Tìm hiểu quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về hoạt động khám nghiệm hiện trường

Thứ năm - 15/03/2018 20:53
 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015 với 423/425 số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 85,63% (so với tổng số Đại biểu quốc hội). Bộ luật này gồm có 510 điều, chia thành 36 chương, 09 phần. Trong đó, các quy định có liên quan trực tiếp đến hoạtđộng khám nghiệm hiện trường (KNHT) được quy định tại 06 điều luật[1] gồm: Điều 37 - Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên; Điều 39 - Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan thuộc Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều 40 - Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều 42 - Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên; Điều 147 - Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Điều 201 - Khám nghiệm hiện trường.
          Nội dung của các điều luật này có nhiều điểm mới so với những quy định về hoạt động khám nghiệm hiện trường trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể như sau:
          Một là, mở rộng và quy định cụ thể các chủ thể được phép tổ chức và tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường. Cụ thể, Điu tra viên được phân công điu tra vụ án hình sự hoc cp trưởng, cp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động khám nghiệm hiện trường.
          Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ ghi nhận thẩm quyền tiến hành hoạt động KNHT các vụ việc mang tính hình sự thuộc về Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự tại điểm d, khoản 01 Điều 35, ngoài ra không quy định cơ quan nào khác được tiến hành hoạt động này. Trong khi đó, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)[2] tại các Điều 19, 21, 22, 23, 24, 25 lại quy định các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, trong quá trình điều tra được phép tiến hành hoạt động KNHT. Điều này tạo nên sự mâu thuẫn về nội dung quy định giữa hai văn bản pháp lý, đồng thời cũng gây ra những khó khăn trong việc áp dụng hai văn bản pháp lý này vào thực tế hoạt động KNHT phục vụ quá trình.
          Chính vì thế, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quy định về chủ thể chủ trì tiến hành hoạt động KNHT; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trìnhđiều tra, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng, quy định cụ thể hơn về thẩm quyền tiến hành hoạt động KNHT tại 03 điều luật gồm Điều 37, 39, 40. Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 42 cũng khẳng định quyền kiểm sát hoạt động KNHT thuộc về Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự; việc quy định nội dung này đảm bảo cho hoạt động KNHT được thực hiện theo đúng trình tự quy định của Bộ luật.
          Theo đó, những người có thẩm quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo, tiến hành hoạt động KNHT bao gồm: Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra[2]; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra[2].
          Hai mở rộng những trường hợp (căn cứ) có thể tiến hành hoạt động khám nghiệm hiện trường. Theo đó, Cơ quan có thm quyn có quyn tiến hành hot động khám nghim hin trường khi gii quyết tố giáctin báo về ti phm, kiến nghị khi t.
          Tại khoản 2 Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự”. Qua nội dung điều luật cho thấy, hoạt động KNHT làm một biện pháp điều tra theo tố tụng, chỉ được tiến hành khi có tội phạm xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động KNHT không chỉ được tiến hành trong trường hợp nêu trên mà trong một số trường hợp khác cơ quan chức năng vẫn tiến hành KNHT và xem kết quả KNHT là một trong những cơ sở để xác định có hay không có tội phạm xảy ra.
          Vì thế, để phù hợp với thực tiễn hoạt động này tại điểm b, khoản 3, điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản”.
          Như vậy, ngoài việc ghi nhận hoạt động KNHT như một biện pháp điều tra theo tố tụng thì Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã khẳng định hoạt động này có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự, đồng thời quy định 03 trường hợp cụ thể mà các cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành hoạt động KNHT đó là khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tức là xem KNHT là một trong những hoạt động để kiểm tra xác minh thông tin. Việc Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các trường hợp được phép tiến hành hoạt động KNHT thành một điều luật riêng biệt đã tạo ra hành lang pháp lý và làm rõ hơn căn cứ để tiến hành hoạt động này.
          Ba là, khi tiến hành khám nghiệm hiện trường có thể cho người bào chữa tham dự việc khám nghiệm.
          Đây là một trong những điểm mới so với nội dung quy định của Bộ luật tố hình sự năm 2003. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định khi KNHT có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Tuy nhiên, theo khoản 02 Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì “khi khám nghiệm hiện trường có thể để cho bị can, người người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và có thể mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm”.
          Chế định người bào chữa được quy định cụ thể tại khoản 01 và 02 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, theo đó “Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân[2]; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.
          Việc cho phép người bào chữa tham dự hoạt động KNHT nhằm tăng cường, nâng cao tính khách quan, thận trọng trong thực hiện KNHT. Bên cạnh hoạt động kiểm sát của Kiểm sát viên, thì khi được tham dự hoạt động KNHT người bảo chữa cũng sẽ là một “kênh” giám sát, phản biện đối với hoạt động này.
          Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào người bào chữa cũng được phép tham dự hoạt động KNHT. Theo quy định tại khoản 02 Điều 201 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì “… Khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người có chuyên môn tham dự việc khám nghiệm”. Tức là, người bào chữa chỉ được phép tham dự hoạt động KNHT khi có sự đồng ý của Điều tra viên chủ trì khám nghiệm.
          Ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KNHT như đã trình bày ở trên, thì trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng đã quy định vai trò chủ trì tiến hành hoạt động KNHT của Điều tra viên, quy định việc thu thập các dữ liệu điện tử trong quá trình khám nghiệm… Tất cả những quy định này sẽ làm cơ sở pháp lý vững chắc để tiến hành hoạt động KNHT phục vụ điều tra vụ án, kiểm tra, xác minh khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn có nhiều điểm chưa thật sự cụ thể như: Những trường hợp nào có thể cho phép người bào chữa tham gia hoạt động KNHT; nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động KNHT bao gồm những người nào… Cho nên,để áp dụng đúng, thống nhất các quy định liên quan đến hoạt động KNHT, trong thời gian tới các cơ quan chức năng có liên quan cần chủ động tham mưu để sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
 
-----------------------
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ngày 27 tháng 11 năm 2015.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự (bổ sung sửa đổi 2006, 2009).
Tác giả bài viết: Phạm Long Hải - Nguyễn Tiến Tâm. 
Nguồn tin: Bài viết đã được đăng tải trên Tạp chí KHGD CSND số 92 (tháng 8/2017)

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây