cuộc phỏng vấn những phần tử người Việt lưu vong ở nước ngoài để cắt xén, thổi phồng, xuyên tạc một số sự kiện ở trong nước đưa lên mạng đang phát tán rộng rãi trong xã hội nhằm gây khó khăn cho sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội trước thời điểm Đại hội Đảng.
2 - NHỮNG LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI DO CÁC PHẦN TỬ PHẢN ĐỘNG, THOÁI HÓA,, CƠ HỘI CHÍNH TRỊ, BẤT MÃN GÂY RA
Một số đối tượng lá mặt, lá trái, cơ hội chính trị, số phần tử bất mãn, cực đoan quá khích đang sống, làm việc thụ hưởng những thành quả cách mạng do Đảng và nhân dân mang lại, nhưng lại bí mật cộng tác với những phần tử bất mãn, phản động nước ngoài để mưu cầu lợi ích cá nhân. Số đối tượng này tiếp nhận, tán phát tài liệu có nội dung xấu, móc nối viết bài nói xấu chế độ, chống phá Nhà nước Việt Nam. Những bài viết được tung lên Internet có nội dung tuyên truyền những quan điểm phản động, cực đoan. Chính số đối tượng ở trong nước, những phần tử bất hảo nói trên đã tham gia cộng tác viết bài, cung cấp thông tin, gửi thư kiến nghị đưa lên mạng gây ảnh hưởng xấu xung quanh việc ta bắt giữ các đối tượng có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Ngoài ra, phải kể đến một số văn nghệ sĩ, nhà báo, các nhà hoạt động chính trị, xã hội người ngoại quốc, ở nước ngoài đã đến Việt Nam do không có những thông tin chính xác, đầy đủ, bị người Việt phản động lưu vong tuyên truyền, lôi kéo cung cấp thông tin bịa đặt chống phá Việt Nam. Trong khi đó, các nguồn sách báo, phim ảnh có nội dung đồi trụy, ca ngợi một chiều, phiến diện về cuộc sống của những nước phát triển TBCN không quản lý được, tác động vào tư tưởng, tâm lý của nhân dân.
Những biểu hiện cơ hội hữu khuynh ở nước ta hiện nay đã và đang xuất hiện trong bối cảnh đất nước vừa có thời cơ, vận hội lớn, vừa đứng trước nguy cơ, thách thức nghiêm trọng. Tư tưởng cơ hội hữu khuynh đó không chỉ được xây dựng trên một cơ sở lý luận xét lại nào đó, mà chỉ là sự cóp nhặt hỗn tạp giữa trào lưu triết học, xã hội học tư sản hiện đại, song lại chưa thoát được căn bệnh giáo điều đối với chủ nghĩa Mác-Lênin và mắc bệnh thực dụng. Điều này thể hiện thái độ và lối sống cơ hội nhằm trục lợi cả chính trị và vật chất. Cố tình nhắm mắt trước lịch sử của dân tộc về quá trình phát triển đi lên CNXH là tất yếu, lợi dụng sự sụp đổ của Đông Âu và Liên Xô để phủ nhận những thành quả cách mạng mà nhân dân các nước đó lựa chọn, và từ đó lên lớp dạy cho nhân dân ta. Họ cho rằng bi kịch Xô viết như lời cáo chung cho Chủ nghĩa Cộng sản, là hệ quả tất yếu cho các nước XHCN còn lại. Một số đối tượng còn kích động nhân dân để gây rối như các vụ bạo loạn ở một vài nơi trong nước. Đồng thời, những đối tượng này còn cho rằng CNXH không có cơ sở kinh tế vì chế độ XHCN ở nước ta đã chấp nhận nền kinh tế thị trường.
Một số quan điểm khác phủ nhận con đường phát triển đất nước theo hướng XHCN lại viện dẫn cơ sở lý luận, phương pháp luận Mác xít về quá trình vận động của lịch sử như một dòng chảy lịch sử tự nhiên. Những người cơ hội trước kia đã từng giáo điều trong việc nhận thức về sự thối nát, giãy chết của CNTB, thì bây giờ họ lại ấu trĩ cho rằng thế giới TBCN ngày nay toàn những nước tư bản có nền công nghệ phát triển cao, toàn những con rồng, con hổ; rằng con đường tư bản đưa dân tộc đến tương lai tươi sáng. Họ ngụy biện rằng không nhất thiết phải theo chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng CNXH, không nhất thiết phải chịu sự lãnh đạo của Đảng CS thì đất nước mới phát triển. Từ đó vội vàng đi đến kết luận rằng CNXH chỉ là một lý thuyết của một học thuyết chưa được chứng thực, nếu có thì chỉ mới có sự chứng thực của sự thất bại và đổ vỡ.
Chúng xuyên tạc, trong nội bộ Đảng vẫn duy trì cái gọi là chế độ tập trung dân chủ, mà hầu hết các Đảng CS trên thế giới đã từ bỏ, vì thế thực chất, sự tập trung quyền lực bao giờ cũng đưa tới chỗ triệt tiêu dân chủ. Nhiều lắm dân chủ chỉ trở thành đồ rởm, chỉ có tác dụng trang trí cho sự tập trung quyền lực. "Đảng là cản trở của nền dân chủ" nên kiến nghị đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng "Đảng chỉ nên lãnh đạo tư tưởng, đạo đức, lối sống và định hướng chung chung", "không lãnh đạo kinh tế, văn hóa, không lãnh đạo lực lượng vũ trang"... đó là công việc của nhà nước. Đây là thủ đoạn dọn đường cho sự hình thành tư tưởng đa nguyên chính trị, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang để vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chúng tung ra luận điệu trong Đảng có phe cải cách và phe bảo thủ, có “nhóm lợi ích” từ lãnh đạo cấp cao và nhóm này chi phối toàn bộ các nhóm lợi ích ở cấp dưới. Chúng cũng bịa đặt rằng "điều này cho thấy phe bảo thủ đã thành công trong việc đặt nặng sự ổn định chính trị trong nước trước cải cách. Thành phần thủ cựu trong Đảng cộng sản lo ngại Nhà nước sẽ mất đặc quyền đặc lợi". Chúng tìm mọi cách bịa đặt, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà nước, xuất hiện nhiều cuốn nhật ký, hồi ký tài liệu tung ra những chuyện giật gân trong sinh hoạt của các nhà lãnh đạo, đề cao người này, hạ thấp người kia, kích động, chia rẽ lãnh đạo cao cấp của Đảng, gây nghi ngờ hòng mong chia rẽ nhân dân với Đảng.
Các đối tượng phủ định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công kích đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là định hướng XHCN, như "kinh tế thị trường và CNXH như nước với lửa không thể hòa nhập được". "Kinh tế thị trường là kinh tế TBCN, do thời cuộc và do cuộc sống bắt buộc, chính quyền Việt Nam phải chọn sống chung với con hổ yêu tinh hiện đại này, thể nào sớm hay muộn cũng bị nó ăn thịt"; thực hiện đường lối mở cửa, phát triển kinh tế thị trường là chế độ Cộng sản Việt Nam đã uống liều thuốc đắng, kinh tế nhà nước là ung nhọt, là sân sau của những “nhóm lợi ích” cấp cao, là những tổ mối đục khoét của cải đất nước.
Xuyên tạc lịch sử, đòi lật án, chúng xuyên tạc "Thành quả cách mạng Tháng Tám là thành quả cay đắng. Chính quyền về tay nhân dân nhanh chóng rơi vào tay Đảng cộng sản", rằng "dù không có Đảng Cộng sản, nhiều thuộc địa đã giành được độc lập mà ít tốn xương máu. Sự hao tổn xương máu của dân tộc là do Đảng cộng sản gây ra". Chúng vu cáo "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta là cuộc nội chiến, quân đội ta là những người lính đánh thuê của các thế lực hiếu chiến". Bôi nhọ lịch sử chính là một thủ đoạn phá hoại về tư tưởng, làm mất lòng tin.Tất cả các mũi tấn công trên đều nhằm vào phát triển mầm mống các nhân tố chống CNXH, thúc đẩy sự hình thành xã hội dưới tác động của hàng hóa, nguồn vốn phương Tây, hình thành tâm lý sùng bái đồng dollar, lôi kéo thêm lực lượng cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân để lấn át kinh tế nhà nước.
Tiếp tục phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh khi chúng cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người tiếp thu mù quáng chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không hề có tư tưởng cao siêu. Du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm là một sai lầm mà lịch sử không bao giờ tha thứ. Từ đó họ phát động chiến dịch bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, bôi nhọ danh nhân mà họ gọi là chiến dịch "hạ bệ thần tượng". Gần đây chúng tung lên luận điệu "No Ho" phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc công lao, sự nghiệp vĩ đại của Bác. Thâm độc hơn, chúng tung ra luận điệu tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với học thuyết Mác-Lênin. Chúng ngụy biện rằng, bây giờ học thuyết Mác-Lênin đã lỗi thời, nên chỉ dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh mà thôi, vì "Chủ nghĩa Hồ Chí Minh" là chủ nghĩa dân tộc, vì dân tộc”. Đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm, là thủ đoạn thâm độc làm suy yếu tư tưởng Hồ Chí Minh và thực chất là để phủ định chủ nghĩa Mác-Lênin, tiến tới phủ định chính ngay tư tưởng Hồ Chí Minh. Trắng trợn hơn, chúng rêu rao tư tưởng Hồ Chí Minh là “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bây giờ có độc lập tự do rồi thì cần gì tư tưởng Hồ Chí Minh nữa. Hoặc cứ coi Hồ Chí Minh là một vị thánh của dân tộc để thờ, còn tư tưởng của Người thì không cần cho đất nước trong thời cuộc hiện nay.
Họ còn nói chế độ một Đảng là không dân chủ, thậm chí đòi các đảng cộng sản đang cầm quyền phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình. Một số người cho rằng thích ứng với nền kinh tế đa sở hữu thì nền chính trị không thể nhất nguyên được, không thể duy trì sự lãnh đạo của một đảng duy nhất. Do vậy theo họ, dân chủ phải đi liền với đa nguyên về chính trị. Không ít những lời gièm pha, chỉ trích rằng dân chủ của ta là nửa vời, chưa mở ra đã khép lại… Có người nói cách làm của chúng ta là non gan, yếu bóng vía, không dám mở bung dân chủ hết cỡ, không dám thực hiện dân chủ công khai, không giới hạn.
Để chứng minh điều này, những người có lập trường cơ hội và thù địch viện dẫn và xuyên tạc nhiều sự thật lịch sử. Lấy hiện tượng làm bản chất, cường điệu một số hiện tượng đơn lẻ, có thực và có nguyên nhân cụ thể, biến nó thành phổ biến, tất yếu và không tránh khỏi của cả hệ thống. Từ tệ tham nhũng mà Đảng đang đấu tranh thì họ suy ra thành đảng tham nhũng. Đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước ta, dưới con mắt của các phần tử cơ hội, thù địch đều cho là có vấn đề, sai lầm, đầy mâu thuẫn, lúng túng và bế tắc.
- Tấn công vào định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Họ cho rằng Đảng ta đưa ra định hướng XHCN là thừa, vô nghĩa, do đó chỉ cần đặt vấn đề xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh là đủ, cần gì phải định hướng XHCN, vì theo họ dòng sông tự nó phải chảy ra biển, cần gì phải uốn nắn. Rằng: Việt Nam tiến lên CNXH bỏ qua TBCN là một điều kỳ quặc, trái quy luật, vì thế hãy tạm gác lại mục tiêu CNXH và lùi về với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là đúng đắn nhất.
3. Những luận điệu sai trái hình thành do trình độ nhận thức chính trị kém
So với các nước trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước nghèo và đang phát triển, sự phát triển kinh tế còn chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế còn chưa cao. Trong lĩnh vực xã hội, còn nhiều vấn đề bức xúc đòi hỏi phải được tiếp tục quan tâm giải quyết. Điều đó đã tác động, gây ảnh hưởng xấu tới tâm trạng xã hội, là cái cớ để một số phần tử đả kích chế độ.
Các thế lực thù địch đã lôi kéo, kích động một bộ phận nhân dân và cả một số cán bộ các dân tộc thiểu số đi theo tiếng gọi của thần thánh hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Họ kích động tư tưởng hẹp hòi, dẫn đến nhận thức sai lệch trong một số vấn đề như: dân tộc thiểu số phải có đức tin riêng, có cuộc sống riêng, người Kinh là những kẻ cướp đất, cướp miếng ăn của họ. Từ cách nhìn sai lệch dễ nảy sinh quan điểm sai trái, những yếu tố tâm lý nghi kỵ, dân tộc hẹp hòi. Do sự nhận thức yếu kém cộng với sự kích động thù địch trong và ngoài nước, một số đồng bào dân tộc đã gây mất trật tự trị an, chống lại và hành hung người thi hành công vụ; một số người còn trốn, đi theo Fulro ra nước ngoài làm tay sai cho chúng.
Đồng bào ở các vùng chiến lược về an ninh, quốc phòng ở nước ta chủ yếu là đồng bào theo đạo, người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Đây là những địa bàn trọng yếu nhưng hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu kém nên đã trở thành một trong những điểm yếu để các thế lực thù địch tác động mạnh bằng chiến tranh tâm lý. Ở Tây Nguyên, các thế lực thù địch thông qua việc truyền đạo trái phép, các tổ chức phi chính phủ đã mị dân bằng những khẩu hiệu có liên quan sát thực đến đời sống của nhân dân như “đói cho ăn, đau cho thuốc, chết cho hòm”… Sự kiện đồng bào Mông ở Mường Nhé vừa qua cũng có sự tác động của các đối tượng phản động. Trong khi đó, một số nơi do bất bình trước những khó khăn, những cách làm sai trái của một số cán bộ nên phản ứng tập thể, gây mất an ninh trật tự ở nông thôn, an ninh đô thị, thậm chí kéo dài những vụ tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công…
Do tác động nhiều mặt, trong xã hội đã xuất hiện nhiều hiện tượng như tầm thường văn hóa, chạy theo lối sống sinh hoạt văn hóa lai căng, thác loạn, dung tục, xa rời văn hóa truyền thống. Một số đầu sách có nội dung phức tạp, xuyên tạc lịch sử văn học Việt Nam vẫn được nhập khẩu, phát hành. Trên thị trường băng đĩa nhạc xuất hiện hàng loạt băng đĩa đồi trụy, phản động được lưu hành. Hàng loạt thông tin xâm nhập vào không được kiểm chứng, dẫn đến nhận thức sai lệnh thông tin và hình thành nên quan điểm sai trái. Một số báo, đài đưa tin, bài thiếu chính xác, thiếu định hướng tư tưởng gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Trong khi đó, một số cơ quan thông tấn báo chí nước ngoài (AFP, Reuter, BBC, VOA) đưa các tin, bài vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Không ít cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng nhân dân đã đọc, nghe những luận điệu này, không phân biệt đúng sai, nhiều cán bộ đảng viên đã biểu hiện dao động, mất lòng tin và suy thoái về tư tưởng chính trị, vô tình thành phần tử cơ hội gấy nguy hại nghiêm trọng tới sự vững mạnh về chính trị và trong sạch về tổ chức của Đảng. Các thế lực thù địch rất quan tâm lôi kéo tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên, học sinh, sinh viên vì đây là lực lượng hùng hậu, là đội ngũ quan trọng trong xã hội, nhất là trí thức, lớp trẻ. Chúng coi đó là hướng hoạt động có tính chiến lược nhằm chuyển hóa tư tưởng của thế hệ điều hành đất nước trong tương lai. Những thế hệ sau 1975 đã quên hoặc chưa từng nếm trải những khổ cực trong chiến tranh do đó dễ bị thao túng, lôi kéo. Do ảnh hưởng của các thế lực thù địch cùng với tác động của một số yếu tố khách quan, một số sinh viên hiểu sai và nói sai về đất nước và chế độ.
Có một số cán bộ, đảng viên, trí thức cũng ngộ nhận, phê phán nguyên tắc tập trung dân chủ, thậm trí có người còn đòi xóa bỏ nguyên tắc này. Họ cho rằng nguyên tắc tập trung dân chủ nay đã lỗi thời, nó chỉ thích họp với hoạt động của Đảng khi chưa dành được chính quyền, còn hoạt động bí mật hoặc lãnh đạo chiến tranh, rằng thực hiện tập trung dân chủ là nguyên nhân gây ra độc đoán, chuyên quyền trong Đảng và trong xã hội, sẽ không có dân chủ, không có nhân đạo. Họ cho rằng định hướng XHCN là giáo điều, sách vở, xuất phát từ định đề giai cấp chứ không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Theo họ, phải từ bỏ định hướng XHCN thì mới phù hợp với thực tế đất nước, xu thế với thời đại. Họ cho rằng chúng ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất XHCN bằng mọi giá, nên lực lượng sản xuất ngày càng bị yếu kém, trì trệ, dẫn tới kinh tế tụt hậu.
Một số người cho rằng không nên phân chia nền kinh tế theo tiêu chí quan hệ sản xuất mà lâu nay vẫn làm, như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và tiểu chủ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo họ, cách phân chia đó dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, không có lợi cho việc phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế khác. Thay vào đó, nên phân chia nền kinh tế theo tiêu chí nhỏ, vừa và lớn. Họ cho rằng, chỉ bằng cách xóa bỏ mọi dấu hiệu quan hệ xã hội của sản xuất thì mới có sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Có người còn lớn tiếng khuyên chúng ta cứ “nhập khẩu” toàn bộ luật pháp của phương Tây về và làm theo thì đất nước mới phát triển.
“Cây muốn lặng, gió chẳng đừng”, Đảng ta, nhân dân ta luôn mong muốn một không khí hòa bình để xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc nhưng các thế lực thù địch không để chúng ta yên. Chúng thường xuyên chống phá chúng ta bằng nhiều thủ đoạn trong đó có những luận điệu sai trái, xuyên tạc. Vì vậy, đấu tranh chống luận điệu sai trái như một nhiệm vụ tất yếu chúng ta cần làm và nhất định phải làm thật tốt. Để thực hiện được điều đó, cần nhận rõ các loại quan điểm sai trái để có những đối sách phù hợp. Yêu cầu chung nhất của việc đấu tranh này chính là làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và toàn dân bằng cách tuyên truyền, tổ chức, giáo dục hướng tới sự thống nhất tư tưởng và thống nhất hành động trong toàn xã hội. Gần 90 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định công tác đấu tranh chống quan điểm sai trái trực tiếp phục vụ cho việc lãnh đạo thực hiện những mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng. Đây là nhiệm vụ đặc biệt, cần có sự phối hợp đồng bộ, chỉ đạo chặt chẽ, huy động năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trong nhận thức tình cảm, tư tưởng của nhân dân. Đấu tranh chống các luận điệu sai trái cũng chính là sự khẳng định lập trường của Đảng và Nhà nước ta trước những biến động phức tạp trên thế giới và trong nước, từ đó củng cố nhận thức chính trị, giữ vững thế trận lòng dân, đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi hoàn toàn./.
Tác giả: Ngô Mỹ Trà
Tin liên quan
- Sôi nổi cùng giải bóng đá Tứ hùng mở rộng (18.11.2019)
- Vững tin bước vào Xuân Canh Tý (15.11.2019)
- Bài 3: “Thanh bảo kiếm” làm trong sạch Đảng (12.11.2019)
- Đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh (11.11.2019)
- Bài 2: Đảng vì dân, đồng hành cùng dân tộc (10.11.2019)
- Sân trường rực rỡ hoa xuân (10.11.2019)
- Khai giảng Khoá 25 - Đào tạo liên thông đại học CSND hệ chính quy (08.11.2019)
- Phát động học tập tấm gương hi sinh dũng cảm của 3 cán bộ CAND (04.11.2019)
- 90 Mùa xuân Đất nước ta có Đảng (30.10.2019)